Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

VIỆT NAM NÊN LIÊN MINH

VỚI MỸ ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN

 

THANH PHƯƠNG

 

Vào lúc mà nguy cơ chiến tranh Việt - Trung tái diễn đang gia tăng, ngày càng có nhiều tiếng nói kêu gọi Việt Nam phải tìm cách thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc để tăng cường hơn nữa quan hệ với Hoa Kỳ, nhất là về quân sự.

Trả lời phỏng vấn Đài Phát thanh Quốc tế Pháp RFI, từ Hà Nội nhà bất đồng Nguyễn Thanh Giang cho rằng Việt Nam cần dựa vào những thế lực của thế giới tiên tiến, phải lập liên minh với Hoa Kỳ, kể cả về mặt quân sự, để không bị mất Biển Đông, bị mất độc lập.

Nhưng để có thể tăng cường quan hệ với Mỹ, trước hết Việt Nam phải thoát ra khỏi sự ràng buộc với Trung Quốc. Vấn đề là hai nước, đúng hơn là chế độ Hà Nội và Bắc Kinh, đang có mối quan hệ như thế nào. Đây phải chăng là quan hệ giữa hai chế độ có cùng ý thức hệ Cộng sản? Đối với ông Nguyễn Thanh Giang, thực chất không phải như thế.

Về quan hệ giữa hai chế độ Bắc Kinh và Hà Nội, trong bài viết tựa đề “ Sợi xích nào trói chặt Hà Nội vào Bắc Kinh” đăng trên trang mạng Ba Sàm ngày 22/05 vừa qua, nhà báo Võ Văn Tạo cũng đã viết: “Lâu nay, đôi khi các học giả chẳng cần viết cụ thể cái ý thức hệ mà Việt Nam và Trung Quốc “có chung” là cái gì, hầu ai như cũng hiểu đó là “ý thức hệ XHCN”, hay “lý tưởng cộng sản”. Và hầu như ai cũng tin đó là sợi dây liên kết chặt chẽ chóp bu hai nước, là sợi xích trói chặt Hà Nội vào Bắc Kinh từ nhiều thập kỷ nay.

Nhưng thực tế, theo nhà Võ Văn Tạo, không phải là như thế và ông cho rằng “những luận điệu hoa mỹ “4 tốt”, “16 chữ vàng” do Bắc Kinh rêu rao để ru ngủ, che đậy bộ mặt thật bành trướng hiểm độc, được Hà Nội hợp xướng phụ họa, đầu độc nhân dân.” Kết luận của ông là “không phải ý thức hệ, mà chính quyền lực và lợi ích vị kỷ của “vua tập thể” mới là sợi xích trói chặt Hà Nội dưới chân Bắc Kinh”.

Nhưng thật ra trong ban lãnh đạo Hà Nội, các phản ứng trước hành động xâm lấn vùng biển Việt Nam không hoàn toàn đồng nhất. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, trên nguyên tắc là nhân vật lãnh đạo số 1 của Việt Nam, cho tới nay chỉ mới lên tiếng gián tiếp qua bài phát biểu bế mạc hội nghị trung ương Đảng ngày 14/05, với vài dòng về Biển Đông mà chẳng dám nhắc đến tên Trung Quốc: "Đặc biệt là, tình hình Biển Đông hiện đang diễn biến rất phức tạp, nghiêm trọng, đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta phải hết sức tỉnh táo, sáng suốt, tăng cường đoàn kết, cả nước một lòng, kiên quyết bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; đồng thời giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để xây dựng và phát triển đất nước."

Về phần Chủ tịch CSVN Trương Tấn Sang, thay vì đưa ra một tuyên bố long trọng với tư cách nguyên thủ quốc gia, thì đã đợi đến ngày 17/05 mới phát biểu về tình hình Biển Đông nhân lúc tiếp xúc với các cử tri ở Sài Gòn.

Trong bộ ba lãnh đạo của cộng sản Việt Nam, chỉ có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là lên án Trung Quốc mạnh mẽ nhất, đặc biệt là qua tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN ở Miến Điện ngày 11/05. Đặc biệt, nhân chuyến viếng thăm Manila ngày 21/05, ông Dũng đã thẳng thừng lên án Trung Quốc “đe dọa nghiêm trọng hòa bình”và đã tuyên bố Việt Nam “nhất định không chấp nhận đánh đổi chủ quyền lãnh thổ, biển đảo để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viễn vông, lệ thuộc nào đó”.

