Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

NHÂN QUYỀN CẢN TRỞ

MỐI BANG GIAO VIỆT-MỸ

 

Matthew Pennington,

Washington Post 11.12.2012

(Nguyễn Quốc Khải chuyển ngữ)

 

Hoa Kỳ và Việt-Nam là cựu thù và cùng lo ngại về sự vươn lên của Trung Quốc. Vấn đề nhân quyền đang làm cho hai nước không trở thành thân thiện hơn.

* Từ đàn áp blogger...

Sự căng thẳng giữa hai nước rõ rệt làm trì hoãn phiên họp hàng năm về vấn đề nhân quyền. Những phiên họp tham khảo như vậy được tổ chức mỗi năm kể từ 2006, nhưng những lần họp cuối cùng vào tháng 11, 2011 đạt được ít kết quả, và một viên chức cao cấp của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói rằng hai bên còn đang tìm những “thông số” để cho phiên họp sắp đến có thể thành công.

Hoa Kỳ thất vọng về những vụ đàn áp gần đây tại Việt Nam chống lại những bloggers, những nhà hoạt động và những đoàn thể tôn giáo mà Việt Nam cho rằng có thể đe dọa đến việc duy trì quyền lực của họ và việc giam giữ một công dân Hoa Kỳ về tội lật đổ chánh phủ mà hình phạt có thể là tử hình.

Một viên chức Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nói với điều kiện giấu tên vì không được phép tuyên bố công khai, rằng “Chúng tôi không thấy những tiến bộ mà chúng tôi mong muốn. Chúng tôi rất mong thấy những hành động cụ thể.”

Phiên họp sẽ được tổ chức tại Hà Nội có thể bị trì hoãn vài tuần lễ. Nhưng điều này nhấn mạnh một sự kiện là việc đối xử ngày càng tồi tệ đối với những nhà bất đồng chính kiến trong hơn hai năm qua đã làm cho những cố gắng của Việt Nam nhắm cải thiện mối quan hệ với Hoa Kỳ trở nên phức tạp.

Ông Lương Thanh Nghị, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao Việt Nam nói rằng những cuộc đối thoại về nhân quyền đã đóng góp vào việc tăng cường sự tin cậy giữa hai nước và hai bên hiện đang thảo luận về thời điểm cho vòng họp sắp đến. Phát ngôn nhân của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ cũng nói rằng hai quốc gia đang thảo luận khi nào sẽ họp.

Giống như Hoa Kỳ, Việt Nam muốn tăng cường những liên hệ thương mại và an ninh, nhưng Hoa Kỳ muốn điều này phải đi đôi với những cải tiến về nhân quyền. Một số nhà lập pháp Hoa Kỳ đang áp lực chính phủ Obama phải cứng rắn hơn về việc Hà Nội đàn áp những người bất đồng chính kiến và tự do tôn giáo.

Bang giao của Việt Nam với Hoa Kỳ đã cải tiến rất nhiều trong những năm qua, phần lớn vì hai nước cùng quan tâm về hành động gây gỗ và xâm lược của Trung Quốc trong vùng Đông Nam Á. Hai nước cùng chia sẻ quyền lợi chiến lược rõ rệt nhất trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tại Biển Đông (South China Sea), nơi mà đòi hỏi về lãnh thổ của Bắc Kinh va chạm với đòi hỏi của Việt Nam và bốn quốc gia khác trong vùng.

Kể từ khi Liên Bang Sô Viết sụp đổ, Việt Nam mở rộng kinh tế nhưng không sẵn sàng ban hành tự do tôn giáo và chính trị cho 89 triệu dân. Hoa Kỳ và Việt Nam đã tái lập ngoại giao vào 1995, 20 năm sau khi chiến tranh Việt Nam chấm dứt và hai nước đã tiến gần đến với nhau nhanh hơn kể từ khi Tổng Thống Barack Obama đặt ưu tiên về quan hệ với Đông Nam Á.

Việt Nam đàn áp những nhà bất đồng chính kiến sau khi nền kinh tế, một thời mạnh mẽ, trở nên suy thoái. Những nhà phân tách nói rằng giới lãnh đạo Hà Nội ở vào thế thủ đối với những chỉ trích ở trong nước về chính sách kinh tế, tham nhũng và tranh chấp nội bộ. Phần lớn những sự kiện này được phổ biến rộng rãi trên Internet mà chính quyền không thể kiểm soát được.

