Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

THE CURIOUS CASE OF

BENJAMIN BUTTON

 

Benjamin Button: Brad Pitt

Daisy: Cate Blanchett

Caroline: Julia Ormond

Queenie: Taraji P. Henson

Thomas Button: Jason Flemyng

Directed by David Fincher.

 

Nguyễngọchấn

 

“The Curious Case of Benjamin Button” là cuốn phim quái lạ phản khoa học, dựa theo tiểu thuyết của F. Scott Fritzgerald, xuất bản năm 1920, nói về một nhân vật khi chào đời là một ông già 80 tuổi và trẻ dần cho đến lúc chết là một bé sơ sanh.  Đây là giả thuyết của tác giả kể về trường hợp rất bất thường của Benjamin Button. Cuốn phim thực hiện với nhiều kỷ xảo điện ảnh và lôi cuốn khán giả với đôi tài tử hạng A. Điểm đặc biệt nhất là nghệ thuật hoá trang với khoảng thời gian 80 năm tuổi của Benjamin do Brad  Pitt thủ diễn. Về nghệ thuận Cake Blanchett và Brad diễn khá xuất sắc và ngay từ lúc này nhiều người đã đoán Brad có thể đọat Oscar với vai diễn khá lạ lùng này.

Bà cụ Daisy nằm thoi thóp trên giường bệnh chờ ra đi. Cô con gái Calorina (Julia Ormond) thật hiếu thảo luôn luôn túc trực trong phòng nhà thương để săn sóc, an ủi mẹ. Hôm ấy cụ Daisy có vẻ mệt mỏi, nắm tay Calorina đưa cho cô cái hộp nhỏ khoá kỹ, bên trong có vài tấm hình và một cuốn nhật ký. Bà muốn con gái đọc cho bà nghe một lần nữa truớc khi bà nhắm mắt. Calorina chiều mẹ đọc từng trang giấy nắn nót ghi những trang  nhật ký của tác giả ký tên Benjamin kể:

Thomas Button (Jason Flemyng) một kỹ nghệ gia ngành nút áo rất nổi tiếng.Vợ  chồng Thomas  hiếm muộn, đã ngoài 30 vợ ông mới có bầu đưá con đầu lòng. Thomas vui mừng chuẩn bị cho con sắp chào đời. Bụng bầu bà vợ lớn khác thường và chắc chắn con ông sẽ khỏe mạnh vì bào thai đạp tứ tung. Tới ngày sanh thai nhi lớn quá kích thước khiến cho bà mẹ bị ngất xiủ. Thomas phải chọn lựa hy sinh bà mẹ để cưú thai nhi gần chết ngộp. Bác sĩ lôi em bé ra khỏi bụng mẹ  thì ông bác sĩ té xỉu, tiếp theo là  hai cô y tá vưà nhìn thấy thai nhi đã  xiểng niểng. Đến lượt Thomas vào nhìn mặt con, ông cũng bị choáng váng nhưng mau chóng lấy được thăng bằng, vội cuốn tròn bé sơ sinh vào khăn mang ra khỏi phòng sanh.

Thomas  nhìn đứa con yêu quí mà ông chờ đợi bấy lâu. Không biết phải gọi là gì, thai nhi trông choắt cheo, mặt già khọn, đầu tóc râu ria lởm chởm như một ông già 80 tuổi. Thomas đau lòng vì sự chọn lựa hy sinh bà vợ cưú đứa con và bây giờ con anh không ra người ra ngợm. Thomas len lén ôm đưá nhỏ ra bỏ ngoài công viên.

Vợ chồng Mỹ đen Queenie (Taraji Henson) đi làm về khuya, lần theo tiếng trẻ khóc, vào công viên bắt gặp một gói vải cuộn hài nhi bị lạnh cóng. Hai người vội mang vào nhà, mở cái khăn lông ra cũng tá hoả tam tinh. Đọc mẩu giấy ghi vội: “Xin bà con gìúp nuôi bé Benjamin, mẹ cháu chết lúc sanh, tôi không đủ khả năng nuôi cháu. Mai sau sẽ hậu tạ”. Hai vợ chồng nhìn nhau, họ nghèo khó không đủ ăn, không dám sanh con làm sao cáng đáng nổi một đứa nhỏ bị liệng bỏ, nhưng chẳng lẽ mang đưá bé đi liệng. Bà Queenie quyết định nuôi Benjamin dù hình hài không giống bất cứ con giáp nào.

Benjamin nửa người nửa đười ươi, già lọm khọm, râu tóc bạc phơ. Queenie sống ở chung cư dành cho người nghèo  Benjamin không có một đưá bạn, mãi mấy năm sau mới có  cô bé Mỹ trắng, Daisy ở gần nhà qua lại làm quen và kết bạn. Daisy chẳng màng tới hình hài của người bạn kỳ lạ và chơi đuà với Benjamin rất hồn nhiên.

Thời gian qua lưng Benjamin thẳng ra, râu tóc bạc rụng dần, tóc đen mọc ra và từ từ chuyển từ hình hài ông già sang thành người trẻ. Bà con trong chung cư cũng thương bé Benjamin, người dạy đàn piano, người dạy nó làm việc lặt vặt. Benjamin phụ bố mẹ nuôi làm việc nhà, vườn tược và được bà mẹ chăm nuôi thật chu đáo.

Trong khi mọi người xa lánh thì Thomas, một người đàn ông đứng tuổi thường rủ Ben đi uống và săn sóc anh. Ben không để ý đến chuyện người lạ đối xử tốt với mình. Suốt tuổi ấu thơ Benjamin chỉ có một người bạn là Daisy (lúc lớn do Cate Blanchett đóng). Trong lúc Daisy lớn lên, già đi thì Benjamin trẻ lại thành một thanh niên tuấn tú. Daisy tỏ tình với Ben thì anh lại tránh né, cô nàng chán nản bỏ đi theo đoàn vũ và trở thành một vũ công nổi tiếng.

Bất chợt Ben được ông Thomas mời đến. Gặp ông trên giường bệnh nặng. Thomas cho biết tên ông là Thomas Button cha ruột của Benjamin. Mẹ chết ông không đủ sức và can đảm nuôi con nên  đem bỏ cho người khác nuôi. Nay rất hối hận ông đã quyết định để lại hết của cải, sự nghiệp cho Benjamin.

Bỗng dưng trở thành thanh niên khôi ngô tuấn tú lại có gia tài sự nghiệp, Ben nghĩ tới Daisy đến thăm nàng, hai người ăn nằm với nhau một lần và nàng đã mang thai. Daisy mừng bao nhiêu thì Benjamin lo lắng bấy nhiêu, sợ rằng nàng sẽ sanh con bất thường. Thế nhưng Caroline chào đời với hình hài hoàn hảo. Benjamin lại có thêm vấn đề nữa là, con gái anh mỗi ngày sẽ lớn lên, già đi trong khi anh càng ngày càng trẻ lại, đến một thời điểm nào đó Daisy sẽ phải lo lắng cho  cả chồng lẫn con. Benjamin lặng lẽ bỏ đi....

Mấy năm sau, Ben đi rồi Daisy phải tái giá, Carolina hoàn toàn không biết Benjamin là bố ruột của mình. Một ngày đẹp trời nọ, trung tâm nuôi trẻ mồ côi mời Daisy đến, chú bé chừng 12 tuổi không nhớ chuyện gì đã xẩy ra nhưng trong người có địa chỉ của bà Daisy, họ mời Daisy đến hỏi sự liên hệ. Benjamin loáng thoáng nhận ra Daisy hơi quen, chú bé không nghe lời những người khác mà chỉ biết tới Daisy.

Từ đó, hàng tuần Daisy đến thăm và chứng kiến chàng nhỏ dần và, mỗi lần đến thăm Benjamin trẻ lại. Ngày cuối cùng, Benjamin nhỏ trở thành bé sơ sanh nằm gọn trong vòng tay Daisy, màn ảnh “Fade-to-black”. Khán giả hiểu rằng đó là ngày cuối của một người đi ngược với đời sống của moị nhân vật khác trên địa cầu.