Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

THE HURT LOCKER

THE MOST DANGEROUS JOB

IN THE ARMY

 

William James: Jeremy Renner

Sanborn: Anthony Mackie

Owen Eldridge: Brian Geraghty

Matt Thompson Guy Pearce

"Beckham" Christopher Sayegh

Đạo diễn Kathryn Bigelow

Bài Nguyễngọchấn      

Hình Summit Entertainment

 

Tuần qua, hơn 1 tỷ khán giả khắp hoàn vũ mới xem chương trình truyền hình trực tiếp lễ phát giải Oscars lần thứ 82 tại Hollywood California. Phút giây quan trọng nhất là tuyên bố phát giải cuốn phim hay nhất năm và kế đó là giải đạo diễn tài ba nhất. Ngày 7 tháng 3 vưà qua làng điện ảnh đã chứng kiến chuyện lạ lần đầu xuất hiện trong sinh hoạt nghệ thuật thứ bẩy, một nữ đạo diễn lần đầu  đã được trao giải Oscar đồng thời, cuốn phim do bà đạo diễn cũng chiếm luôn giải phim xuất sắc nhất năm 2009. Đó là đạo diễn Kathryn Bigelow và cuốn phim “The Hurt Locker”.  Cả thế giới xôn xao, Hollywood sửng sốt vì đây là một bước tiến đáng kể cho sự thành tựu của nữ giới trong sinh hoạt nghệ thuật.

Điểm đặc sắc nhất về cuộc cách mạng này là, phim “The Hurt Locker” tranh tài với một lực lượng nhiều phim được tuyển chọn nomination nhất, có tới 10 cuốn trong đó có những tác phẩm sừng sỏ, kinh phí nhiều gấp trăm lần phim Hurt Locker, như  phim Avatar chẳng hạn, chi ra hơn 500 triệu đô, và, bất cứ cuốn phim nào khác được nomination cũng chi lên tới hàng trăm triệu, trong khi phim “The Hurt Locker” chỉ tốn   11 triệu mà đã qua mặt các đàn anh chiếm vương miện phim hay nhất năm.

Nói về giải đạo diễn lại càng lý thú hơn, Kathryn Bigelow  lần đầu được nomination tranh tài với 4 đạo diễn lừng lẫy như chồng cũ của bà James Cameron với phim Avatar mà, Las Vegas đã cá thắng 8/10; Cũng như Quentin Tarantino với phim Inglourious Basterds giới cá cược đã chấm 7/10 thế mà, tất cả 4 nam đạo diễn đã bị Kathryn đánh bại. Phim về nhì khít khao với “The Hurt Locker” là Avatar đã trở thành cuốn phim có số thu kỷ lục 2.3 tỷ đô la và chưa ngừng ở đó.

Phim Avatar làm say mê hàng tỷ khán giả khắp thế giới với đề tài người địa cầu đi tấn công hành tinh Pandora. Phim khoa học giả tưởng Avatar cũng có chút tính nhân bản, được thực hiện với kỹ thuật hình nổi, 3 D mới nhất, cảnh đẹp tuyệt vời đã không thuyết phục được hơn 6500 vị giám khảo, duyệt xét hàng trăm cuốn phim sản xuất trong năm 2009, để chọn ra 10 cuốn phim hay nhất, như vậy, vì sao một cuốn phim có ngân sách khiêm tốn này lại chiếm vương miện Oscar năm nay, mời quí bạn  ngược dòng thời gian cùng chúng tôi trở lại xem cuốn phim “The Hurt Locker” đã phát hành tháng 6 năm 2009. Phim đã ra DVD vào đầu năm 2010.

