Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

SAU 35 NĂM THUA TRẬN

MỚI HỘI THẢO RÚT KINH NGHIỆM

VỀ VIỆT NAM?

 

* Kẻ hoạch định chính sách bỏ rơi VNCH ngày nay lại ngụy biện rằng "Mỹ không tìm hiểu nghiên cứu Việt Nam trước khi đổ quân vào miền Nam...(Henry Kissinger, trong Hồi ký: Crisis...). * Người thiết lập "Phòng tuyến điện tử Mc Namara" lại cho rằng: Chiến tranh Việt Nam là một thảm kịch, một chính sách sai lầm ghê tởm? McNamara, cuốn: "Argument Without End-In Search of Answers to the Vietnam Tragedy..." (Tranh luận không ngừng để tìm câu trả lời về thảm kịch Việt Nam). .

 

NGUYỄN HƯƠNG NHÂN

 

Hai nhân vật điều hành chính sách chiến tranh Việt Nam là Robert S.Mcnamara (Cố Vấn An Ninh dưới thời Tổng Thống John F.Kennedy) và Henry Kissinger (Cố Vấn An Ninh dưới thời Tổng Thống Richard Nixon) từ năm 1960 đến năm 1974. Robert S.McNamara người chủ trương thiết lập "Phòng Tuyến Điện Tử McNamara" dọc theo sông Bến Hải. (Các xã Gia Môn, Gia Linh chạy đến chân dãy Trường Sơn thuộc Quận Cam Lộ Tỉnh Quảng Trị) có chiều ngang 500m là một hàng rào điện tử tối tân nhằm ngăn chặn các lực lượng Cộng sản từ bờ Bắc Hải xâm nhập vào miền Nam. Thế nhưng hàng rào điện tử nầy tỏ ra không hữu hiệu khi các Sư Đoàn Quân đội CS miền Bắc xâm nhập miền Nam không vượt qua sông Bến Hải mà đã men theo phía Nam của dãy Trường Sơn Tỉnh Quảng Trị vào mùa hè năm 1972 để đánh chiếm các Quận, Huyện của Tỉnh Quảng Trị, tạo nên Đại lộ Kinh hoàng của mùa hè 1972. Tháng 1 năm 1967 tại một cuộc thuyết trình ở Bộ Quốc phòng Mỹ với bản đồ ghi rõ rằng: "Tuyến đường xâm nhập" (Ruotes of Infiltration) McNamara biện minh cho quan điểm của ông ta rằng: Hàng rào Điện tử McNamara có hiệu quả ngăn chặn làn sóng Cộng quân từ miền Bắc xâm nhập vào miền Nam (Vietnam A History, by Stanley Xarnow, The Viking Press, New York, 1983). Nhưng trên thực tế thì khác hẳn, Cộng quân không xâm nhập qua sông Bến Hải mà đã sử dụng những tuyến đường khác để đưa quân vào Nam. Sự tốn kém của phòng tuyến McNamara lên đến 60 triệu Mỹ kim gồm có các bãi mìn, hàng rào kẽm gai và hàng ngàn đôi mắt điện tử được gắn dọc theo các bãi mìn chạy dài 16km bờ Nam sông Bến Hải.

Thế nhưng sau ngày chiến tranh kết thúc thì ông Robert McNamara lại cho rằng: "Chiến tranh Mỹ – Việt là một chính sách sai lầm ghê tởm" (Americans Vietnam War Policy Terribly Wrong). Ông McNamara còn cho rằng: Chiến tranh Việt Nam là một thảm kịch (Vietnam War of Tragedy). Ông Robert S.McNamara đã bỏ ra 3 năm từ năm 1995 đến năm 1998 để đến Hà Nội gặp Võ Nguyên Giáp và một số Tướng lãnh Cộng sản cũng như Ủy viên Bộ Chính trị như Nguyễn Đình Ước, Nguyễn Khắc Huỳnh, Lưu Đoàn Huỳnh và cả 6 cuộc tiếp xúc, phỏng vấn với các cán bộ cao cấp CSVN. Trong cuộc hội kiến với Võ Nguyên Giáp, Giáp lạnh lùng nói với McNamara rằng: "Chúng tôi chiến đấu vì Tổ Quốc và Dân Tộc, còn các ông chiến đấu dưới danh nghĩa xâm lăng..."(?) Gặp các Tướng lãnh và Ủy viên Trung Ương Đảng khác thì cũng dùng một lập luận ngụy biện và hàm hồ. Ông McNamara không hiểu được kẻ xâm lăng chính là tập đoàn Đảng CSVN. Từ McNamara đến Henry Kissinger đều tỏ ra ngây thơ không hiểu gì về Chủ nghĩa Cộng sản và sách lược của Đảng CSVN từ năm 1954 đã mưu đồ xâm lăng miền Nam sau Hiệp định Geneve chia hai đất nước.