Ông Nguyễn Tấn Dũng còn tuyên bố Hà Nội đang xem xét khả năng kiện Trung Quốc ra trước tòa án quốc tế.

Tuyên bố cứng rắn của Thủ tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã gây sự chú ý và người ta hy vọng đấy sẽ không phải là những lời nói xuông, như ý kiến của ông Nguyễn Thanh Giang..

Nhưng một khi đã thoát khỏi sự kềm tỏa của Trung Quốc, liệu Việt Nam có dễ dàng được Hoa Kỳ và các nước dân chủ khác chấp nhận như đồng minh thực thụ hay không, điều có còn tùy thuộc vào việc Việt Nam có quyết tâm thay đổi dân chủ, theo lời ông Nguyễn Thanh Giang.

Trong bài viết tựa đề “ Việt Nam thoát thế kẹt ở Biển Đông thế nào?”, đăng trên VietnamNet ngày 13/5/14, ông Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Kinh tế, Xã hội và Môi trường (iSEE) cũng đã cho rằng Việt Nam cần tự thoát khỏi tình thế này bằng cách tự đổi mới mình.

Theo ông Lê Quang Bình, Hoa Kỳ và Việt Nam có chung lợi ích đó là tự do hàng hải và ổn định ở Biển Đông. Tuy nhiên, vẫn có những rào cản để Mỹ và Việt Nam trở thành đồng minh. Ông Bình cho rằng “Mỹ muốn Việt Nam là liên minh để duy trì vai trò lãnh đạo ở Châu Á, nhưng không muốn gánh vác trách nhiệm bảo vệ Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh khác biệt về chế độ chính trị và giá trị quốc gia.”

Cho nên tác giả bài viết cho rằng, “ việc Việt Nam cải tổ theo hướng thúc đẩy nhà nước pháp quyền, kinh tế thị trường, và một xã hội dân sự phát triển chắc chắn sẽ kết nối Việt Nam với các nước phát triển. Khi đó, sự ủng hộ Việt Nam sẽ mạnh hơn nhiều”.

Chưa biết giới lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam có sẽ chuyển biến theo chiều hướng như thế hay không, nhưng trước mắt có vẻ như mối quan hệ khắng khít với Đảng Cộng sản Trung Quốc dường như đã bắt đầu rạn nứt do vụ giàn khoan HD-981. Bằng chứng là Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 23/05 vừa qua đã đăng một bài lên án máu “ đại Hán” hung hăng của Trung Quốc, với tựa đề “ Nói một đằng, làm một nẻo”.

Tác giả bài báo viết: “ Có thể nói, những hành động của Trung Quốc trên Biển Đông vừa gia tăng các hành động gây hấn, vừa cố gắng “la làng” nhằm tạo hình ảnh là nạn nhân đã đặt Trung Quốc vào thế tự “vạch mặt” mình, “nói một đằng làm một nẻo”, đây là bản chất của những nhà đương cục Trung Quốc. Dân tộc Việt Nam qua hàng ngàn năm lịch sử dựng nước và giữa nước, hơn ai hết hiểu được "bụng dạ" thật, của "ông láng giềng" này. "Vỏ quýt dày có móng tay nhọn", nhân dân Việt Nam quyết không sợ, đoàn kết một lòng, với tất cả lực lượng và trí tuệ, bảo vệ vững chắc từng "tấc biển" của Tổ quốc.”

Giọng điệu của bài báo bắt đầu phảng phất thời kỳ những năm 1978-1979, khi mà Hà Nội không ngớt lên án “bọn bành trướng Bắc Kinh”. Nhưng vấn đề là Trung Quốc ngày nay mạnh hơn rất nhiều so với Trung Quốc thời ấy và Việt Nam sẽ khó có thể đương đầu với một cuộc chiến tranh mới, nếu không có sự hỗ trợ của một thế lực khác, mà thế lực đó hiện nay chỉ có thể là Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, theo Giáo sư Jonathan London thuộc Đại học City Universiy of Hong Kong, để được Hoa Kỳ nói riêng và quốc tế nói chung ủng hộ mạnh mẽ trong cuộc đối đầu hiện nay với Trung Quốc, Việt Nam phải có những thay đổi căn bản trên nhiều lĩnh vực chính trị, xã hội, nhân quyền, v.v.