“The Hurt Locker” là cuốn phim nói về một đơn vị đặc biệt của quân lực Hoa Kỳ tham chiến ở Iraq. Trọng tâm của The Hurt Locker là tiểu đội IED (Improvised Explosive Device). Đạo diễn Bigolow than phiền quân lực Hoa Kỳ không yểm trợ bà, và không cho phép các quân nhân tham dự việc sản xuất phim trong bất cứ căn cứ quân sự nào. The Summit  đã phải thiết lập sân quay tại biên giới Jordan và nhiều cảnh chỉ cách biên giới Iraq có 3 miles. Trong khí ấy, giới điện ảnh bàn tán nhiều về việc quân lực Hoa kỳ đã yểm trợ tối đa cho đoàn quay “The Transformer”, phim khoa học giả tưởng, siêu nhân biến hoá, phá phách linh tinh. Họ tự hỏi, giữa chuyện lính Mỹ chiến đấu ở chiến trường và chuyện người hành tinh biến hoá tàn phá địa cầu thì chuyện nào thực tế, gần gũi với quân lực Mỹ hơn.

Phim The Hurt Locker gặp rất nhiều khó khăn nhưng cũng thành tựu bằng những giọt mồ hôi của hàng trăm chuyên viên và diễn viên, vật lộn giữa sa mạc để rồi chiến thắng vẻ vang không riêng hai giải Oscars lớn nhất mà họ còn chiếm thêm giải truyện phim, ráp nối phim, ráp nối âm thanh, và hoà âm, cộng chung là 6 giải.

Vào thời điểm năm 2004 Quân lực Mỹ đồn trú tại Iraq phải đối diện với lực lượng cảm tử quân và khủng bố khắp nơi. Họ dùng mìn bẫy,  bom xe, bom người tự sát khắp nơi. Để đối phó với nan đề này những toán cảm tử tháo gỡ đạn dược làm việc rất vất vả và cực kỳ nguy hiểm.

Toán IED có thượng sĩ Matt Thompson (Guy Pearce), trung sĩ Sanborn (Anthony Mackie) và chuyên viên đạn dược Owen Eldridge (Brian Geraghty). Họ được trang bị những dụng cụ tinh vi chuyên nghiệp tháo gỡ bom mìn.  Mở đầu toán IED được gọi tới tháo một ổ mìn chôn bên cạnh đường xe lửa.  Chiếc xe vô tuyến điều khiển kéo mấy thỏi TNT lảm vật kích hoả để phá nổ mìn. Nửa đường bánh xe bị rơi ra. Thopmson mặc đồ chống bom đi tới chỗ sửa xe. Bánh xe hư năng không sửa tại chỗ được, ông quyết định ôm những thỏi TNT tới đặt trên đống mìn, gài cốt nổ, cẩn thận từng bước trở về xe Hummer.

Toán lính yểm trợ quan sát các căn phố và cao ốc chung quanh. Bất chợt Eldridge thấy anh Iraq bán thịt mở điện thoại di động. Anh hô bắt dừng tay nhưng đã quá trễ, anh bán thịt bấm remote control bằng điện thoại, đống mìn giây chuyền, nổ dài dài. Thopmson bị một trái mìn nổ ngay dưới chân, anh bay bổng lên hàng chục thước rồi  vật xuống đất hộc máu chết tại trận. Cảnh vật mờ nhoà với mọi người trong đơn vị. Sanborn đau đớn xếp những vật tư trang của Thopmson bỏ vào thùng gỗ, di vật của tử sĩ sẽ được chuyển về cho thân quyết và đó là những Hurt Locker của toán IED này.  Sanborn lầm lì, Eldridge run rẩy, kinh hoàng.

Vài ngày sau trung sĩ William James (Jeremy Renner) trẻ hơn, bụi hơn đến thay thế Thopmson. Chưa kịp làm quen với đơn vị đã được gởi tới một nút chặn đường  vào thành phố Bagdad. James được Sanborn phụ mặc quân trang chống mìn  rồi chúc bạn may mắn lên đường. Trong bộ quần áo giáp kiên cố, nặng nề. James nghe Sanborn hướng dẫn từng bước đi làm cho anh khó chiụ. Đi được vài thước, James không muốn bi babysit nữa, anh mở một trái lưụ đạn khói liệng ra đường để khói làm mờ phiá sau. Sanborn gào thét vì chẳng thấy gì để yểm trợ James nữa. Từ đó James làm việc một mình, anh lần theo sợ giây điện chôn dưới cát, dừng lại dưới mấy bao rác. Sợi giây điện dẫn anh tới một trái mìn to tổ chảng. Anh định cắt sợi giây nhưng  lại bị vướng vào sợi khác. James gỡ nhẹ chốt nổ từ trái mìn này rồi lần theo sợi giây khác ngoi lên khỏi mặt cát. Sợi giây nặng tay bỗng bật lên chia thành 5 nhánh khác. James kéo thử thì thấy 5 trái mìn lớn hơn ló đầu ra dính chum vào mấy sợi dây. James cẩn thận gỡ từng cốt nổ.

