Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

TỪ VỤ TUNISIA ĐẾN AI CẬP

SẼ CÒN NHIỀU

CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI SỤP ĐỔ...

+Phong Trào Cách Mạng quần chúng Tunisia lan rộng đến Ai Cập.
+Giới trẻ tại Tunisia và Ai Cập đã đóng vai trò quan trọng trong hai cuộc Cách Mạng Quần Chúng Tunisia-Ai Cập. Các chế độ độc tài đảng trị trên Thế Giới tuần tự sẽ sụp đổ.


NGUYỄN HƯƠNG NHÂN

Khởi đi từ vụ một thanh niên 27 tuổi sau khi tốt nghiệp Đại Học không tìm được việc làm đã tự thiêu phản đối chế độ độc tài Tunisia do Tổng Thống Zin El Abidine Ben Ali cầm đầu. Vụ tự thiêu của người thanh niên Tunisia được các trang web, facebook phổ biến rộng rãi đã tạo nên một phong trào quần chúng nổi dậy khắp nơi trên đất nước Tunisia, một Quốc Gia Bắc Phi chỉ có chưa đến 10 triệu dân và một nền kinh tế suy yếu, nhưng lại tập trung nhiều quyền hành vào tay Tổng Thống Ben Ali và gia đình ông ta trong suốt 27 năm cầm quyền. Cuối cùng trước phong trào quần chúng nổi dậy như vũ bão, Tổng Thống Ben Ali phải bỏ nước chạy trốn qua Saudi Arabia. Trước đó vợ ông bà Leila Ben Ali đã trốn qua Dubai thủ đô của Saudi Arabia mang theo 1.5 tấn vàng và nhiều tài sản quý giá khác. Từ bài học Quốc Gia Bắc Phi Tunisia, giới trẻ tại Ai Cập đã sử dụng hệ thống Internet qua một số những trang Blog, các Website kêu gọi quần chúng tập hợp từ địa phương này đến địa phương khác tuần tự đổ ra đường phố biểu tình. Các chuyên viên Điện toán trẻ của Ai Cập đã trù liệu phản ứng của chính quyền Hosni Mubarak cho nên đã kêu gọi quần chúng phân tán mỏng, không tập hợp đông đảo một địa điểm có thể bị phát giác. Một kỹ sư Khoa Học Điện toán 30 tuổi được xem như "Master Mind", người dẫn dắt phong trào quần chúng nổi dậy qua hệ thống Internet toàn cầu và thiết lập nhiều trang Webs, tổ chức nhiều Blog để thông báo cho nhau trên toàn quốc Ai Cập. Sau khi ông Hosni Mubarak từ chức Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng được thành lập có một phóng viên hỏi người kỹ sư 30 tuổi này có muốn tham gia chính quyền không? Anh trả lời rằng: Chính trị không thích hợp với tôi.
Khởi đi từ ngày 25 tháng 1 năm 2011 và chỉ trong một ngày quần chúng đổ về Quảng Trường Cách Mạng Tahrir thủ đô Cairo Ai Cập lên đến nhiều trăm ngàn người đủ mọi thành phần, trong số này thanh niên nam nữ chiếm đến 60%. Hầu hết mọi người trên tay đều có cell phone và họ gọi liên tục cho những người thân còn ở trong nhà hãy đổ ra đường phố khắp nước Ai Cập. Thành phố nào cũng có người biểu tình ngoài đường làm tắc nghẽn giao thông. Ông Mubarak ra lệnh cho cảnh sát đàn áp và tổ chức nhóm người biểu tình ủng hộ, hành hung các phóng viên quốc tế. Sự kiện này gây bất bình cho Thế Giới. Hoa Kỳ qua lời Ngoại Trưởng