Về lại Mỹ, ông McNamara cho xuất bản cuốn sách có tựa đề: "Argument Without End-In Search of Answers to the Vietnam Tragedy" (Tranh luận không ngừng để tìm câu trả lời về thảm kịch Việt Nam) do nhà xuất bản Public Affairs New York phát hành năm 1999. Trong cuốn sách nầy, ông McNamara cho rằng: "Chiến tranh Việt Nam là một thảm kịch", nhưng chính ông McNamara là người hoạch định chính sách Quốc Phòng. Năm 1965 McNamara ra lệnh đưa quân chiến đấu đến Việt Nam và đến năm 1967 thì quân số đã lên đến 550,000 người. Thế nhưng trong cuốn sách ông McNamara cho rằng đến ngày nay Mỹ vẫn chưa tìm được câu giải đáp thỏa đáng cho thảm kịch Việt Nam (?). Đối với Henry Kissinger cũng không khác gì McNamara, nghĩa là không hiểu gì về cuộc chiến tranh hai miền Nam – Bắc Việt Nam mà kẻ xâm lăng vẫn là tập đoàn Đảng CSVN với mưu đồ chiếm trọn miền Nam, do đó họ đã bố trí hằng trăm ngàn cán bộ đảng viên ở lại miền Nam không tập kết ra Bắc theo Hiệp định Geneve năm 1954 và ép buộc các cán bộ đảng viên lấy vợ sinh con và chính thành phần nầy hai mươi mốt năm sau (1975) trở thành lực lượng nòng cốt nổi dậy cùng quân miền Bắc đánh chiếm miền Nam. Henry Kissinger là bộ não của Richard Nixon trong sách lược thiết lập bang giao với Trung Cộng vào năm 1974. Trước đó vào năm 1968 Richard Nixon đến Bắc Kinh với tư cách "Đại diện Hãng nước ngọt Cocacola". Năm 1969 Nixon đắc cử Tổng Thống đã cử Henry Kissenger đến Bắc Kinh thiết lập đường dây nóng Hoa Thịnh Đốn – Bắc Kinh. Kể từ đó, dư luận cho rằng Mỹ muốn bỏ rơi VNCH bắt tay Trung Cộng vì lợi ích Kinh tế hơn là đồng minh thân thiết với VNCH.
Tháng 1 năm 1972 Richard Nixon với tư cách Tổng Thống Mỹ đến Bắc Kinh do sự sắp xếp của Henry Kissenger. Trong một phiên họp giữa Mao Trạch Đông – Chu Ân Lai với Richard Nixon và Henry Kissenger, họ Mao trải bản đồ Thế giới lên bàn nói với Richard Nixon và Henry Kissenger rằng: "Nếu các ông muốn bang giao với Trung Quốc phải rút quân ra khỏi Việt Nam và đặt dưới quyền giám sát của Trung Quốc 3 nước Đông Dương". Richard Nixon ngầm đồng ý yêu sách nầy của họ Mao. Thế nhưng trong cuốn sách có tựa đề: "Crisic – The Anatomy of Tow Mayor Foreign Policy Crises" Henry Kissenger trốn trách nhiệm giàn xếp xóa bỏ VNCH và cho rằng: Đó là sự khủng hoảng chính trị (?). Một sự kiện đặc biệt trong chính sách của Richard Nixon (Do Kissenger sắp xếp giàn dựng) là sau khi Mỹ – VNCH ký Hiệp định Paris năm 1973 thì Quốc Hội cắt ngân khoản 700 triệu Mỹ kim viện trợ quân sự cho VNCH thì ngày 6 tháng 10 năm 1973 Henry Kissenger đến Do Thái gặp bà Golda Meir Thủ Tướng nước nầy loan báo tin mừng là Quốc Hội Mỹ đã chấp thuận ngân khoản viện trợ quân sự 700 triệu Mỹ kim cho Do Thái. Ngân khoản nầy trước đó Quốc Hội Mỹ đã chấp thuận cho VNCH. Tháng 12 năm 1972 Richard Nixon và Henry Kissenger trở lại Bắc Kinh sau đó đến Thượng Hải đã cùng Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai ký bản Thông Cáo Chung và vấn đề VNCH như đã được hai bên định đoạt.

