Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

CÔNG NGHỆ ĐIỆN NGUYÊN TỬ

TRONG CÔNG NGHIỆP

CON DAO HAI LƯỠI

+Nhật Bản có hơn 40 năm kinh nghiệm sử dụng điện hạt nhân vẫn phải bó tay trước thiên tai...
+Những kẻ cầm đầu Đảng CSVN học bài học gì trong vụ nổ lò phản ứng hạt nhân tại Fukushima cho kế hoạch điện hạt nhân?
NGUYỄN HƯƠNG NHÂN.

Mặc dù cho đến ngày 22/3 sau trận động đất và sóng thần tại thành phố biển Kesennuma, thuộc tỉnh Miyagi Nhật Bản làm hư hại 4 nhà máy điện hạt nhân khiến bụi phóng xạ lọt ra ngoài, chưa có người chết vì bụi phóng xạ. Thế nhưng cơn ác mộng bụi phóng xạ vẫn ám ảnh người dân Nhật và chánh quyền của Thủ Tướng Naoto Kan đã phải ra lệnh di tản khoảng 600,000 người dân Nhật thuộc tỉnh Miyagi ra khỏi đường bán kính 30km, và một số tỉnh lân cận cũng phải di tản. Các loại rau cải, trái cây gần các nhà máy điện hạt nhân Fukushima cấm thu hoạch chuyển đến các vùng khác mua bán trao đổi. Tóm lại, hoa màu thực phẩm kể cả sữa tươi được lấy từ đàn bò quanh vùng động đất và sóng thần đều không được sử dụng cho đến khi có lệnh mới. Các loại hải sản từ biển cũng được lệnh cấm đánh bắt và di chuyển. Nước máy cũng có lệnh cấm sử dụng. Nhà máy thực phẩm Kyodo được lệnh phải sản xuất khẩn cấp 100,000 tấn thực phẩm đóng họp. Dọc theo bờ biển miền Đông Bắc Nhật Bản với dân số khoảng 6 triệu đang lâm vào cơn khủng hoảng lương thực. Hệ thống truyền hình Nhật Bản trong đó có đài Truyền hình Quốc Tế NHK World phát bằng hai ngôn ngữ Nhật-Anh được lệnh ngưng toàn bộ tin tức quốc tế để thông tin 24/24 giờ về tai họa động đất và sóng thần ngày 11 tháng 3 năm 2011 đã làm cho 9600 người chết, 12,600 người còn ghi nhận mất tích. Tuy nhiên, số người chết và mất tích có thể còn cao hơn. Các nhân vật thẩm quyền trong ngành Điện lực Nhật Bản, kể cả Thủ Tướng Naoto Kan phải lên đài truyền hình tường trình trước dân chúng Nhật cách khoảng 3 giờ một lần về diễn tiến việc làm nguội các lò phản ứng hạt nhân trong đó hai lò số 2, số 3 còn phun khói đen lên không và công cuộc cứu cấp, cứu trợ.
Trận động đất 9 độ được đo trên địa chấn kế sau đó là sóng thần cao đến 16 mét phủ trùm toàn bộ 4 tỉnh, thành phố dọc theo bờ biển Đông Bắc Nhật Bản với chiều dài 600 cây số. Cơn sóng có sức mạnh quét sạch những gì trên đường tiến của nó và sau đó thì toàn bộ trở thành bình địa. Thiên tai đã làm hư hại 4 nhà máy điện hạt nhân tại Fukushima trong tổng số 55 nhà máy trên toàn nước Nhật, trong đó có hai lò phản ứng số 2 và số 3 võ thép bọc bên ngoài bị nứt do đó bụi phóng xạ lọt ra ngoài. Vỏ thép bọc bên ngoài dày 15m/m bị vở vì sóng đập mạnh vào vỏ. Chánh phủ Nhật đưa ra lời cầu cứu khẩn cấp quốc tế giúp đỡ. Hoa Kỳ, và Pháp đã cấp tốc đưa chuyên gia nguyên tử đến Fukushima. Nhật điều động 300 chuyên viên nguyên tử và chữa lửa đến, trong số này có 50 cảm tử quân lấy từ Quân Đội và Cảnh sát chữa lửa có trách nhiệm lái xe tiếp cận 2 lò phản ứng hạt nhân số 2 và số 3, cách khoảng 15 phút đưa xe áp sát lò phản ứng phun nước làm nguội lò đang rò rĩ chất phóng xạ ra ngoài. 