NGA CẦN TRUNG QUỐC ĐỂ GIẢI TỎA

ÁP LỰC KINH TẾ CỦA PHƯƠNG TÂY

Thanh Hà

 

Càng bị phương Tây trừng phạt vì can thiệp vào Uk-raine và thôn tính Crimée, Nga càng ưu đãi bạn hàng Trung Quốc. Thương mại, dầu khí, năng lượng hạch nhân, vũ khí là những mối quan hệ gắn liền Moscow với Bắc Kinh. Tổng thống Putin nhượng bộ Trung Quốc về hợp đồng khí đốt 400 tỷ đô la để tìm ngõ thoát cho kinh tế của Nga.

Tuần trước, phát biểu tại diễn đàn kinh tế Saint Petersbourg vài giờ sau khi từ Bắc Kinh trở về, tổng thống Nga, nhắc lại những ưu tiên kinh tế và thương mại trong quan hệ với Trung Quốc. Đó là những hồ sơ ông Vladimir Putin đã đề cập đến với chủ tịch Tập Cận Bình tại Thượng Hải và Bắc Kinh trong chuyến công du Trung Quốc vừa kết thúc.

Moscow và Bắc Kinh chủ trương nâng cao trao đổi mậu dịch song phương tăng lên thành 200 tỷ đô la một năm vào năm 2020 thay vì 90 tỷ như hiện tại. Chủ nhân điệm Kremly đã nhấn mạnh đến mối đối tác quan trọng Nga - Trung về phương diện kinh tế.

Trước đó tại Bắc Kinh, lãnh đạo Nga và Trung Quốc cam kết đẩy mạnh hợp tác trong nhiều lĩnh vực, từ tài chính đến thương mại, từ năng lượng đến giao thông. Moscow và Bắc Kinh cam kết sử dụng đơn vị tiền tệ của nhau nhiều hơn trong các khoản thanh toán song phương.

Cũng tại Bắc Kinh tổng thống Nga và chủ tịch Trung Quốc đã chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận mua bán khí đốt giữa tập đoàn dầu khí Gazprom và CNPC, trị giá 400 tỷ đô la. Theo đó Gazprom cam kết trong vòng 30 năm, kể từ 2018, cung cấp hàng năm 38 tỷ mét khối cho Trung Quốc với giá 350 đô la/1000 mét khối. Trên thực tế Nga và Trung Quốc đã liên tục đàm phán từ 10 năm qua về một hợp đồng mua bán khí đốt. Trở ngại lớn nhất trong quá trình đàm phán liên quan đến vấn đề giá cả.

Trung Quốc đang là một trong hai điểm tiêu thụ năng lượng hàng đầu của thế giới. Năm ngoái chẳng hạn Bắc Kinh đã phải nhập vào 53 tỷ mét khối khi đốt để bảo đảm cho nhu cầu tiêu thụ đang tăng thêm khoảng 25 % một năm. Tập đoàn CNPC không tiết lộ thông tin cụ thể về thỏa thuận vừa đạt được tuần trước với Gazprom. Tất cả các nhà phân tích đều đi đến kết luận là vô hình chung, khủng hoảng Uk-raine đã tạo điều kiện thuận lợi cho Trung Quốc nhanh chóng đạt được kết quả mong muốn sau nhiều năm dài đàm phán. Hơn bao giờ hết, Nga cần bảo đảm một thị trường lớn để giải tỏa bớt tác động của các biện pháp trừng phạt kinh tế mà Âu Mỹ đang áp đặt.

* Dùng Trung Quốc để chinh phục phương Đông

Trở lại câu hỏi : Trung Quốc và Nga đã mặc cả những gì và đã nhượng bộ trên những điểm nào ? Tập đoàn CNPC không chính thức thông báo mua khí đốt của Nga với giá là bao nhiêu và trong 30 năm tới, Gazprom sẽ cung cấp bao nhiêu khí đốt một năm cho Trung Quốc. Tuy vậy theo các phương tiện truyền thông từ Moscow, trong lúc Uk-raine phải mua vào 1000 mét khối khí đốt của Nga với giá từ 410 đến 430 đô la thì với hợp đồng 400 tỷ đô la vừa ký kết hồi tuần trước, Gazprom cam kết bán khí đốt cho CNPC với giá 350 đô la/1000 mét khối.