Nhìn lên lầu anh thấy từ trên cao ốc, căn nhà đối diện, một thanh niên chạy từ cầu thang xuống. James gỡ cốt trái mìn cuối cùng thì tên kia cũng vừa chạy xuống tới  đâu kia của sợi giây điện. Hai nhánh giây đồng đã tuốt sẵn chỉ chấm vào nhau là mìn nổ. Hắn vừa chạy tới sợi dây thì James đưa cao cái cốt mìn. James gỡ mặt nạ xuống, một tay giả vờ móc sung, tay đưa đưa cái cốt mìn ra trước mắt hắn cười đểu, đuổI cổ hắn chạy có cờ.

Về đơn vị James và Sanborn cãi nhau. Sanborn la thất thanh:

-“Anh muốn chết thì chết một mình, đừng làm cho anh em bị liên lụy”. James  cãi lại:

-Tao phải đi từng bước, mắt nhìn, chân đạp, cứ nghe lải nhải trong lỗ tai làm sao tao tập trung vào công việc”? Tuy nhiên tất cả đều hú viá vì gần 10 trái mìn khổng lồ nếu nổ, ít nhất cũng mấy chục người mất mạng. Eldridge rất lo vì chiến trận ngày một hung bạo hơn, anh có nhiệm vụ yểm trợ kỹ thuật cho chuyên viên gỡ mìn, ngoài ra Eldridge còn đóng vai quan trọng là đếm thời gian. Anh luôn nhắc chừng hai bạn, còn 100 ngày từ từ đếm ngược xuống.

Trong thời gian đồn trú tại tỉnh James làm quen với chú bé 12 tuổi người Iraq. Chú bé đi bán dạo phim XX cho lính Mỹ. Chú bé xưng tên Backham, James và chú bé vui đùa sau những việc làm nguy hiểm, ít lâu sau James không thấy Backham đi bán nữa. Hỏi thăm bạn hang thì không ai biết chú bé đi đâu mất.

Đến ngày thứ 38 toán IED được gọi tới trụ sở Ủy Hội quốc tế. Đại tá chỉ huy lực lượng đồn trú cho biết một chiếc xe lạ  bay vào tới cổng chính thì tài xế bị bắn hạ. Tất cả đều biết đây là một khối mìn bom vĩ đại sẽ phát nổ vào bất cứ lúc nào. Sự tàn phá có thể kinh khủng. Bằng moị giá IED phải  phá hủy.

Toán tháo mìn được quân đội yểm trợ vòng ngoài. Tất cả nhân viên đã được di tản ra khỏi tòa nhà. Chung quanh những cao ốc vẫn có những người Iraq khả nghi, đứng quay phim diễu cợt. Quân đội không có lý do bắn hạ họ.

Đây là một vụ lớn quan trọng, hàng ngàn con mắt bạn và thù nhìn vào. James mặc áo giáp và dụng cụ đầy đủ, kềnh càng từng bước tiến đến chiếc xe. Gần tới James dừng lại gỡ từng món quân trang quân dụng liệng xuống đường. Sanborn quát:

-Mày làm cái trò gì đó?

James bình thản:

-Mặc đồ nặng nề như thế này làm sao di chuyển, làm sao làm việc, nếu có chết tao muốn được chết thoải mái.

-Mày không được làm như vậy. Tao sẽ báo cáo với thượng cấp.

-Muốn báo cáo thì mày báo đi. Tao đếch thèm nghe mày nói nữa. Mày nói mày nghe.