Trong năm vừa qua, Việt Nam bắt giam trên 30 nhà hoạt động bất bạo động, bloggers, và những người bất đồng chính kiến theo Human Rights Watch. Trong năm nay, 12 nhà hoạt động bị kết án trong những phiên tòa ngắn, thông thường là một ngày, và lãnh án tù nhiều năm một cách bất thường.  Bẩy người khác chờ đợi ra tòa. Việt Nam cũng đang chuẩn bị luật để đàn áp thẳng tay tự do Internet.

Ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam thuộc Đại Học New South Wales nói rằng “Những cuộc ẩu đả trong nội bộ đảng đã làm đảo lộn mọi thứ. Họ rối loạn tinh thần một cách hoang tưởng vì những chỉ trích và không quan tâm gì đến Hoa Kỳ.”

Việc bắt giữ và phiên tòa sắp đến của một nhà hoạt động dân chủ Mỹ Nguyễn Quốc Quân là một thí dụ rõ rệt nhất về việc Hà Nội không sẵn sàng đáp ứng đến những quan tâm của Hoa Kỳ về nhân quyền.

TS Quân, 59 tuổi, bị bắt giữ tại phi trường thành phố Hồ Chí Minh ngay khi mới đến bằng một chuyến bay từ Hoa Kỳ, nơi ông sanh sống kể từ khi ông trốn thoát ra khỏi Việt Nam bằng thuyền khi còn là một thanh niên.  Gia đình và bạn bè của Ông Quân nói rằng ông là một thành viên lãnh đạo của Việt Tân, một đoàn thể vận động dân chủ bất bạo động mà chính quyền Việt Nam gán cho nhãn hiệu khủng bố. Ông đã bị tù sáu tháng tại Việt Nam vào 2007.

Chính quyền Việt Nam lúc đầu tố cáo Ông Quân là khủng bố, nhưng bây giờ ông bị buộc tội lật đổ nhà nước, với một hình phạt từ 12 năm tù đến tử hình. Với cuộc điều tra đã kết thúc, phiên xử sẽ sớm xẩy ra. Ngày ra tòa thường chỉ được thông báo vài ngày trước.

* ...đến kết tội công dân Mỹ

Theo bản cáo trạng mà hãng tin Associated Press (AP) thu thập được, Ông Quân họp với những nhà hoạt động Việt Nam tại Thái Lan và Mã Lai trong khoảng thời gian 2009-2010 để bàn về an ninh Internet và chống đối bất bạo động. Bản cáo trạng nói ông tới Việt Nam với giấy thông hành mang tên Richard Nguyen vào năm 2011, khi ông tuyển mộ bốn thành viên cho Việt Tân.

Vợ ông Quân không phủ nhận rằng ông Quân muốn thay đổi hệ thống chính trị tại Việt Nam. Bà Hương Mai Ngô nói trong cuộc phỏng vấn của AP tại Sa-cramento bằng điện thoại:  “Chồng tôi muốn nói chuyện với những người trẻ và đề cập đến ý kiến dân chủ tại Việt Nam. Chồng tôi sống tại Hoa Kỳ, ở đây chồng tôi có tự do và chồng tôi muốn họ cũng có tự do như vậy.”

Thành viên quốc hội của những vùng đông cử tri Mỹ gốc Việt đang gây áp lực với chính quyền Obama.

Dân biểu Frank Wolf, một người chỉ trích hàng đầu, bảo vệ ý kiến của ông rằng chính phủ Obama xem ra đã xao lãng vấn đề nhân quyền để tăng cường quan hệ kinh tế và an ninh. Với ba đồng nghiệp Cộng Hòa, vị dân biểu của tiểu bang Virginia đã đòi cách chức Đại Sứ David Shear, buộc tội ông đã không mời những nhà hoạt động cho dân chủ và nhân quyền tham sự buổi tiếp tân ăn mừng Ngày Độc Lập 4 tháng 7 tại Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội sau khi ông đã cam kết sẽ làm như vậy.

DB Wolf, người đã nhắm vào Đại Sứ Shear vì Ông Đại Sứ đã không viếng thăm TS Quân tại nhà giam, nói rằng “Đường lối của chánh quyền là một thảm họa. Tất cả những gì họ lo lắng là vấn đề kinh tế và quốc phòng. Nhân quyền và tự do tôn giáo cần phải là ưu tiên một.”

Viên chức Hoa Kỳ đã thăm viếng TS Quân năm lần, hầu hết gần đây trong cuối tháng 9.

