Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

THE KARATE KID

 

Dre Parker: Jaden Smith

Mr. Han: Jackie Chan

Sherry Parker: Taraji P. Henson

Meiying: Han Wenwen

Cheng: Wang Zhenwei,  

Master Li: Rongguang Yu 

Directed by Harald Swart.

Bài Nguyễngọchấn  

Hình Columbia Pictures

 

Đề tài làm phim về võ sĩ tí hon bất đắc dĩ đã được dựng thành nhiều phim. Từ năm 1984 với Pat Morita đóng vai ông Miyagi dạy chú Mỹ con Karate và thắng giải võ thuật quốc tế. Bộ phim cùng tên đã ra tới 2 cuốn được khán giả Hoa kỳ mê lắm, và cũng nhờ đó dấy lên phong trào Mỹ con học  quyền thuật đủ loại. Đề tài võ thuật còn ăn khách đã được ấp ủ  và  hâm nóng, đưa lên màn ảnh.

Thông thường đề tài phim làm lại có thể không ăn khách nếu không có những yếu tố câu khách mới. Columbia biết điểm này đã khai thác triệt để và “The Karate kid” năm 2010 thắng lớn là nhờ những đóng góp mới. Trước hết, về nhân sự, hãng phim đã mời được tài tử quyền cước số một là Thành Long. Về trình diễn võ thuật trong phim ảnh, Thành Long (Jackie Chan) không ăn ai, nhưng lối đóng phim của ông làm cho người xem nhẹ nhàng, không thấy là phịa quá; Chẳng hạn như, một người tay không giết hàng trăm người với võ khí cùng mình. Phim Thành Long đóng có pha chút diễu cợt, chọc tức đối phương, chơi những đòn xà bát làm cho khán giả cười khi ông hạ địch thủ. Khán giả chấp nhận chuyện ông hạ bao nhiêu địch thủ cũng được, vẫn thấy hợp lý.

Thứ hai, tài tử chính của cuốn phim chắc hẳn trong tương lai không xa lắm sẽ là thần tượng thế hệ thứ hai. Con trai tài tử Will và Jada Pinkett Smith. Jaden Smith đóng vai chú bé Mỹ theo mẹ sống ở giữa cái rốn Trung Hoa, Chú bé chẳng biết một tí võ vẽ nào,một tiếng Tầu bẻ đôi cũng chẳng biết, bị bạn học ăn hiếp, đục lên rượt xuống, thế mà chưa đầy một năm sau đã chiếm chức vô địch võ thuật trong cuộc tranh tài với những thanh niên chính quốc.

Thêm một điểm nữa cũng khá ngoạn mục là, phim được thực hiện  với cảnh vật chính hiệu ở Bắc kinh, những địa danh nổi tiếng thế giới tự nó đã tô điểm  cho cuốn phim sự tò mò của khán giả  Mỹ và Tây phương như Vạn lý Trường thành, Thiên An môn, Cấm thành và những khung cảnh nhộn nhịp phố xá Trung Hoa. Khán giả bị choáng ngợp bới ngoại cảnh rồi thì nội dung chỉ là chuyện nhỏ.

Sherri Parker (Taraji P. Hensen), mẹ Dre Parker (Jaden Smith) làm trong kỹ nghệ xe hơi đã lâu, mới ly dị thì mất việc. Ít lâu sau chị được một hãng chế tạo đồ phụ tùng xe ở Trung Hoa thuê qua làm việc tại Bắc kinh. Dre miễn cưỡng phải theo mẹ rời Detroit sang sống ở một nơi mà nó chưa biết một chữ Hoa. Dre 12 tuổi nhưng  nhỏ con như mới lên 10. Dre vấn tóc thành lọn, để mấy cái đuôi lòng thòng ra phía sau trông như con gái.