Sự so sánh nói trên cho thấy Trung Quốc đã chiếm thế thượng phong trong cuộc mặc cả với đối tác Gazprom. Còn Nga thì đã bằng lòng “bán rẻ” năng lượng của mình cho đối tác Trung Quốc. Chẳng những thế, để khí đốt khai thác từ vùng đất Sibérie đến được thị trường Trung Quốc, Nga phải xây dựng toàn bộ hệ thống đường ống dẫn mang tên “Power of Sibiri”. Để hoàn thành đường ống dẫn khí đốt này, Gazprom sẽ phải đầu tư 60 tỷ đô la. Theo các nhà quan sát, về phương diện thuần túy kinh tế mà nói, cả đối với Nhà nước Nga lẫn tập đoàn Gazprom, hợp đồng bán khí đốt 400 tỷ đô la cho Trung Quốc như vậy không “hời” như mong đợi.

Vậy câu hỏi kế tiếp là tại sao tổng thống Putin lại “nhắm mắt” bán rẻ khí đốt cho Trung Quốc ? Có hai yếu tố cho phép trả lời câu hỏi này. Thứ nhất, không ít người cho rằng, các doanh nghiệp được quyền xây dựng đường ống dẫn khí đốt “Power of Sibiri” đã thổi phồng giá thành của đường pipeline như họ đã từng làm với trong dự án xây dựng đường ống đưa khí đốt từ Bovanenkovo – ngoài khơi miền tây bắc Sibérie tới thành phố Ukhta. Do vậy chưa chắc là Gazprom sẽ phải thực sự chi ra đến 60 tỷ đô la để xây dựng đường “Power of Sibiri”. Thứ hai nữa là dù có bị lỗ thì điều mà Gazprom và Nga nhắm tới là về lâu dài, sau Trung Quốc, khí đốt của Nga sẽ còn được bán ra hai thị trường tiềm năng khác là Nhật Bản và Nam Hàn.

Hơn nữa, việc Nga nhanh chóng đạt thỏa thuận với Trung Quốc về hợp đồng 400 tỷ đô la vừa qua, một lần nữa thể hiện thái độ thực tiễn của tổng thống Putin. Sau khi thất bại trong việc dùng lá bài năng lượng để giữ chặt Ukraine trong vòng kềm tỏa tỏa của mình, chủ nhân điện Kremly ý thức được rằng, Nga không phải là nguồn xuất cảng khí đốt duy nhất trên thế giới.

Bằng chứng cụ thể là, như chuyên gia về chiến lược năng lượng, Pierre Terzian vừa phân tích ở phần trên, Trung Quốc lâu nay đã trông chờ vào khí đốt của Turkmenistan qua đường ống dẫn khí đốt dài hơn 6.400 km. Nhờ đó mà Bắc Kinh đã ở trong thế mạnh để mặc cả với Nga. Ngoài Turkmenistan, thì Ouzbek-istan, Úc hay Qatar cũng là những nguồn cung cấp khác của Trung Quốc.

Chính vì vậy mà Moscow đã chuyển hướng các vòi dẫn khí đốt của mình từ Âu sang Á và chịu nhượng bộ Bắc Kinh về mặt giá cả với dụng đích là biến Trung Quốc là “cánh cổng” mở ra thị trường Châu Á. Tuy nhiên chiến lược “đông hướng” này của Nga cũng có nhiều thách thức, khi biết rằng Bắc Kinh khẳng định chủ quyền đối với một số vùng lãnh thổ của Nga tại lưu vực của con sông Amur và hồ Baikal. Sau cùng cả Nga lẫn Trung Quốc cùng chưa quên những xung đột ở đường biên giới hai nước dưới thời Liên Xô cũ.

* Đối tác quân sự

Sự gắn bó giữa Bắc Kinh với Moscow không chỉ giới hạn trong lĩnh vực năng lượng hay thương mại. Nga và Trung Quốc đề ra mục tiêu vào năm 2020, nâng tổng đầu tư hai chiều lên cao gấp 7 lần so với hiện tại. Năm ngoái đầu tư qua lại giữa hai nước lên tới hơn 4 tỷ đô la. Tổng trao đổi mậu dịch hai chiều hiện nay là 99 tỷ đô la một năm và ngoài những hợp đồng về dầu khí, Nga còn là một trong những đối tác xây dựng nhà máy điện hạch nhân cho Trung Quốc, cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn của Tây Âu. Riêng trong lĩnh vực quân sự, Nga và Trung Quốc là những đối tác không thể tách rời khỏi nhau.