Phát ngôn viên của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ Christopher Hodges nói: “Chúng tôi tin rằng không ai nên bị giam cầm vì bày tỏ lập trường chính trị của mình một cách hòa bình hay ước vọng của họ về một tương lai tự do, dân chủ và thịnh vượng hơn. Chúng tôi tiếp tục kêu gọi chánh phủ Việt Nam sẽ giải quyết trường hợp này một cách nhanh chóng và minh bạch.”

DB Wolf và những nhà lập pháp khác chú trọng về Việt Nam không có nhiều ảnh hưởng vào việc thiết lập chính sách. Nhưng những vị dân biểu này có thể làm gây trở ngại cho chánh quyền Obama. Ông Wolf ám chỉ rằng ông có thể đề nghị những tu chánh án về luật ngân sách để tạo áp lực với chánh quyền về chánh sách Việt Nam. DB Wolf là một thành viên cao cấp của Ủy Ban Ngân Sách Hạ Viện, một ủy ban nhiều quyền lực trong coi về ngân sách liên bang.

Hoa Kỳ có một vài ảnh hưởng nếu muốn thử dùng để thúc đẩy Việt Nam cải tiến tình trạng nhân quyền: Việt Nam là một trong những nước nhận viện trợ của Hoa Kỳ nhiều nhất tại Á châu và hiện đang thương lượng về hiệp ước thương mại với Hoa Kỳ và bẩy nước khác.

Chánh phủ Việt Nam từ chối không phê bình về việc kết tội Ông Quân, nhưng Hà Nội biết rõ về sự nhạy cảm của Hoa Kỳ trong trường hợp này. Nhiều nhà quan sát nói rằng TS Quân sẽ bị tuyên bố có tội, và sẽ bị tuyên án tù một thời gian đã thi hành và sẽ bị trục xuất nhanh chóng, nhưng như thế cũng đủ cho Quốc Hội tăng cường áp lực vào Tòa Bạch Ốc để liên kết vấn đề thương mại và viện trợ vào sự cải thiện nhân quyền.

Bà Linda Malone, giáo sư tại trường luật William and Mary, cố vấn cho luật sư bào chữa tại địa phương của Ông Quân, nói rằng: “Việt Nam sẽ gặp tai họa nếu họ kết án nặng nề một công dân Hoa Kỳ vì bênh vực nhân quyền một cách hòa bình. Họ sẽ thoái lui về những gì họ tìm cách tự thăng tiến.”

(SOURCE: Delay in US-Vietnam meeting a sign relationship is cooling as Hanoi cracks down on activists).

 

THIÊN THẦN VÀ TỘI ÁC

(Phong Thu)

Tại sao chúng ta vẫn chưa làm được gì để chấm dứt những cái chết thương tâm của nhiều người và nhiều trẻ em vô tội?

* Bàng hoàng, sửng sốt

Chỉ còn hai tuần nữa là đến ngày lễ Giáng Sinh để nhớ lại kỷ niệm Chúa Giesu giáng trần ban ân phước cho con người. Mọi người và nhất là trẻ em khắp nơi trên thế giới đang chờ đợi, mơ ước nhận được quà Giáng Sinh của cha mẹ, ông bà và ông già Noel. Những cây thông cao lớn được trang trí đủ màu sắc, hình tượng lấp lánh ánh đèn. Mọi người mong chờ đêm thánh vô cùng để chung hưởng hạnh phúc, sum họp và vui chơi.

Nhưng một vụ thảm sát đã diễn ra tại trường tiểu học Sandy Hook, thành phố Newtown, tiểu bang Con-necticut, khiến cả nước Mỹ bao trùm một màu tang tóc. Mọi người bàng hoàng sửng sốt.

Hàng triệu trái tim vỡ nát, nước mắt của họ đã rơi xuống khóc thương cho 26 nạn nhân bị bắn chết và hung thủ cũng đã tự sát. Trong số nạn nhân bị giết có 20 thiên thần xinh đẹp, thơ ngây, vô tội đã bị cướp đi sinh mạng trong mùa Giáng Sinh an bình.

Newtown là một thị trấn nhỏ có khoảng 27,560 dân. Trường tiểu học Sandy Hook có tất cả 626 học sinh từ lớp mẫu giáo cho đến lớp 4 và khoảng 46 giáo viên và nhân viên.