Hillary Clinton đã chỉ trích tổng thống Hosni Mubarak là đã xem thường dư luận Quốc Tế và không tôn trọng các Công Ước Quốc Tế Về Quyền Tự Do Thông Tin Báo Chí. Tổng Thống Mỹ Barack Obama cũng lên tiếng yêu cầu Tổng Thống Ai Cập Hosni Mubarak không thể sử dụng bạo lực đối với phong trào quần chúng mà phải tìm một giải pháp chính trị tốt đẹp để giải quyết vấn đề đang sôi động tại Ai Cập. Liên tiếp hơn hai tuần lễ số người biểu tình đòi thay đổi chế độ Hosni Mubarak lên đến cao độ và họ tập trung về thủ đô Cairo với con số kỷ lục gần 1 triệu người, họ dựng lều ngủ lại ban đêm. Quân đội được điều động đến thay lực lượng cảnh sát ngoài đường phố. Nhưng đứng trước cao trào Cách mạng Quần Chúng quá mạnh mẽ, quân đội ngần ngại không dám nổ súng vào dân. Tối 1 tháng 2 năm 2011, tổng thống Hosni Mubarak lên đài truyền hình đọc thông điệp kêu gọi dân chúng giải tán, ôn ta cho biết sẽ tiếp tục lãnh đạo đất nước cho đến tháng 9 năm 2011 sẽ không tái tranh cử nhiệm kỳ 7. Nhưng dân chúng phản đối dữ dội, dũng mãnh hơn và đã có dấu hiệu quân đội đã đứng về phía quần chúng. Sự kiện này khiến ông Mubarak thức tỉnh, không còn trông cậy vào Quân đội nữa, mặc dù trước đó ông Mubarak đã gọi người con trai lớn đang giữ chức Tư Lệnh một quân khu về Cairo dự định sẽ trao quyền lãnh đạo lại cho người này, nhưng Tương Hosni Gamai đã thẳng thắn từ chối lời yêu cầu của bố đảm nhận trách nhiệm lãnh đạo Quốc Gia. Ông Mubarak phải trao quyền lại cho Phó Tổng Thống Omar Suleiman từng là một Tướng Lãnh trong quân đội Ai Cập, bạn thân của ông Mubarak. Nhưng phong trào quần chúng không chấp nhận, sự phản đối càng mạnh mẽ hơn, buộc ông Hosni Mubarak phải ra đi và giải tán toàn bộ Nội Các.
Tối 11 tháng 2 năm 2011, chỉ có 3 phút ngắn ngủi, Phó Tổng Thống Omar Suleiman lên Đài Truyền Hình Quốc Gia đọc bản thông báo: Tổng Thống Hosni Mubarak từ chức trao quyền lại cho Quân Đội. Ông Mubarak và gia đình đêm 11 tháng 2 đã âm thầm đến khu nghỉ mát bên bờ Địa Trung Hải Sharm el-Sheikh cách thủ đô Cairo 250 dặm. Quân đội đã thành lập Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng do hai Tướng lãnh đứng đầu, một trong hai viên tướng này đang giữ chức Bộ Trưởng Quốc Phòng 76 tuổi được đào tạo tại Liên Ban Sô Viết trước đây và một viên tướng thứ hai 67 tuổi được đào tạo tại Hoa Kỳ Tốt nghiệp Học Viện Quân Sự West Point. Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng loan báo: Giải tán Quốc Hội, ngưng thi hành Hiến Pháp trong vòng một năm để tổ chức bầu cử Quốc Hội và Tổng Thống dân sự với tham gia của nhiều thành phần trong xã hội Ai Cập. Nhưng tình hình Ai Cập không đơn giản vì lực lượng "Huynh Đệ Hồi Giáo" (The Muslim Brotherhood) sẵn sàng gia nhập vào chính quyền và không loại trừ đòi hỏi của họ là thành lập một chính quyền Hồi Giáo tại Ai Cập. Trở ngại thứ hai là hai tướng lãnh trong Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, một xuất thân từ Liên Bang Sô Viết, một xuất thân từ Học Viện Quân Sự Mỹ. Hai Khuynh hướng chính trị này sẽ đối chọi nhau trong chánh phủ tương lai của Ai Cập. Điều chắc chắn rằng Liên Bang Nga sẽ tạo ảnh hưởng đối với viên tướng xuất thân từ Học Viện Nga và Mỹ cũng sẽ tạo ảnh hưởng đối với viên Tướng xuất thân từ Học viện Quân sự Mỹ.
Ai Cập là đồng minh thân thiết với Mỹ, kể từ năm 1981 sau vụ Tổng Thống Ai Cập Anwar Sadat bị ám sát chết. Tướng Hosni Mubarak đang giữ chức Tư Lệnh Không Quân ra tranh cử Tổng Thống và sau đó liên tiếp tái "đắc cử" (?) 6 nhiệm kỳ dưới chiếc ô dù của Mỹ. Ông Mubarak ban bố thiết quân luật kể từ năm 1981 cho đến ngày nay và sau 30 năm cai trị lợi tức của người Ai Cập chỉ có 3 Mỹ kim một ngày. Suốt 30 năm che chở Hoa Kỳ đã không có biện pháp buộc ông Mubarak thay điổ chính sách cai trị độc tài và tình trạng này kéo dài 30 năm, để ngày nay nổ ra cuộc Cách Mạng Quần Chúng lật đổ chế độ Hosni Mubarak. Ngọn lửa Cách mạng từ Tunisia (Cách Mạng Hoa Lài) cho đến Cách Mạng Tự Pháp Ai Cập đã lan đến một số Quốc Gia khác trong khu vực Bắc Phi, Châu Phi như: Bahrain, Lybia, Algeria, Kenney v.v..Tai Bahrain và thủ đô Alger của Algeria đã xảy ra đụng độ giữa người biểu tình đòi Dân Chủ và chính quyền làm một số người chết và bị thương cả hai bên biểu tình và chống biểu tình. Câu hỏi đặt ra là những Quốc Gia độc tài như Trung Cộng, Bắc Hàn, Việt Nam, Miến Điện, Cuba, Iran liệu có thể đứng vững sau phong trào Cách Mạng Quần Chúng tự phát tại Tunisia, Ai Cập, Algeria, Bahrain, Yemen v.v..Và nếu Cách mạng nổ ra thì Quân Đội các nước này có nổ súng vào dân chúng hay đứng về phía quần chúng như tại Tunisia, Ai Cập?
Theo nhận định của Tiến Sĩ Standley Kober thuộc một Viện Nghiên Chiến Lược tại Hoa Kỳ thì: hiện còn quá sớm đánh giá cuộc cách mạng quần chúng tự phát Ai Cập, vì Quân Đội đã nắm quyền. Ai Cập có 80 triệu dân, 30 năm cai trị, ông Mubarak chỉ cải tổ kinh tế, do đó khi đã nắm trọn quyền hành trong tay thì Quân đội có thể đi theo con đường của Hosni Mubarak, nếu Phong Trào Cách Mạng Quần Chúng bộc phát rồi sau đó tự động dập tắt không có người hướng dẫn. Ngân hàng Thụy Sĩ đã phong tỏa tài sản của Hosni Mubarak trị giá khoảng 30 tỷ Mỹ kim. Tại Hoa Kỳ nhiều bất động sản ở Nữu Ước, Los Angeles cũng trị giá khoảng 30 tỷ Mỹ kim, nhưng chánh phủ Mỹ chưa đưa ra thông báo về số tài sản này. Tài sản của cựu Tổng Thống Tunisisa và gia đình cũng bị phong tỏa tại Thụy Sĩ, Pháp trị giá khoảng 30 tỷ Mỹ kim, đó là tài sản biển thủ của nhà nước từ các khoản viện trợ Quốc Tế để xây dựng và phát triển đất nước.