Theo thống kê của tập đoàn xuất cảng vũ khí của Nga, Rosoboronexport, trong năm 2013, Trung Quốc chiếm 12 % tổng kim ngạch xuất cảng vũ khí của Nga. Trước đó vào năm 2012 Moscow đã ký hợp đồng trị giá 2,1 tỷ đô la để cung cấp trang thiết bị quân sự cho Bắc Kinh. Bên cạnh đó còn phải kể tới những hợp đồng cung cấp các linh kiện để Trung Quốc tự lắp ráp trên lãnh thổ của mình. Nói cách khác, trên thực tế, tổng trao đổi mậu dịch chỉ riêng trong lĩnh vực quân sự giữa Nga và Trung Quốc còn cao hơn rất nhiều so với các con số chính thức được Rosoboronexport, cung cấp.

Thêm một yếu tố cần lưu ý khác đó là trong những năm gần đây, Trung Quốc ngày càng mua nhiều vũ khí của Nga. Thí dụ như vào năm 2011, bộ Quốc phòng chi ra 1,9 tỷ đô la để mua trang thiết bị của Nga và như vậy, 15 % vũ khí của Nga sản xuất là để bán cho Trung Quốc. Trong 20 năm qua, hợp tác quân sự song phương đã liên tục được mở rộng. Moscow cung cấp từ chiến đấu cơ đến máy bay vận tải, từ trực thăng đến các loại vũ khí phòng không như phi đạn … cho Trung Quốc.

Nhưng Bắc Kinh mua những thiết bị quân sự nào của Nga ? Đây là điều Bắc Kinh giữ bí mật. Tuy nhiên một số thông tin rò rỉ ra bên ngoài mà báo chí Moscow thu lượm được cho thấy, Trung Quốc đặt mua động cơ máy bay phản lực cánh quạt loại AL-31F, loại động cơ mà tới nay Nga luôn dành để trang bị cho loại máy bay tiêm kích Su- 30MKM bán cho Ấn Độ và Malaysia. Ngoài ra Trung Quốc đặt mua luôn hơn 50 chiếc trực thăng vận tải loại Mi-17. Đáng chú ý hơn nữa là Moscow và Bắc Kinh đang hướng tới một số dự án nghiên cứu quân sự chung để cùng sản xuất vũ khí và các trang thiết bị.

Từ năm 2004 tới nay, Nga liên tục là nguồn cung cấp vũ khí số 2 của thế giới, chiếm từ 24 đến 27 % thị phần của toàn cầu, chỉ thua sau có mỗi Hoa Kỳ. Máy bay chiến đấu của Nga thuộc vào hàng lợi hại nhất và hiện được ưa chuộng tại nhiều quốc gia, từ Ấn Độ đến Trung Quốc từ Ougan-da đến Malaysia. Tuy nhiên, tương tự như trong quan hệ chiến lược, Nga cũng luôn thận trọng trong hợp tác quân sự với Trung Quốc nhất là sau khi Trung Quốc đã sao chép gần như thành công chiến đấu cơ của Nga.

*****

Dù sao đi chăng nữa, mọi người đều biết ngay sau khi được chỉ định vào chức vụ chủ tịch Trung Quốc, hồi tháng 3/2013 ông Tập Cận Bình đã dành chuyến xuất ngoại đầu tiên để đến Moscow. Về phần mình tổng thống Putin ý thức được rằng, để mở rộng tầm ảnh hưởng của nước Nga trên bàn cờ quốc tế, cả về phương diện ngoại giao lẫn kinh tế, Trung Quốc là một lá bài then chốt cho dù là giữa Moscow và Bắc Kinh không có một sự tin tưởng vững chắc về mặt chiến lược. Nga và Trung Quốc không thực sự chia sẻ những lợi ích chung và Bắc Kinh luôn sợ rằng ảnh hưởng quá lớn của Moscow sẽ làm phương hại đến những quyền lợi của bản thân Trung Quốc.