Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

NHIỀU THUYỀN NHÂN VN KHỐN KHỔ

VÌ CHÍNH SÁCH MỚI CỦA ÚC

 

TƯỜNG AN

 

Làn sóng thuyền nhân  tị nạn đến Úc trong những năm gần đây vẫn tiếp tục gây ra nhiều tranh cãi trong chính quyền Úc. Để giải quyết vấn đề này và trấn an dư luận, chính phủ Úc đã đưa ra những biện pháp hết sức gắt gao như trục xuất và di dời thuyền nhân ra các đảo. Tâm trạng của các thuyền nhân ra sao và các tổ chức Nhân quyền tại Úc đã có những hành động gì?

* Công an CSVN vào tận trại tỵ nạn Úc

Mặc dù làn sóng thuyền nhân hiện nay hầu như ít được công luận thế giới quan tâm, nhưng vấn nạn thuyền nhân trên vùng biển Thái Bình Dương vẫn còn là một cơn sóng âm ỉ khuấy động chính trường Úc cũng như là nỗi lo chung của cộng đồng Việt Nam tại đây.

Tháng 8 vừa qua công an CP A18 đã vào các trại tạm cư để điều tra lý lịch của các thuyền nhân và bắt họ ký giấy tự nguyện hồi hương. Một thuyền nhân bị ép ký 3 lần đã tuyệt vọng và tự tử nhưng được cứu. Có ít nhất 5 người bỏ trốn, ngoài ra, tại trại Yongah Hill, nơi đang giam giữ khảng 600 thuyền nhân, trong đó có 342 người Việt,  đã tổ chức biểu tình để phản đối việc Bộ Di trú cho công an Xuất nhập cảnh Việt Nam vào trại giam. Thuyền nhân rơi vào tâm trạng hoang mang cho tương lai bấp bênh, hoảng sợ trước viễn ảnh bị trả về một nơi chốn mà mình đã bỏ trốn ra đi. Một thuyền nhân tại trại Yongah Hill tâm sự:

“Ai ai cũng buồn chán và hoang mang lo sợ, không biết rồi đến lượt mình sẽ như thế nào. Hiện giờ chính phủ Úc cũng không có một cách giải quyết rõ ràng nào cả mà người ta cứ trù nhắm vào những người Việt của mình giống như là nay bắt 2 người , mai bắt 3 người rồi hôm kia bắt cưỡng chế buộc hồi hương.Cho nên bây giờ ai cũng lo sợ cho số phận của mình giống như những người đó”

Anh Thành, một thuyền nhân khác, cũng ở trại Yongah Hill lên án chính sách của chính phủ Úc cưỡng ép thuyền nhân trở về Việt Nam và bỏ mặc cho số phận của họ. Anh nói:

“Những thuyền nhân trong trại hiện nay rất là hoang mang lo sợ khi mà bộ di trú dùng những chiêu bài rất chi là cộng sản để dùng cho các thuyền nhân tại trại Yongah Hill này. Họ bắt cóc và cưỡng bức thuyền nhân hồi hương và họ không để ý đến thuyền nhân khi quay lại quê hương có bị như thế nào hay không ? Khi những thuyền nhân đó trở về quê hương thì có một số bị bắt, bị đánh đập, bị bỏ tù, có những người bị chặn lại lấy hết tiền. Cho nên khi những chuyện đó xảy ra thì khiến cho các thuyền nhân ở trại Yongah Hill này rất chi là hoang mang lo sợ.”

* Cưỡng bức hồi hương

Trong trường hợp không tự nguyện thì Sở Di Trú Úc dùng biện pháp cưỡng chế để buộc hồi hương, họ đã dùng những phương thức đánh lừa , gần như là bắt cóc để ép thuyền nhân phải trở về Việt Nam; anh Thành cho biết tiếp:

“Họ bảo xuống phòng để nhận đồ, nhưng mà xuống thì họ nhốt lại luôn. Rồi có những người họ lên tận phòng họ đưa đi chứ họ không thông báo trước rằng sẽ hồi hương. Khi họ kêu lên đó thì họ nhốt lại trong 1 khu vực riêng rồi từ đó họ đưa về Việt Nam luôn chứ không có cơ hội gặp IOM (International Organiza-tion for Migration)  hay là cơ hội để gặp luật sư ạ”.

Sự cưỡng bức hồi hương ngoài sự tự nguyện của thuyền nhân chỉ xảy ra sau khi công an CP A18 vào các trại tạm giam để điều tra lý lịch thuyền nhân. Anh Thành nói:

“Trước khi công an CPA18 của Việt Nam vào trại thì chỉ có những người tự nguyện hồi hương thì họ mới phải hồi hương, không có chuyện trục xuất . Nhưng sau khi công an CP A18 sang đến nay thì họ đã ép hồi hương ít nhất là 26 người ở trong trại Yongah Hill về lại Việt Nam”.