30 chuyên gia Nguyên tử Mỹ và 10 chuyên gia Pháp có mặt sau 9 giờ thiên tai diễn ra với nhiều máy mọc dụng cụ đo lường độ phóng xạ. Mỹ đưa 2 xe chữa lửa có cần cẩu vòi rồng dài 20 mét. Nhưng sau 24 giờ họ phải rời khỏi Fukushima vì đã nhiễm bụi phóng xạ. 7 Phi công trực thăng Mỹ cũng phải quay lại Hàng Không Mẫu Hạm Ronald Reagan vì nhiễm bụi phóng xạ trong lúc lái trực thăng cấp cứu trong khu vực tai nạn.
Cho đến ngày 22 tháng 3 năm 2011 thì lò phản ứng hạt nhân số 2 đã được làm nguội và chất phóng xạ không thoát ra ngoài nữa. Tuy nhiên, lò phản ứng số 3 đang còn phun khói đen. Các chuyên gia Nhật Bản đang cố gắng phục hồi hoạt động của các lò phản ứng hạt nhân bằng cách nối lại đường dây cáp để đưa dòng điện năng lên hệ thống dây cáp cao thế chuyển đến các trạm biến thế điện đồng thời tiếp tục làm nguội các thanh nhiên liệu hạt nhân để tránh hậu quả tai hại khi các thanh nhiên liệu hạt nhân này quá nóng có thể phát nổ làm vỡ tung lò phản ứng. Theo giáo sư Yoshiko Yukiyama dạy Vật lý tại Đại Học Tokyo giải thích: lò phản ứng hạt nhân tại Fukushima chỉ có trách nhiệm tinh luyện hạt nhân phục vụ ngành công nghiệp điện lực ở trạng thái Plutonium chứ chưa đến trạng thái Uranium. Sử dụng Plutonium để làm phát ra nguồn nhiệt năng từ các lò phản ứng, hoặc từ các máy ly tâm cùng cấp nguồn điện năng ngành công nghiệp Nhật Bản, do đó mối nguy hại của bụi phóng xạ này ở cấp độ thấp không thể làm chết người. Tuy nhiên, nếu tiếp cận gần có thể tử vong hoặc cháy lớp da ngoài và xâm nhập vào xương tủy con người. Hạt nhân được tinh luyện qua các cung đoạn sau đây theo giao sư Yoshiko Yukiyama: 1) Alpha, màu xanh lá cây. 2) Beta, màu xanh dương. 3) Gamma, màu đỏ. 4) Neutron, màu xanh đậm, tức ở giai đoạn trở thành Plutonium. (Types of Radiation. Peperts Aluminium Iron Lead. Nuclear Powers Plan). Ngoài ra, theo ông Hidenhitco Nishiyama thuộc cơ quan "An Toàn Công Nghiệp Hạt Nhân" (Nuclear and Industrial Safety Agency) thì bụi phóng xạ từ các lò phản ứng hạt nhân thoát ra chưa đến mức nguy hại đến tánh mạng hay sức khỏe con người ngay tức thời. Nếu bị nhiễm một thời gian sau mới có hại. Không thể so sánh giữa Chernobyl với Fukishima, vì Chernobyl cả 6 lò phản ứng hạt nhân cùng nổ một lúc gây tác hại nghiêm trọng hơn.
