Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

NỖI BUỒN THÁNG TƯ


(Thanh Quang)
Có lẽ một trong những mốc thời – đúng hơn là mốc lịch sử - mãi đậm nét trong tâm trí nhiều người dân Việt là Biến cố 30 tháng Tư năm 1975 khi Sài Gòn thất thủ về tay CS Hà Nội, khi các chiến xa và xe tăng của quân “Giải Phóng” húc đổ những cánh cổng sắt nặng nề của Dinh Độc Lập, khi người “thua trận” ở Miền Nam trĩu nặng nỗi âu lo, tủi hận, oán hờn, khi cảnh “bể dâu” ngập tràn Miền Nam Tự Do gây nên cảnh xót xa niềm hưng phế.
Nhân còn vài ngày nữa là đến thời điểm lịch sử này, Blog Việt Thức phổ biến “Bài thơ cho Tháng Tư Đen” của nhà thơ Ngô Minh Hằng, mở đầu rằng:
Năm tháng theo nhau rụng xuống đời
Tháng Tư lại đến, biển sầu khơi !
Tháng Tư này nữa là bao nhỉ
Mà vẫn xa quê, vẫn phận hời ???
*****
Tóc đã phai xanh, tuổi đã chiều
Vì sầu tổ quốc, vẫn đăm chiêu
Phần thương dân tộc trong hờn tủi
Phần xót quê hương đỏ giáo điều …
Rồi “Nỗi Buồn Tháng Tư” của tác giả Trúc Xanh trên blog Dân chủ-Nhân quyền cho Việt Nam cũng chất chứa “niềm đau muôn thuở”:
Tháng Tư nào nắng trưa hè vụt tắt.
Tháng Tư nào dài dặc một đêm đen.
Tháng Tư nào nghe máu ứa trong tim.
Tháng Tư nào thành niềm đau muôn thuở.
Qua bài tựa đề “Tháng Ba gãy súng. Tháng Tư tan hàng” đăng trên blog Việt Thức, tác giả Huy Phương không rõ “liệu chúng ta còn nhớ gì không ” khi Tháng Ba đã qua và tháng Tư đã đến ?
Có còn nhớ “Những hàng dương trên bờ biển Thuận An và Tư Hiền đã xanh mướt qua mấy mùa mưa gió, rừng núi cao nguyên trên đường lộ 7B đã đâm lộc nẩy chồi bao bận” ? và “Những ai đã trải qua thời gian tù đày khắc nghiệt còn nhớ gì những ngày lội suối băng rừng, thân còm, bụng lép. Những ai đã đến được bến bờ qua những ngày lênh đênh trên biển cả, còn nhớ gì những nỗi hãi hùng, đau đớn tủi nhục mà tiếng kêu gào oan khiên không đến được trời xanh”? Và rồi ngày 30 Tháng Tư lại đến, tác giả e rằng “cuộc chiến cũng như người chết đã bị lãng quên”!
Nhưng tác giả vẫn tin rằng những hình ảnh “ Tháng Ba Gãy Súng”, “Tháng Tư tan hàng” trong hỗn loạn, chết chóc đau thương và tủi nhục
ấy khó mà nhạt nhòa trong ký ức của những người thua cuộc. Tác giả Huy Phương hồi tưởng thảm cảnh đã xảy ra:
“Tháng Ba Gãy Súng” làm cho chúng ta có một chút gì nhớ đến Cao Xuân Huy, người lính Thủy Quân Lục Chiến đã vứt súng trên biển Thuận An, trong đoàn quân lui binh hỗn loạn, không được yểm trợ phi pháo, trước mặt là biển cả muôn trùng, sau lưng là giặc đuổi cận kề, mà không hề có tàu thuyền nào vào ghé bến. Những người lính dũng cảm mới hôm qua đây, phút chốc đã trở thành những mục tiêu cho những du kích bắn sẻ và những tên tiền sát viên địch điều chỉnh pháo binh, điều mà một người lính TQLC khác là Tô Văn Cấp đã đau đớn đặt tên cho chốn lui quân, nơi tuyệt lộ này là “pháp trường cát”, nơi chiến trường phơi thây bao chiến sĩ của chúng ta.
Tháng Ba gãy súng làm cho chúng ta nhớ lại đoạn đường xương máu kinh hoàng từ Phú Bổn về duyên hải trong những ngày bỏ cao nguyên, làm tan rã một quân đoàn. Một cuộc rút quân không kế hoạch, không có cấp chỉ huy, không có quân bạn yểm trợ, đem con bỏ chợ, hỗn loạn và chết chóc khốn cùng. Người lính lâu nay ở với xóm làng, rừng núi, khuya sớm đùm bọc nhau, ngày nay một người lính lên xe ra đi, năm người dân bồng bế dắt díu nhau chạy theo. Nỗi đau của người lính hôm nay là không bảo vệ được người dân, vì vận nước, ngay người lính có súng mà phải vứt súng, có đất mà phải bỏ đất.
Tháng Tư tan hàng, người lính bị trói tay, người lính bị phản bội, người lính ở lại sau cùng để cho những chuyến tàu chở người ra đi, để cho những chuyến phi cơ rời phi đạo đi về một chân trời hy vọng tự do, bỏ lại quê hương tù đày. Bao nhiêu thảm cảnh đã xảy ra cho miền Nam sau ngày “tan hàng” hay “mất nước”, danh từ sử dụng tùy theo sự suy nghĩ, nỗi mất mát và tâm trạng của mỗi người.