Hai mẹ con dọn vào một chung cư ngay giữa thành phố Bắc kinh. Ngôn ngữ bất đồng, văn hoá khác biệt hai mẹ con phải cố hoà mình với láng giềng. Hôm đầu  Dre gặp ông Hán (Jackie Chan), nhân viên bảo trì chung cư phàn nàn chuyện nhà tắm không có nước nóng. Ông giải thích ở đây muốn có nước nóng, phải mở nút nấu nửa giờ trước khi tắm, Dre nói ở Mỹ lúc nào cũng có nước nóng,tưới cây cũng bằng nước nóng. Ông chê người Mỹ phí phạm nhiên liệu.

Dre xuống sân chơi làm quen với bạn mới, đánh bóng rổ với mấy đưá con trai nhưng Dre chú ý cô con gái ngồi trên ghế đá với cái đàn violin. Dre lân la lại làm quen, may quá cô gái Tầu nói được tiếng Mỹ. Meiying (Han Wenwen) cũng trạc tuổi với Dre nên chỉ vai câu trao đổi hai cô cậu đã thân mật với nhau. Như vậy thời gian ở Bắc Kinh hy vọng sẽ bớt tẻ nhạt, Thế nhưng không ngờ đó lại là đầu mối đưa tới những rắc rối sau này.

Trong đám con trai trong xóm, thằng Cheng (Wang Zenwei), lớn hơn Dre chừng một hai tuổi cũng để ý cô bé chơi đàn violin. Cheng có một băng lóc chóc nghênh ngang, kiếm chuyện đục Dre một trận mở màn. Meiying nhẩy vào can nhưng 6 đưá bé Tầu  vẫn đấm đá túi bụi đánh, Dre bầm cả mắt.

Hôm sau Sherri đưa Dre đến trường xin học. Chữ nghĩa chưa biết  nó gặp lại Meiying trong phòng ăn. Chẳng bao lâu đồng bọn Cheng lại đến gây sự, hất nguyên mâm đồ ăn vào người Dre. Bọn Tầu lùa Dre vào góc trường dọa đánh tiếp tục đánh. Cuối tuần hai mẹ con đi thăm cấm thành, Dre rất ái mộ cảnh hàng trăm võ sinh thiếu lâm trước sân cỏ Thiên An Môn. Nó thích thú với cảnh luyện võ tập thể nhịp nhàng. Trên đường về Dre lôi mẹ vào một võ đường nhỏ, sư trưởng Master Li (Rongguang Yu), tướng tá dữ dội, nghiêm khắc với các võ sinh khi họ luyện tập khó nhọc. Bất chợt Dre nhìn thấy Cheng trong đám võ sinh của Master Li. Nó cảm thấy bất ổn hơn vì biết thằng cầm đầu là một võ sĩ hung bạo.

Dre căm thù bọn lưu manh, nó không đủ sức đánh lại bọn thằng Cheng, nó chỉ có thể trả thù bằng chiến tranh du kích. Dre rình nấp nơi bọn Cheng ngồi đấu láo,  nó hất xô một xô đầy nước cống vào bọn Cheng. Bọn chúng phát hiện ra, rượt theo đến tận sân khu chung cư. 6 đưá khoá trái cổng, đưá khoá tay Dre, cả bọn nhào vô đánh Dre không nương tay. Dre nằm bất tỉnh dưới đất mà Cheng vẫn chưa tha, nó nhẩy tới nhắm bụng Dre đá cú kết liễu, nhưng, bàn chân nó bị chận lại. Người nắm lấy chân nó là ông Hán. Ông bảo chúng ngừng tay. Bất chấp lời nói của người lớn tuổi, cả bọn nhào vô đấm đá ông già. Ông Hán chỉ đỡ và tránh né để đưá này đánh trúng đưá kia. Cuối cùng ông lột chiếc áo Jacket của Cheng, cởi ra nửa chừng, dùng đó làm  vũ khí, trói cả bọn chúng thành một cục và để chúng tự do cởi trói bỏ đi. Ông Hán ẵm Dre về nhà chữa trị cho chú bé.