Theo báo chí truyền thông loan tin thì vào lúc 9:40 sáng ngày 13 tháng 12, một người thanh niên tên là Adam Lanza, đã đập vỡ cửa kính và đột nhập vào trường bắn chết các em học sinh lớp Một và lớp Hai, đa số các em tuổi còn rất nhỏ từ 6 đến 7 tuổi. Trong số 20 em, có 12 em gái và 8 em trai.

Adam Lanza cũng bắn chết bà Dawn Lafferty Hoch-sprung, Hiệu Trưởng trường, một nhà Tâm Lý Học là bà Mary Sherlach và một cô giáo trẻ đẹp tên là Victoria Soto. Ngoài ra còn có những nhân viên khác đang làm việc tại trường cũng bị thiệt mạng.

Sau đó, hung thủ đã tự sát. Cảnh sát đến hiện trường thấy 1 cây súng liên thanh bán tự động Bushmaster 0,223, hai cây súng lục Glock và Sig Sauer nằm bên cạnh thi thể hung thủ và một cây súng khác ở trên xe của anh ta. Loại súng này chỉ dành cho lính sử dụng ngoài chiến trường nhưng đã được tháo một bộ phận tự động nhả đạn khi bóp cò một lần.

Đến nay, dư luận còn đặt câu hỏi vì sao người ta lại được phép bán loại súng ghê gớm này trên thị trường? Và vì sao, Adam Lanza lại có thể sử dụng súng một cách thành thạo để đi giết ngườI vì anh chưa bao giờ được huấn luyện ở bất kỳ trường bắn nào? Ai là người chịu trách nhiệm chính về vấn đề này? Còn nơi nào an toàn cho con trẻ đến trường mà không bị giết một cách oan uổng. Còn bao nhiêu người mẹ, người cha phải đau đớn ray rức vì cái chết oan uổng, vô nghiã của con mình.

Ngoài ra, cảnh sát cũng đã tìm thấy thi thể của mẹ hung thủ là bà Nancy Lanza đã bị bắn giữa mặt tại nhà riêng. Adam Lanza đã bắn mẹ chết trước khi đến gây án tại trường tiểu học mà thuở thiếu thời anh đã từng được giáo dục, dạy dỗ tại đây. Cảnh sát cũng đã tìm anh ruột của Adam Lanza là Ryan Lanza đang sống tại New Jersey để điều tra. Ryan Lanza nói rằng anh đã không nói chuyện với mẹ mình suốt 2 năm qua.

Nhà văn Cung Thị Lan, tốt nghiệp Cử Nhân Giáo Dục Trẻ, và Cao Học Giáo Dục Trẻ Khuyết Tật tại trường Đại Học George Mason University. Bà đã làm việc trong ban phục vụ giáo dưỡng trẻ em thuộc Bộ Xã Hội trong nhiều năm. Bà cho biết và nhiều bạn bè bà đã khóc khi biết hung tin về vụ thảm sát. Bà nói:

“Khi tôi nghe tin các trẻ em ở trường tiểu học bị bắn thì tôi rất kinh hoàng và thấy rất là tổn thương vì bạn bè tôi gọi cho tôi và nói cho tôi biết. Người nào cũng nói và cũng khóc vì đây là tin buồn chung cho cả nước Mỹ và cũng như cái buồn của mình vậy. Thấy tội cho các em đi học mà các em nhỏ tuổi từ 6 đến 7 tuổi mà bị mất như vậy ngay cả thầy cô giáo cũng bị giết thì tôi rất là bàng hoàng. Tôi không thể hình dung đươc nếu mình là bậc phụ huynh có con đi học tự nhiên nghe tin con chết thì tôi cũng không thể tưởng tượng ra mình phải làm sao, như thế nào? Và tôi cảm thấy tổn thương rất nhiều.”

Trao đổi với bà Clareta Spinks, hiệu Trưỏng trường Tiểu Học Seabrook, tại thành phố Lanham, Mary-land, bà hết sức đau buồn khi nhận được tin này. Bà làm Hiệu Trưởng đã trên 5 năm, bà rất yêu thương các cháu học sinh. Chúng rất đáng yêu và như những thiên thần. Nếu trường bà xảy ra chuyện như vậy thì bà sẽ là nạn nhân đầu tiên vì bà phải hành động để bảo vệ học sinh và giáo viên trong trường. Bà nói trong sự xúc động:

“Trước hết chính phủ phải có một đạo luật kiểm tra sử dụng súng, cũng  như chúng ta phải điều khiển vấn đề buôn bán súng. Những đạo luật hiện nay vẫn còn lõng lẽo không thể ngăn chặn được những cuộc thảm sát. Thật là đáng sợ vì những hiện tượng xả súng bắn vào các trường học đã xảy ra liên tục. Nó có thể xảy ra khắp nơi không loại trừ một chốn nào.”