Trước tình hình đó, để hỗ trợ về mặt tinh thần và pháp lý cho các thuyền nhân Việt Nam, một tổ chức gồm người Việt và Úc  được hình thành với tên gọi là Liên Minh VIETBoat People (gọi tắt là VietBP)  là một Liên Minh  gồm 3 tổ chức: Cộng Đồng Người Việt Tự Do Tây Úc, CARAD (The Coalition for Asylum Seekers, Refugees and De-tainees) và RRAN (Refugee Rights Action Network).  Phát ngôn nhân của Liên Minh VIETBP là luật sư Phạm Việt Dũng nói về mục tiêu và phương thức hỗ trợ của nhóm:

“Nhóm của chúng tôi hổ trợ các thuyền nhân qua 2 hình thức: thứ nhất là chúng tôi trực tiếp thăm viếng, an ủi , tư vấn về pháp lý cũng như đại diện về pháp lý cho các thuyền nhân để làm thủ tục xin tị nạn. Thứ hai là qua các cơ quan báo chí, truyền thông chúng tôi  cung cấp thông tin và nhất là cảnh tỉnh các công dân Úc và cộng đồng Quốc tế về tình trạng của các thuyền nhân cũng như chính sách khắc nghiệt và thiếu nhân bản của chính phủ đương nhiệm”.

Theo thống kê của Bộ di trú Úc thì cho tới cuối tháng 9 năm 2013,có 11341 người  với ít nhất 11 sắc tộc khác nhau đang bị giữ trong các trại tạm giam ở Úc, trong đó 96% là thuyền nhân. Người Việt chiếm 5% với khoảng 700  người, trong đó có 498 đàn ông, 96 phụ nữ và 106 các em dưới 18 tuổi.

Bộ Di trú Úc không công bố con số chính thức về con số người đã bị trả về Việt Nam , nhưng theo luật sư Dũng cho biết thì cho tới nay có khoảng hơn 80 người đã bị trục xuất và đa số là dưới 18 tuổi.

Ngoài ra, có thông tin cho rằng chính phú Úc sẽ chuyển một số thuyền nhân sang đảo Nauru, trong số đó có 15 phụ nữ đang mang thai. Đảo Nauru nằm ở Nam xích đạo, thuộc biển Thái Bình Dương,  nơi mà khí hậu rất nóng bức, ẩm ướt, Trại  Nauru không có nhà mà thuyền nhân phải ở trong lều, thiếu thốn tiện nghi và nhà thương ở đó đã bị cháy vào tháng 8 năm ngoái và vẫn chưa được sửa chữa. Khi nhận được thông tin đó, VIETBP đã viết thư phản đối lên chính phủ Úc, Luật sư Dũng nói:

“Thì sau khi nhận được nguồn tin này thì chúng tôi có viết thư trực tiếp với lại Bộ Di Trú cũng như là chúng tôi có thông tin ra cho giới truyền thông cũng như báo chí. Cho đến này thì chúng tôi chưa có nghe được một tin gì hết thì tôi nghĩ rằng cái cuộc chuẩn bị để đưa 15 phụ nữ Việt Nam đang mang thai ra các đảo Naru đó hiện đang bị đình lại, nhưng mà chúng tôi không biêt cái này là vĩnh viễn hay là chính phủ vẫn còn có chính sách đưa 15 người phụ nữ Việt Nam này ra đảo”.

Trong mấy ngày qua, có khoảng 40 thuyền nhân Việt Nam bị đưa đi giam một chổ kín, đây là dấu hiệu họ sắp bị cưỡng bức hồi hương. VietBP cũng đã công bố danh sách những thuyền nhân bị dưa đi mất tích này. Danh sách được cho biết là: Công, Hùng, Hiệp Hậu, Thanh, Lâm, Sơn, Sinh, Thuỷ… và còn nhiều nữa. Ngày 8 tháng 11 vừa qua, Viet BP đã tổ chức đêm thắp nến để yểm trợ tinh thần cho các thuyền nhân còn lại trong các trại tạm giam ở Úc. Theo luật sư Dũng, đây là một chính sách vô nhân đạo và vi phạm nhân quyền trầm trọng:

“Chính sách này theo tôi là một chính sách vi phạm nhân quyền rất là lớn đối với chính phủ Úc và sự trốn tránh trách nhiệm đối với những người xin tị nạn tại Úc rất là lớn nếu mà họ tiếp tục chính sách này. Chính sách chính Phu Úc đối xử với người tị nạn hiện giờ vi phạm nghiêm trọng bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền , Công ước về người tị nạn, Công ước bảo vệ phụ nữ, Công ước bảo vệ trẻ em mà chính phủ Úc đã ký và cam kết thực hiện. Chính sách này cũng đã bị Cao Uỷ Tị nạn nhiều lần chỉ trích”.

Kết quả của chính sách cưỡng bức hồi hương này là cho tới nay, đã có hơn 80 thuyền nhân đã bị trả về Việt Nam, nơi mà họ đã bỏ trốn ra đi. Số phận của các thuyền nhân này ra sao khi mà họ bị kết vào tội “phản quốc “ vì đã bỏ nước ra đi???