Qua bài “Hoài niệm 30-4: Tìm mãi yêu thương” được phổ biến trên nhiều trang mạng nhật ký, thầy Nguyễn Thượng Long từ Hà Đông “nghĩ rằng đã là người Việt Nam, dù là người chiến thắng hay là kẻ chiến bại, dù ở đâu trên mặt đất này thì ai ai vào ngày tháng đó cũng thở phào và không ít thì nhiều đều có chung cảm hứng yêu thương nhau như vậy. Nhưng những gì đã diễn ra sau mốc lịch sử đó lại không hoàn toàn như vậy…”. Thầy Nguyễn Thượng Long cho biết:
“Thế hệ chúng tôi… sinh ra và lớn lên cùng với sự ra đời của nhà nước “Việt Nam Dân chủ Cộng hoà – Độc lập Tự do Hạnh phúc”. Tuổi ấu thơ chúng tôi trôi đi cùng với những cuồng nộ của một thế thái nhân tình rất xa lạ với những phẩm chất truyền thống của một dân tộc bản chất là hiền hoà. Kí ức đầu đời của thế hệ chúng tôi chưa thể nhạt nhoà về những gì đã đến sau những phát triển quái gở của chủ thuyết “Đấu tranh giai cấp”, về con đường chuyên chính vô sản, về bạo lực cách mạng mà những người cộng sản đã du nhập vào đất nước chúng tôi. Vẫn còn nguyên đó những câu hỏi đầy ám ảnh:
Tại sao lại phải “Đào tận gốc, trốc tận rễ” đám Trí – Phú – Địa – Hào… rồi bây giờ lại gọi đó mới chính là nguyên khí của đất nước!
- Tại sao lại phải cải tạo thực ra là đánh sập công thương nghiệp tư bản tư doanh tới 2 lần (Miền Bắc sau năm 1954 – Miền Nam sau 30/4/1975). Sau 1986 đến nay lại phải làm lại gần như từ đầu.
-Tại sao sau ngày 30/4/1975, ngày con Lạc ở miền Bắc chiến thắng cháu Hồng ở miền Nam, người chiến thắng không thực lòng hoà hợp, hoà giải mà lại tạo ra những thương tổn không đáng có trong lòng những kẻ bại trận. Những ngày tháng tù đầy, cải tạo và phân biệt đối xử với quân nhân, viên chức chính quyền cũ và vợ con gia đình họ đến nay vẫn là những kí ức đầy hãi hùng. Vì những hãi hùng này mà ngày đó hàng triệu người con đất Việt phải liều thân bỏ xứ ra đi…”
*****
Thưa qúy vị, có lẽ một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất sau ngày 30 Tháng Tư năm 1975 là lời kêu gọi của giới cầm quyền CSVN dành cho “khúc ruột ngàn dặm” hãy cùng xoá bỏ hận thù, hoà hợp hoà giải dân tộc.
Trước khi lâm nạn, Blogger Phan Kiến Quốc – tức GS Phạm Minh Hoàng – có nhận xét về những bài kêu gọi sự hoà hợp, xoá bỏ hận thù qua bài viết của ông tựa đề “Xoá bỏ hận thù: Tại sao không ?”. Blogger Phan Kiến Quốc nhận xét:
“Chủ đề này đã nhiều lần được đưa lên báo, đã có nhiều cuộc hội thảo, đã có nhiều phát biểu nhưng hình như nó vẫn còn nguyên vẹn, nếu không báo chí và truyền thông chẳng có hàng loạt bài “bức xúc” như vậy. Nhưng sau khi đọc những bài viết này thì những trăn trở trong tôi chẳng những không bớt mà còn nổi sóng hơn. Cái thắc mắc trước tiên là các bài viết hầu như đều bắt đầu bằng điệp ngữ “Không có kẻ thắng người thua nhưng cả dân tộc Việt Nam thắng”, nhưng tất cả các bài viết đều xuất phát từ “kẻ thắng”, họa hoằn lắm thì cũng thấy ông Nguyễn Cao Kỳ, Tướng Nguyễn Hữu Có, nhưng những nhân vật này từ lâu cũng chẳng còn ở phía “kẻ thua”. Điều đó có nghĩa rằng ngay trong lúc đi tìm sự hòa hợp, chúng ta vẫn chỉ đi tìm từ phía “kẻ thắng”, nên khó mà tìm ra sự đồng thuận.”
Qua bài tựa đề “36 năm đất nước thống nhất, một tội danh bị đánh tráo, nỗi buồn riêng và chung”, blogger Lê Diễn Đức lưu ý rằng “Dưới bàn tay cai trị của Đảng cộng sản Việt Nam, rõ ràng các khái niệm đã được đánh tráo trơ trẽn và nhanh chóng”, từ “phản động” thành “khúc ruột ngàn dặm”, rồi “phù phép biến hoá tội danh” cho tới hãy “quên quá khứ, hướng tới tương lai”. Blogger Lê Diễn Đức nhận thấy:
Giờ đây, lực lượng đông đảo những người “trốn ở lại nước ngoài” mỗi năm gửi về nước nhiều tỷ đôla, mang tiền về nước đầu tư, Nhà nước ra Nghị quyết 36 gọi họ là bộ phận không thể tách rời khỏi cộng đồng dân tộc, là “khúc ruột ngàn dặm”, có thể xênh xang “áo gấm về làng”:
“Ngày đi, Đảng gọi Việt gian
Ngày về thì Đảng chuyển sang Việt kiều
Chưa đi: phản động trăm chiều
Đi rồi thành khúc ruột yêu ngàn trùng!”