* Kinh nghiệm đau thương

Báo Washingtonpost, phát hành ngày 15 tháng 12 cho biết bà Nancy Lanza đã ly dị chồng cách đây 10 năm. Bà là một người thích sưu tầm các loại súng và chơi súng. Bà rất cẩn thận và không bao giờ cho bất cứ ai vào nhà của bà. Ông Dan Holmes, người làm vườn cho bà Nancy nói rằng bà không bao giờ mờI ông vào nhà mà chỉ trao đổi công việc và trả tiền cho ông ngoài sân. Ông cũng không bao giờ  thấy mặt Adam Lanza.

Những sinh viên học chung trường cho biết Adam Lanza một thanh niên mảnh khảnh, nhút nhát, ít nói và rất thông minh. Adam gặp khó khăn là bị mẹ đuổi ra khỏi nhà vào ngày thứ Bảy. Nhưng ngày thứ Sáu Adam đã giết mẹ và tàn sát học sinh trường Tiểu Học Sandy Hook.

Tất cả những nạn nhân bị bắn đều nhận ít nhất từ hai viên đạn trở lên và họ không có cơ hội để sống sót.

Khi còn sống không ai biết Adam là ai? Nhưng việc làm tàn ác này đã làm cho Adam được đề cập đến liên tục trên truyền thông báo chí. Cái tên Adam Lanza được đọc lên kèm với tấm thảm kịch ở Sandy Hook và bị nhiều người nguyền rủa về hành động đầy tội ác của mình. Tên của Adam Lanza đã được xếp vào danh sách đen của những tên giết người khủng khiếp chỉ nhắm vào sinh viên học sinh.

Với cái nhìn của một nhà giáo dục, bà Cung Thị Lan nhận định: “Theo tôi thấy nếu mình là phụ huynh thì mình không nên tàng trữ vũ khí trong nhà. Đọc tin thì thấy người mẹ rất là nghiêm khắc. Trong thời gian xúc động này người ta vẫn phải suy nghĩ cái gì đã làm cho một đưá trẻ 20 tuổi nó bắn vào mặt mẹ nó, rồi nó vào trường bắn các đứa trẻ trong đó và rồi bắn chính bản thân nó. Trước khi nó làm việc này nó cũng suy nghĩ rất nhiều. Tôi nghĩ rằng không phải chúng ta cấm không cho con chơi game bạo lực, coi phim bạo lực hoặc là tàng trữ súng trong nhà mà ngay cả sự giáo dục của các bậc phụ huynh, cha mẹ. Tại vì nhiều khi chúng ta chỉ nghiêm khắc quá. Chúng ta nhìn đứa trẻ theo cái kinh nghiệm hay cái nhìn của quá khứ mà chúng ta phải trãi qua để áp đặt lên đứa trẻ và nhiều khi chúng ta đã đi sai đường. Cho nên 20 đứa trẻ bị chết thì từ 6 đến 7 tuổi thì quá là đáng thương. Các thầy cô giáo bảo vệ các em học sinh trong trường tiểu học bị giết thật là đau lòng. Một bà mẹ bị con bắn ngay mặt thật là một chuyện hết sức là thương tâm. Một đứa trẻ mới 20 tuổi tự vẫn và nó giết chính nó là vấn đề chúng ta nếu là những bật phụ huynh, các bậc trong giáo dục và tất cả người lớn quan tâm vấn đề này thì cần phải suy nghĩ.”

Đây là cuộc thảm sát đẫm máu nhất trong lịch sử của Hoa Kỳ năm 2012, với hàng triệu “Trái tim vỡ nát”.

Dân chúng tại Newtown đã tháo gở tất cả đèn, hoa trang trí trong nhà và ngoài sân. Mọi người mặc áo quần màu đen  và tụ tập về nhà thờ ở đường Rose tại vào tối thứ Sáu để than khóc và cầu nguyện cho linh hồn các nạn nhân.

Nhiều nguyên thủ quốc gia trên thế giới đã gởi lời chia buồn cùng gia đình nạn nhân và nhân dân Hoa Kỳ.

