Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

DÂN TỘC MỸ

MẤT HƠN 200 NĂM

TRANH ĐẤU

ĐỂ CÓ NGÀY ĐỘC LẬP

HÔM NAY

+Ngay sau khi chấm dứt nội chiến Nam Bắc Quân ban hành Quân Lệnh "cấm các vụ trả thù" sống hòa hợp xây dựng đất nước. Sĩ quan, Hạ sĩ quan, Binh sĩ Nam Quân được thu nhận vào Quân lực Hoa Kỳ.
+Đau buồn thay, Đảng CSVN sau khi chiếm miền Nam đã thực thi một chính sách trả thù tàn bạo kể cả đối với vợ con viên chức, sĩ quan QL/VNCH khiến hằng triệu người phải vượt biên, vượt biển tìm Tự Do, gần 300,000 người đã chết trên biển Đông.
NGUYỄN HƯƠNG NHÂN

Dân tộc Mỹ có niềm tự hào rằng hơn 200 năm tranh đấu trải qua 11 cuộc chiến tranh (Chưa kể 2 cuộc chiến tranh Iraq và A Phú Hản) đã có 40 triệu thanh niên Mỹ tham chiến bảo vệ Tổ Quốc và đã có 459,226 người hy sinh trên các chiến trường, kể từ cuộc Cách Mạng Mỹ (American Revolution - 1775-1783) Số binh sĩ tham chiến 250,000. Số hy sinh : 4,435. Chiến tranh năm 1812 (War of 1812-1815) số binh sĩ tham chiến 286,730. Số hy sinh: 2,260. Chiến tranh với dân Da Đỏ: (Indian Wars 1817-1898) số binh sĩ tham chiến 106,000. Số binh sĩ hy sinh 1000. Chiến tranh với Mễ Tây Cơ ( Mexican War 1846-1848) số binh sĩ tham chiến 78,718. Số binh sĩ hy sinh: 1,733. Chiến tranh Nội Chiến (Civil War 1861-1865) số binh sĩ tham chiến: 2,213,363. Số binh sĩ tử vong (cả hai bên Nam Bắc Quân) 140,414 người. Chiến tranh Mỹ - Tây Ban Nha (Spanish-American War 1898-1902) số binh sĩ tham chiến 306,760 người. Số tử thương 385 người. Chiến tranh Thế Chiến Thứ Nhất (World war 1917-1918) số binh sĩ tham chiến 4,731,991 người. Số binh sĩ hy sinh: 53,402 người. Chiến tranh thế giới Thứ II (World War II 1940-1945) số binh sĩ tham chiến 16,112,566 người. Số binh sĩ hy sinh: 291,557 người. Chiến tranh Triều Tiên (Korean War 1950-1953) số binh sĩ tham chiến: 5,720,000 người. Số binh sĩ hy sinh 33,586 người. Chiến tranh Việt Nam (Vietnam War 1964-1975) số binh sĩ tham chiến: 9,200,000. Số binh sĩ hy sinh: 58,000 người. Chiến tranh vùng Vịnh (Gulf War 1990-1991) số binh sĩ tham chiến: 2,322,332. Số binh sĩ hy sinh : 147 người. Hai cuộc chiến tranh Iraq và A Phú Hản (2001-2003) chưa có tổng kết, nhưng chiến tranh Iraq đã có hơn 4000 người hy sinh và tại A Phú Hản chiến tranh còn tiếp diễn đã có hơn 3000 chiến sĩ hy sinh. (Trích từ: Civil Liberties and the Constitution. Cases and Commentarles. Edited by: Lucius J. Barker - Twiley Barker, Jr. and the Encyclopedia of American Facts and Dates. By Gorton Carruth.)
Cái giá Độc Lập, Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền mà dân tộc Mỹ phải trả để có nó quá đắt với 459,226 than niên Mỹ hy sinh trong tổng số thanh niên Mỹ cầm súng chiến đấu trong 13 cuộc chiến tranh bảo vệ Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ và bảo vệ Tự Do trên toàn thế giới đã lên đến con số gần 40 triệu người. Nền Dân Chủ Mỹ tồn tại và phát triển hơn 200 năm và được xem như là ngọn Hải Đăng thắp sáng Thế giới, trong đó một số Nhà Lập Pháp Mỹ đã hoàn thành hai văn kiện quý giá, đó là: 1) Bản Tuyên Ngôn Độc Lập ngày 4 tháng 7 năm 1776 do Thomas Jefferson soạn thảo. Tác giả bản Tuyên Ngôn Độc Lập 1776 trở thành Tổng Thống thứ 3 Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ trong hai nhiệm kỳ 1801-1809. 2) Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền (The Bill of Righets) do Nhà Lập Pháp George Mason soạn thảo vào năm 1774 và được Quốc Hội chấp thuận thông qua năm 1776. Một trong những điểm sáng chói của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền là: 10 Tu Chính Án số 1 (First Ten Amendments To The Constitution. The Bill of Rights) các Quyền Căn Bản của con người được tôn trọng một cách tuyệt đối. Công dân còn có quyền sở hữu vũ khí tự vệ, có quyền từ chối khám xét nhà của chính quyền nếu không có Án lệnh của Chánh Án hoặc Chánh Biện Lý sở tại. Bắt nguồn từ những tinh hoa của bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ (1776) Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, bà Eleona Roosevelt (Phu Nhân Tổng Thống Franklin Roosevelt 1938-1945) đã soạn thảo bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và được chính thức công bố vào ngày 10 tháng 12 năm 1948 được 180 quốc gia công nhận và ký tên.
Cuộc Nội chiến mỹ (Civil War 1861-1865) đã lôi cuốn 2,213,363 thanh niên Mỹ tham chiến và đã có 140,414 người hy sinh (kể cả quân hai bên Nam và Bắc). Sau 4 năm chiến tranh Huynh Đệ diễn ra tàn khốc gần 150,000 người chết, nhưng ngay sau khi chiến tranh kết thúc Nam Quân chấp nhận thua, buông súng thì hai bên đã ban hành một "Quân Lệnh" do hai vị Tướng lãnh Chỉ Huy ký tên đưa ra nghiêm lệnh rằng: Cấm mọi hình thức trả thù. Nam Quân tập trung mọi loại vũ khí cá nhân, cộng đồng vào kho vũ khí Bắc Quân. Sĩ quan, Hạ sĩ Quan, Binh sĩ Nam Quân muốn gia nhập Quân Lực Hoa Kỳ đều được chấp nhận và hưởng mọi quyền lợi như Bắc Quân. Năm 1866 Quốc Hội Hoa Kỳ thông qua "Đạo Luật Thành Lập Quân Lực Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ". Tướng Ulysses S. Grant, chỉ huy Nam Quân năm 1869 tranh cử Tổng Thống Mỹ đắc cử với số phiếu cao và tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2 (1869-1877).
Từ bài học cuộc Nội Chiến Mỹ (Civil War 1861-1865) diễn ra tàn khốc chỉ trong vòng 4 năm đã có gần 150,000 người chết. Nhưng ngay sau khi chiến tranh kết thúc thì không có cảnh cầm tù hành hạ trả thù tước đoạt tài sản đẩy hằng triệu người dân vô tội ra khỏi nước trên những con thuyền nan mong manh để họ phải chấp nhận những cái chết oan khiên trên đại dương. Những tướng lãnh, sĩ quan, viên chức chính quyền VNCH phải chấp nhận và chịu đựng những năm tháng dài dằng dặc trong các nhà giam trá hình "Trại Cải Tạo" chỉ vì những kẻ cầm đầu đảng CSVN không có trái tim con người. Họ là những kẻ không có chân tâm, không có tình người. Một nhà hiền triết Tây Phương đã nói rằng: "Open your Mind than Freedom your Heart" (Hãy mở rộng chân tâm bạn để trái tim bạn được Tự do). Đau buồn và bất hạnh cho dân tộc Việt Nam, những đảng viên đảng CSVN không có trái tim, không mở rộng chân tâm vẫn còn nuôi hận thù đối với dân chúng miền Nam. Một ủy viên trung ương đảng CSVN đã nói với một Việt Kiều từ Mỹ về Việt Nam với hy vọng đóng góp tài năng xây dựng đất nước khi người này đề nghị trung ương Đảng CSVN tổ chức bầu cử tự do có sự tham dự của người Việt hải ngoại về tham gia: "Trong những năm chiến tranh chúng tôi phải lên núi ẩn nấp, ban đêm lẻn về thành phố chiến đấu chống Mỹ cứu nước(?) các anh ở thành phố sống sung túc học hành đỗ đạt. Sau năm 1975 các anh chạy ra nước ngoài tiếp tục học thành tài, ngày nay các anh muốn về nước cởi trên đầu trên cổ chúng tôi sao? "Hy vọng rằng những ông Ủy Viên Trung Ương Đảng CSVN như ông này hãy học bài học cuộc nội chiến Mỹ và nhận trái tim con người của họ thay trái tim sắt đã dã thú của các ông nhân ngày Độc Lập Mỹ July 4th như một món quà quý giá mà suốt đời các ông không bao giờ có.