Sử dụng năng lượng hạt nhân vào ngành Công nghiệp không khác gì con dao hai lưỡi. Biết sử dụng thì tốt, không biết sử dụng thì tai hại không thể nào đo lường được. Nhật Bản phát triển năng lượng hạt nhân từ năm 1966, mặc dù Quốc Hộ Nhật vào thời đó ngăn cấm không cho sở hữu hạt nhân. Nhưng mỗi ngày ngành Công Nghiệp Nhật mỗi phát triển và thăng tiến, nhiều nhá máy xe hơi ra đời, bắt buộc Nhật phải chọn lựa phát triển nguồn năng lượng hạt nhân cho nag2nh công nghiệp thay năng lượng dầu hỏa mỗi ngày mỗi tăng giá và có thể cạn kiệt. Nhưng bảo đảm an toàn là điều tối quan trọng. Liên Bang Sô Viết cũng từng có kinh nghiệm năng lượng hạt nhân. Thế nhưng đã không tránh khỏi thảm họa nổ lò phản ứng hạt nhân Chernobyl năm 1986 làm cho 10,000 người chết và hậu quả kéo dài sau đó hằng chục năm có thêm nhiều ngàn người chết vì nhiễm phóng xạ. Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl sau đó phải cho đóng băng bằng cách sử dụng 10,000 tấn betong phủ kín lên nhà máy. Tại Đức dân chúng biểu tình đòi hủy bỏ các nhà máy điện hạt nhân đã cũ, xây dựng các nhà máy theo quy trình cho sập xuống hầm và chôn vùi vĩnh viễn nếu có tai biến xảy ra cho nhà máy. Tại Pháp, dân chúng Pháp cũng lên tiếng yêu cầu hủy bỏ các nhà máy điện hạt nhân đã cũ. Tại Mỹ, Ủy Ban Điều Phối Năng Lượng Hạt Nhân Hoa Kỳ (American Reconcile Nuclear Powers Committee) yêu cầu Tổng Thống Barack Obama duyệt xét lại độ an toàn của hơn 200 nhà máy điện hạt nhân trên toàn liên bang để tránh tai họa như vụ Chernobyl và Fukushima. Tháng 3 là tháng tại Nhật Bản cấp phổ thông trung học tốt nghiệp, nhưng có đến cả ngàn học sinh không đến nhận văn bằng tốt nghiệp. Nhiều học sinh nhận văn bằng đã rơi lệ vì thiếu bóng bạn đồng môn vì một số đã chết, một số khác mất tích.
Những kẻ cầm đầu Đảng CSVN có học bài học Fukushima hay không mà qua lời một người được gọi là Chủ nhiệm Tiểu Ban Năng Lượng Quốc Hội trả lời báo chí rằng: sách lược xây dựng 4 nhà máy điện hạt nhân tại tỉnh Ninh Thuận không có gì thay đổi, vì đấy là kế hoạch lớn của Đảng và Nhà Nước như kế hoạch khai thác Bauxite(?). Theo kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Đảng CSVN thì ngân sách sẽ phải đài thọ lên đến 30 tỷ Mỹ kim và sẽ hoàn tất vào năm 2030. Nhưng có một số yếu tố rất quan trọng là Việt Nam chưa có đội ngũ chuyên gia Hạt nhân, mặc dù một số nước như Mỹ, Pháp, Nga sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam, nhưng chuyên gia Việt Nam mới là yếu tố chính và hiện nay Việt Nam chưa sẵn sàng đội ngũ chuyên gia nhà máy điện hạt nhân. Tiến hành xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong khi chưa có đội ngũ chuyên gia không khác gì đặt chiếc cày trước con trâu. Đây là một nghịch lý mà những kẻ cầm đầu đảng CSVN có thói quen không bao giờ biết lắng nghe lẽ phải và nghĩ đến lợi ích và an toàn cho người dân mà chỉ nghĩ đến quyền lợi cá nhân và đảng CSVN.