Tổng thống Obama đã gạt nước mắt nói rằng ông chia sẻ nỗi mất mát lớn lao này đối với gia đình các nạn nhân với tư cách một người cha hơn là cương vị của một tổng thống. Ông cũng kêu gọi có một dự luật mới siết chặt hơn tình trạng buôn bán và sử dụng súng.

Ông Marian Wright Edel-man, Giám Đốc trung tâm Chidren's defense Fund trong ngày 14 tháng 12, đã lên án gay gắt hiện tượng bạo lực súng kinh hoàng đã dẫn đến về những cái chết của trẻ em tại Hoa Kỳ. Ông cho biết tình trạng bạo lực súng đã cướp đi hàng ngàn trẻ em vô tội hàng năm. Không còn nơi nào là an toàn cho trẻ em. Ông cho biết:

“Các số liệu thống kê gần đây nhất cho thấy 2.694 trẻ em và thanh thiếu niên đã bị giết bởi súng trong năm 2010. Trong số 1,773 nạn nhân thì có 67 trẻ em trong độ tuổi tiểu học.”

Ông nói thêm rằng “Kể từ năm 1979, thống kê về trẻ em và thanh thiếu niên chết vì bạo lực súng là 119.079 người. Trẻ em tử vong vì súng đạn cao hơn cả những chiến binh hy sinh trong Thế Chiến thứ nhất (53.402) hoặc ở Việt Nam (47.434) hoặc trong chiến tranh Triều Tiên (33.739) và Iraq (3.517).”(***).

Làm thế nào để ngăn chặn những cuộc thảm sát tương tự tiếp diễn. Bà Spinks cho trình bày ý kiến rằng: “Tôi nghĩ rằng các trường lớp 6 cho tới bậc Trung Học cần phải có hệ thống máy thăm dò vũ khí khi họ vào trường. Chúng ta không cần biết họ vào trường làm gì nhưng phảI đi vào cửa chính để chịu sự kiểm soát. Vì những học sinh trung học đã đủ lớn. Khi chúng giận bạn bè có thể về nhà xách súng đến trường để giết bạn. Tại các trường tiểu học phải xây dựng kiên cố, những tấm kiếng bắn không vở và tổ chức lại an ninh chặt chẽ không cho người lạ mặt vào trường và đến gần các lớp học.”

Chúng ta học được gì từ bi kịch đau thương đó? Bà Cung Thị Lan cũng chia sẻ như sau: “Ngăn chặn chuyện bán súng là một việc rất là cần thiết. Tại vì tôi không hiểu vì sao một cái trường như vậy mà hệ thống bảo vệ lại không có chặt chẽ để cho một đưá trẻ 20 mang theo không biết bao nhiêu cây súng mà bắn tất cả 26 người như vậy là quá nhiều. Sự tự do bán súng vô lối để chuyện này xảy ra kinh hoàng như vậy thì tôi nghĩ chính phủ nên có biện pháp về việc buôn bán súng.”

Kể từ ngày thảm sát đẫm máu đó, người dân New-town sẽ mãi mãi không còn có cuộc sống êm đềm như xưa. Họ sẽ không bao giờ quên ngày đau buồn này. Nó mãi mãi hằn sâu trong ký ức họ một nỗi sợ hãi, và niềm đau đớn khôn cùng.

Nhiều người đã bày tỏ quan điểm của mình trên liên mạng về những cái chết vô nghiã. Họ đặt câu hỏi “Tại sao chúng ta vẫn chưa làm được gì để chấm dứt những cái chết thương tâm của nhiều người và nhiều trẻ em vô tội?

Những vòng hoa tưởng niệm, những ánh nến lung linh và di ảnh của các nạn nhân đã được đem đặt trước cổng trường. Những món quà Giáng Sinh mà tiếng khóc và những dòng lệ tiếc thương cho những thiên thần bé bỏng và những nạn nhân vô tội sẽ tiếp tục vang lên trong những đêm đông giá buốt.

Niềm vui của những thiên thần nhỏ đang chờ đợi Đêm Thánh Vô Cùng đã vụt tắt. Giờ đây 27 thiên thần sẽ được khắc hình bằng gỗ đặt trên một ngọn đồi tại Newtown trong ngày 16 tháng 12 năm 2012. Những biểu tượng đó như nhắc nhở lại một bi kịch tang thương cho tất cả người Mỹ nhìn vào và rút ra cho mình một kinh nghiệm đau thương.

Xin nguyện cầu cho những thiên thần bé nhỏ và những nạn nhân vô tộ tìm được một mùa Giáng Sinh an bình trên trời cao. Chúa ơi! Amen!