Nói xong James tháo luôn cái headphone liệng xuống đất, không còn tiếp xúc gì với hậu trạm nữa. Thế rồi anh lần mò vào chiếc xe đã bị bắn nát. James cẩn thận cậy nắp máy, giây điệng chằng chịt nối vào phiá trong xe. Nhẹ cậy trunk, cánh cửa bật lên, bên trong là mấy chục trái bom to khủng khiếp. James lần mò từng mối dây của từng trái bom, gỡ được một số nhưng nguồn điện chính anh vẫn chưa tìm ra.

Bên ngoài Sanborn tức tối, nhìn James loay hoay mãi mà không biết anh nghĩ gì, làm gì. Lúc James chán nản ngồi dựa vào thành xe hút thuốc càng làm cho mọi người lo ngại hơn. Từ xa họ gào thật to ra lệnh vu vơ cho James. Ngồi nghỉ một lúc, James nghĩ ra manh mối, anh nhẹ nhàng tháo cái máy radio, lôi ra ngoài, lùa tay vào phiá trong lần thấy cái hộp đen phăng theo dây điện kéo ra một cái contact. James cắt hai mối dây vào cái contact ra dấu cho moị người đã hoàn tất vô hiệu hóa xe bom.

Đại tá chỉ huy trưởng đến tận xe bắt tay hỏi han, khen ngơi James. Ông hỏi,  James cho biết tính luôn 20 trái bom trên xe này anh đã tháo gỡ đươc 973 trái bom đủ loại.

Sau đó toán IED di chuyển tới một địa điểm họat động khác, họ kẹt vào cuộc đụng độ nhóm CIA với bọn bắn sẻ giữa sa mạc. James phụ Sanborn hạ mấy chốt bắn sẻ của  kháng chiến Iraq, cuối cùng họ đến xưởng chế tạo bom của bọn khủng bố. Toán James tiến vào tận đầu não chỗ làm vũ khí, James kinh ngạc thấy chú bé Backham nằm chết trên bàn. với nhiều thương tìch. James đau lòng quan sát Backham anh khám phá ra bụng chú bé có vết mổ và khâu lại. James cắt giây lùa tay vào bụng xác chú bé lôi ra một bánh thuốc nổ lớn.

Phẫn uất vì sự tàn ác của bọn khủng bố đối xử với dân bản xứ của chúng, chúng dùng xác chú bé làm bẫy, nếu lính Mỹ đến gần sẽ cho bom nổ giết them người khác nữa. James lấy bánh thuốc nổ mang về thành phố, đặt khối thuốc nổ vào đống hàng   video tape của chủ thằng cũ của Backham. Nếu chúng dùng  remote kích hỏa chất nổ sẽ giết chúng.Còn lại đúng hai ngày ở chiến trường này, tưởng sẽ yên than về nước, phút cuối Jamse lại bị gọi ra giải quyết một vụ gài bom, lần này giữa  chợ, một thanh niên Iraq la lên kếu cưú. Hắn biết bị ép gắn bom quanh bụng bắn phải chạy vào đám đông cho nổ. James đến nơi, thấy chung quanh ngực và bụng hắn là một khối bom nhiều kinh khủng, tất cả đều khoá bằng đai sắt và có đồng hồ cho nổ trong vòng vài phút. James dung kềm lớn cắt ống khóa nhưng bọn chúng dung cái khoá khá kiên cố, rang mở mãi không được. chỉ còn lại 30 giây đồng hồ mà không thể nào cắt nổi ống khoá. James phải tuiyên bố đầu hang để anh và mọi người dân đi tản kịp truớc khi bom trên người kia phát nổ. James bị bắn văng ra xa nhưng anh chỉ bị thương nhẹ.

Nhiệm kỳ Iraq chấm dứt, James về phép, anh có người tình và một con với cô ta, để hú hí. Trong khi ấy Sanborn than thở đến lúc này anh vẫn chưa có một mụn con mà tương lai chưa biết sẽ ra sao.

Sau mấy ngày phép, chúng ta lại thấy toán IED lên đường quân vụ, một toán viên nào đó  viết lên bảng trong phòng tạm nghỉ, “Còn 365 ngày sẽ hoàn tất nhiệm vụ ở chiến trường Afghanistan”.