Trong lúc được ông Hán chữa vết thương, Dre nhớ lại võ nghệ của ông đã dạy cho bọn lưu manh một bài học. Dre xin ông dạy võ cho nó. Ông Hán khuyên chú bé, võ thuật không dùng để đánh nhau hay trả thù. Tốt nhất là hòa bình, tránh đổ máu. Ông đính thân dẫn Dre tới võ đường của Cheng. Chứng kiến cảnh master Li ta dạy đám võ sinh, không được ngừng tay khi địch thủ yếu thế, không nhân nhượng, không tha thứ, ông  Hán ngỡ ngàng thấy một võ sư lỗi võ sĩ đạo.  Hán chỉ muốn đến méc tội 6 võ sinh của ông Li, đánh một thằng nhỏ hơn. Master Li gây sự, thách thức ông Hán hoặc Dre phải đánh tay đôi với học trò ông. Hán nói, ngược lại, Dre không phải là học trò của ông, nó cũng chẳng biết võ nghệ gì, Dre chỉ là một đưá bé nước ngoài mới vào sinh sống ở Bắc kinh. Cheng và đồng bọn đã quấy phá, đánh đập nó nhiều lần. Nhưng, nếu muốn, ông Hán thách lại, sẽ dạy cho Dre tham dự cuộc thi võ diễn ra tại Bắc Kinh vài tháng tới. Đồng thời ông Hán yêu cầu võ sinh của Master Li ngừng quấy phá Dre để học chữ và tập võ.

Ông buộc lòng dạy võ cho Dre để chú bé tranh tài với Cheng. Hán dùng phương cách luyện tập  gia truyền. Bằng những động tác rất tầm thường, như, cứ ởi áo ngoài, máng áo lên cột, lấy ra, buông xuống đất, và lập lại chu kỳ này hàng ngàn lần mỗi ngày. Dre chẳng hiểu gi đâm ra  nản lòng định bỏ cuộc. Cuối cùng ông Hán cho biết, chỉ với những động tác tầm thường ấy, làm nhiều lần đã luyện cho Dre sự kiên nhẫn, nhanh nhẹn, cứng cỏi và phản ứng chính xác. Tuần cuối cùng ông mới đưa Dre ra chạy bộ ở Vạn lý Trường thành, leo lên đỉnh núi và  nóc nhà tập các thế võ lạ, quan sát tránh né đối diện với rắn hổ mang.  Chỉ có thế mà Dre đã sẵn sàng thi đấu với môn sinh của Master Li.

Đúng như phim được dàn dựng, chú bé Dre nhanh nhẹn và mạnh khoẻ hẳn lên. Trong cuộc tỉ thí các võ sinh đồng trang lứa được lện của Master Li  phải tập trung đánh cho thằng nhỏ Dre quẻ cẳng luôn. Lần lượt các võ sinh khác phá giò Dre để cuối cùng Dre và Cheng gặp nhau sẽ dễ hơn cho nó. Sau mấy trận trước,  Dre  mang thương tích gần què cẳng phải khiêng ra ngoài. Mẹ Dre muốn con bỏ cuộc, ông Hán để tuỳ đưá bé nhưng Dre đã quyết định trở lại võ đài đụng đầu với Cheng.

Tất nhiên là vai chính trong phim, Dre đã đánh bại Cheng dù rất chật vật. Ban giám khảo đã để Cheng trao cúp cho Dre với lời xin lỗi và chúc mừng. Dre nhận cúp vô địch, mang đến trước mặt ông Hán, kính cẩn bái tổ ông là vị võ sư quanh minh. Tất cả môn sinh của Master Li đồng loạt bỏ ông chạy sang phía ông Hán, cùng cúi đầu bái tổ và tôn vinh sư tổ mới của chúng trước tiếng reo hò vỡ toang hội trường. Master Li lủi thủi rời võ đài b ỏvề trong tủi hổ.