Ngày 29 tháng 9 năm 2010, Bộ Ngoại giao Mỹ tổ chức Hội thảo: "Rút kinh nghiệm về Việt Nam" (?) Tại cuộc Hội thảo này có mặt Kissenger và ông ta đã lên tiếng chỉ trích các chính quyền Mỹ từ John F.Kennedy đến Richard Nixon, Gerald Ford đều không hiểu Việt Nam, không nghiên cứu Việt Nam trước khi đổ quân vào (?) Henry Kissenger là người điều hành chính sách Ngoại giao của hai đời Tổng Thống Mỹ là Richard Nixon và Gerald Ford, vậy mà ông ta lại chỉ trích các Chính phủ Mỹ không hiểu về Việt Nam. Giáo sư George C.Herring dạy khoa chính trị, lịch sử tại Đại Học Kentucky, trong tác phẩm: "Americas Longest War: The United States and Vietnam 1950-1975" Nhà xuất bản Alfred, New York 1979, Giáo sư George Herring căn cứ theo tài liệu Bộ Quốc Phòng (Pentagon Papers in 1971) cho biết "Dưới chính quyền Tổng Thống Harry Truman sau năm 1940 nêu ra câu hỏi sự hiện diện của Chủ Nghĩa Cộng Sản tại miền Nam Việt Nam và làm thế nào để miền Nam Việt Nam có được nền độc lập từ tay người Pháp và tạo điều kiện giúp họ (Miền Nam Việt Nam) chiến thắng Cộng sản miền Bắc..." (Under the President Harry Truman late 1940s successive Administration questioned the assumption that the national interest required the dental of South Vietnam to Communism. The result was the qradual, yet inescapable, intervention in a local civil conflict. At first the United States sought to uphold French control, then to build and maintain South Vietnamese Independence and finally to deny victory to North Vietnam...".

Trong cuốn "Franklin D.Roosevelt and Indochina" Tổng Thống Roosevelt tiếc lộ rằng tại Hội nghị Yalta với Stalin, Churchill ông đã đưa ra mô thức tìm cách giúp các nước Á Châu có được nền Độc lập tự chủ. Như thế không thể nói rằng Mỹ không hiểu gì về Việt Nam như Henry Kissenger đã nói trong cuộc Hội thảo "Rút kinh nghiệm về Việt Nam". Henry Kissenger và McNamara hiểu rõ về Việt Nam, nhưng vì quyền lợi Kinh tế và Chiến Lược (Chống Nga) với Trung Cộng cho nên VNCH trở thành nạn nhân của sách lược "Domino" Henry Kissenger vạch ra cho Richard Nixon năm 1972. Ngày nay cả Henry Kissenger và McNamara đều chạy tội trước lịch sử. Bình luận gia Micheal Beschloss viết trên tờ Newsweek sổ ra ngày 11/08/2003 về Henry Kissenger rằng: "Ông ta là bậc thầy của ngành Ngoại giao, bây giờ thì ông ta muốn để lịch sử phán xét việc làm của ông ta..."(He was the Master diplomat of his time. Now hes got his eye on Historys Verdict...". Hy vọng trong tương lai Hoa Kỳ không có những nhân vật như McNamara, Henry Kissenger có quyền lực nhưng thiếu phẩm cách và vô trách nhiệm làm hoen ố Lịch sử Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ.