Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

QUAN CHỨC THỜI NAY


(Thanh Quang, 28.02.2012)
Cách nay chưa lâu, khi lên tiếng với cử tri tại Saigòn hồi tháng 5 năm ngoái, Chủ tịch CSVN Trương Tấn Sang mạnh mẽ cảnh báo thẳng thừng rằng: "Trước đây chỉ một con sâu làm rầu nồi canh, nay thì nhiều con sâu lắm. Nghe mà thấy xấu hổ, không nhẽ cứ để hoài như vậy. Mai kia người ta nói một bầy sâu, tất cả là sâu hết thì đâu có được. Một con sâu đã nguy hiểm rồi, một bầy sâu là chết cái đất nước này !"
* Cả bầy sâu
Theo nhận xét của nhà thơ Nguyễn Duy Xuân qua bài "Quan chức thời nay", được blog Quê Choa và nhiều mạng nhật ký khác phổ biến, thì ông Chủ tịch CSVN nói như thế chẳng phải ngẫu hứng khi "có lẽ chưa bao giờ hình ảnh quan chức lại rớt giá trong lòng dân như bây giờ", khi trên mặt báo ngày càng xuất hiện "chân dung khái quát về quan chức ngày nay: Hối lộ, tham nhũng, hạch sách, đấu đá, ăn chơi…". Hay nói cách khác,
"Gương mặt méo mó của quan chức đang xuất hiện ngày càng nhiều trên mặt báo" khiến nhà thơ Nguyễn Duy Xuân không khỏi thốt lên rằng " Than ôi ! Quan chức thời nay".
Nếu nhà thơ Nguyễn Duy Xuân có phản ứng bất an như vậy trước tâm trạng "thấy xấu hổ" vì "nhiều con sâu lắm" của Chủ tịch Trương Tấn Sang, thì blogger Huỳnh Ngọc Chênh không khỏi kêu "Anh Tư ới, anh Tư à!" cũng vì lời cảnh báo đó của "anh Tư" - tức Chủ tịch nứơc Trương Tấn Sang.
Qua bài "Độc thoại với anh Tư về bầy sâu", blogger Huỳnh Ngọc Chênh kể lại rằng từ hồi nghe "anh Tư nói bầy sâu như trên", tác giả mới "tò mò tìm lại những vụ lùm xùm trong quá khứ để xem chân dung của bầy sâu ấy ra sao và việc xử lý chúng như thế nào".
Nhưng rồi tác giả thất vọng. Tại sao ? Tại vì từ vụ PMU18 "nổi đình nổi đám với 1 bầy sâu bị bắt", vụ đại lộ đông tây Sài Gòn, vụ tập đoàn Vinashin làm thất thoát nhiều tỷ đô la cho tới những vụ xảy ra gần đây "cở như Lèo cờ đánh bạc tiền tỷ, viện trưởng VKS huyện dẫn gái đi chơi thuyền" khiến một người đẹp chết chìm, "chưa thấy đâu có sâu lớn bị bắt hoặc thấy có cả bầy sâu làm chết đất nước này như anh Tư nói".
Giữa lúc tác giả thắc mắc " chẳng lẽ anh Tư vì quá bi quan mà nói sai?", thì bỗng "có 1 bầy sâu to đùng xuất hiện…công khai trỗi dậy, bò lổn ngổn, kết bè với nhau tàn phá cả 1 vùng đất nước". Nhà báo Huỳnh Ngọc Chênh giải thích:
"Đó là bầy sâu mà đến hôm nay không cần nói ra nhưng ai cũng biết: Bầy sâu ở Hải Phòng. Từ những con sâu rất bé là bọn đầu gấu xã hội đen cướp giật tôm cá trong đầm anh em Đoàn Văn Vươn, ngăn cản hành hung báo chí vào đầm tìm hiểu. Tiếp theo là các con sâu cấp xã như Hoan, Liêm, rồi đến những con sâu to hơn ở cấp huyện như Nghĩa, Hiền, Khanh, Mải… Mới chừng ấy đã thấy một bầy rồi. Nhưng chưa hết, những con sâu cấp cao hơn vì muốn bao che, chống chế cho đàn em, dần dần lộ mặt.
Ban đầu là sâu Thoại, sâu Ca và mới đây nhất con sâu to nhất ở Hải Phòng lộ diện: Bí Thư thành ủy Nguyễn Văn Thành. Đến đây và đến hôm nay đã có một bầy sâu xuất hiện nguyên hình. Chúng cấu kết với nhau từ cấp xã hội đen lên cấp xã, cấp huyện rồi đến cấp thành… Lâu nay chúng đã ngang nhiên đục khoét, tàn phá địa phương này, gây hại người dân qua biết bao nhiêu vụ việc. Bây giờ bị phát hiện chúng tiêp tục cọ quậy, tìm cách chống trả. Không biết bên trên còn con sâu nào nữa chống lưng cho chúng mà chúng chẳng tỏ ra chút nào sợ sệt.
* Còn chờ gì nữa?
Tác giả hối thúc "anh Tư" là còn chờ gì nữa mà không nhanh chóng ra tay "xịt liền cho chúng một bình thuốc rầy", vì càng để lâu chúng sẽ lây lan ra khắp nơi và không khéo dự báo của anh Tư " tất cả thành sâu hết" sẽ trở thành hiện thực thì đúng là "chết cái đất nước nầy".
Trong khi Chủ tịch CSVN Trương Tấn Sang lo ngại "nhiều con sâu lắm", thì nhà văn Trần Kỳ Trung nêu lên câu hỏi rằng " Vì sao ở VN quan xấu không từ chức?". Theo nhận xét của tác giả thì không đâu sướng bằng làm quan ở nước ta: "Bổng lộc nhiều, được cống nạp dưới mọi hình thức", rồi "những quan đầu tỉnh trong cả nước ông nào cũng có biệt thự, xe hơi riêng, con cái đi học nước ngoài…Nên chuyện vi phạm khuyết điểm buộc phải từ chức để mất lộc là việc vô cùng khó, không thể có". Nhất là trong bối cảnh các quan nằm trong lợi ích nhóm, liên kết chằng chịt về quyền lợi" từ trung ương xuống địa phương nên họ bảo vệ nhau, cùng lắm "giơ cao đánh khẻ" , không để "bứt dây động rừng".
Đó là chưa kể "có đủ ngàn cách bao biện, cãi chày cãi cối để tại vị", viện dẫn tới "nghị quyết", "chỉ thị", "luật", "thường vụ" để né trách nhiệm cá nhân. Một lý do nữa khiến "quan mình sướng" là "không chịu sự giám sát của nhân dân, rõ hơn là sự giám sát của Quốc Hội". Nhà văn Trần Kỳ Trung cho biết thêm:
"…Tất nhiên không phải tất cả, nhưng trong những người làm "quan" ở nước ta văn hóa nhân bản, thẩm thấu vào bản lĩnh con người rất kém. Kém từ cách ăn nói ( như bài phát biểu của ông Bí thư Thành ủy Hải Phòng trước hơn năm trăm cán bộ hưu trí ở Câu Lạc Bộ Bạch Đằng là một ví dụ) đến kém cả nhận thức, không thấy khuyết điểm, không thấy những hạn chế của mình. Đặc biệt rất kém về kiến thức quản lý, kiến thức lãnh đạo. Ăn nói ngạo mạng, kiêu căng, không coi dân ra gì, tự mình đứng trên tất cả, tự mình có thể "đưa đường, dẫn lối", không cho ai phản biện lại.
Nghĩ như thế, làm sao mà " từ chức"! Một điều nguy hại nữa, những kẻ bất tài, suy đồi đạo đức mà làm "quan", một cái "phao" họ bám khỏi " chết đuối" là luôn nhân danh Đảng, Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa! Nếu dư luận báo chí phê phán thì rất dễ bị họ quy vào tội : "có các thế lực phản động đứng đằng sau kích động, phá hoại làm giảm uy tín Đảng nhằm chống phá chế độ…" giống y như bài nói chuyện của ông Trưởng ban tuyên giáo huyện Tiên Lãng trước ba trăm cán bộ cốt cán Đảng viên khi ông ta giải thích vụ cưỡng chế đất đai của anh Đoàn Văn Vươn."
Trở lại bài "Quan chức thời nay", tác giả Nguyễn Duy Xuân nhắc lại câu nói của các cụ ta ngày xưa rằng "quan nhất thời, dân vạn đại", bởi "quan chức thì gắn liền với chế độ, còn dân thì gắn liền với quốc gia, dân tộc", nên dân lâu dài, còn quan cùng chế độ chỉ nhất thời mà thôi – một đặc trưng văn hoá, thể hiện tinh thần dân chủ ngay trong xã hội phong kiến ngày xưa.
Đó là chưa kể, theo nhà thơ Nguyễn Duy Xuân, các cụ xưa xem chuyện treo ấn từ quan "nhẹ tựa lông hồng", "thà vui thú điền viên mà giữ được thanh sạch còn hơn làm quan ô trọc". Đó là lý do các đại thần Nguyễn Trải, Nguyễn Khuyến "treo ấn từ quan", thậm chí vua Trần Nhân Tông từ bỏ ngai vàng để nương náu chốn thiền môn sau 2 lần đại phá Nguyên Mông, khiến các vị tiền nhân ấy lưu danh muôn thuở. Còn bây giờ thì sao ? Nhà thơ Nguyễn Duy Xuân nhận thấy:
Người ta bảo hậu sinh khả úy. Đúng thật ! Con cháu bây giờ vượt xa tiền nhân nhiều. Cái câu "quan nhất thời dân vạn đại" xem ra không còn hợp thời nữa rồi. Vị thế quan-dân ngày nay đã đảo chiều cho nên câu nói ấy phải sửa lại, thành ra "dân nhất thời, quan vạn đại" ?...
Cho nên đánh giá lại một đời làm "công bộc" dân của các quan, thành tích to nhất là lo giữ ghế và giành ghế, không phải bằng năng lực, đức độ mà bằng…tiền và vân vân… Than ôi ! Quan chức thời nay !
Nhắc tới quan chức thời nay, giới bloggers trong mấy ngày nay đề cập tới "đảng Hải Phòng" cùng tình trạng "cát cứ quyền lực" ở địa phương này sau khi tạo ra "biến cố Đoàn Văn Vươn" khiến các nạn nhân bị lâm vào bước đường cùng.
Giữa lúc công luận trong và ngoài nước nôn nóng theo dõi sát xem biến cố ấy – từ gia đình nạn nhân Đoàn Văn Vươn cho tới "bầy sâu ở Hải Phòng" – nói theo lời blogger Huỳnh Ngọc Chênh – đi về đâu, thì tác giả Đồ Lão sáng tác "Tiên Lãng Huyện Sử Diễn Ca" được xem như một "kiệt tác", khiến vô số ý kiến xem Đồ Lão như một "Tiểu Nguyễn Du", "Dễ sau Đồ Chiểu nay mới có Đồ Lão", giúp "hậu thế biết được XHVN có một thời nhiễu nhương tao loạn như thế ở Tiên Lãng", "đánh dấu 1 thời lịch sử bi hài của dân tộc"…