Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

SWING VOTE

ONE MAN, ONE VOTE

 

Bud Johnson: Kevin Costner

Molly: Madeline Carroll

President Boone:

Kelsey Grammer

Donald Greenleaf:

Dennis Hopper

Larissa Johnson:

Mare Winningham

Directed by

Joshua Michael Stern

 

Nguyễngọchấn

 

Mùa bầu cử năm 2008 Walt Disney tung ra cuốn phim diễu về chuyện bầu bán ở nước Mỹ. Hàng năm nước Mỹ có cả trăm cuộc bầu cử nhưng, quan trọng hơn vẫn là cuộc chọn tổng thống. Đa số người Mỹ rất quan tâm tới việc chọn nguyên thủ quốc gia. Một số quan niệm ông nào làm tổng thống mình cũng vẫn đi cầy. Người nói không mợ thì chợ vẫn đông, có đi bầu hay không cũng chẳng ích lợi gì! Trong "Swing Vote", cuốn phim đưa ra giả thuyết, một lá phiếu có thể thay đổi hoàn toàn nước Mỹ và cả thế giới, và chuyện này đã xẩy ra trong cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa kỳ năm ấy.

Kevin Costner đóng vai Bud Johnson, một khưá trung niên không nghề ngỗng, sống ở tỉnh nhỏ Texico thuộc tiểu bang New Mexico. Hai vợ chồng Bud đều  nghiện rượu, say sưa tối ngày. Vợ đã bỏ đi, để lại một con gái 12 tuổi. Đúng lý ra bố phải take care con nhưng cô bé Molly (Madelline Carrol) lại lo lắng cho bố vì ông xỉn tối ngày.  Ở trường Molly là học trò giỏi có tinh thần công dân và nhiều triển vọng.

Bud Johnson làm việc tại hãng trứng gà địa phương. Chỉ có vài người là Mỹ còn lại, chủ trại thuê toàn Mễ lậu vừa rẻ công vừa dễ bắt nạt. Bud được giao nhiệm vụ kiểm soát kho trứng trước khi xếp vào thùng gởi đi. Molly còn bé nhưng hay theo dõi chuyện thời sự. Năm ấy  nước Mỹ có cuộc bầu cử Molly thường xem TV, đọc báo tìm hiểu các ứng cử viên rồi trình bày cho bố. Ngược lại, Johnson chẳng quan tâm gì đến chuyện bầu bán. Đúng ngày, Molly dặn bố làm việc xong, đến phòng bỏ phiếu, con đi học xong  sẽ đến phòng đợi bố.

Hôm ấy sau giờ ăn trưa, manager gọi Bud lên văn phòng. Ông quay cái monitor về phiá Bud, mở cho anh xem đọan video security thâu trong giờ làm việc. Cảnh trong nhà kho. Bud ngất ngưởng uống beer, không biết uống tới lon thứ mấy mà anh đi lại lảo đảo, té vào chồng vỉ trứng. Hàng ngàn cái trứng rơi xuống đất bể tèm lem. Manager là bạn học, đã đưa Bud vào làm việc, hình ảnh vừa thấy buộc anh ta phải cho Bud nghỉ. Mất việc Bud vào tiệm rượu uống thêm mấy lon nữa rồi gục xuống bàn ngủ khò.

Molly thấp thỏm đợi bố tại phòng phiếu. Đã mấy tiếng đồng hồ và chỉ còn nửa giờ nữa là hết. Phòng phiếu vắng tanh, người gác thùng phiếu ngồi ngủ gục. Molly mon rón rén đến bàn làm việc. Lật sổ danh bạ, tìm tên bố, ký tên, lượm một lá phiếu rồi nhún gót lẻn vào phòng phiếu. Cô bé học lóm cách bỏ phiếu trên TV nên làm đúng những việc người cử tri làm. Bất chợt, bà lao công dọn dẹp phòng đi qua, vấp giựt sợi giây điện máy bỏ phiếu của Molly. Cô bé hoảng hốt xé cái cuống  lá phiếu cất vào túi và  lẻn ra ngoài. Bà lao công cắm lại giây điện, màn ảnh máy báo động lá phiếu vừa bỏ chưa hoàn tất vì kỹ thuật.

Làm xong việc liều lĩnh ấy, Molly đi bộ về nhà. Dọc đường nó thấy xe bố đậu  ở quán rượu. Molly thấy bố say mèm nó dìu Bud  ra xe, lái đưa bố về nhà, lo cho ông lên giường ngủ tiếp. Sáng ra Bud Johnson không nhớ chuyện gì đã xẩy ra, chỉ biết là anh không phải đi làm nữa vì đã mất việc. Molly không nhắc nhở gì đến chuyện  nó làm đêm hôm trước.

Cuộc kiểm phiếu diễn ra suốt đêm. Kết quả sơ khởi, hai ứng cử viên Tổng thống có số phiếu bằng nhau cho đến lá phiếu cuối cùng. Hội đồng bầu cử báo, có một lá phiếu chưa được kiểm vì máy trục trặc. Theo luật bầu cử, người bỏ lá phiếu này có 10 ngày để bầu lại và, cử tri bỏ cho ai người ấy sẽ là tổng thống của nước  Mỹ trong nhiệm kỳ 4 năm sắp tới.  Người ta sưu tra và được biết lá phiếu ấy đã được bỏ tại thùng phiếu duy nhất ở tỉnh Texico, Mew Mexico chỉ có vài trăm cư dân. Cử tri ấy chính là Bud Johnson.

Nửa khuya, Bộ trưởng nội vụ và Giám đốc phòng bầu cử tiểu bang New Mexico lái xe đến tận nhà Bud Johnson. Họ hỏi về chuyện đi anh đã bỏ phiếu. Bud không biết gì, anh trả lời rất “xà bát”. Molly run sợ nhắc bố từng lời, cô bé còn đưa cho bố cái cuống biên nhận lá phiếu đã đi bầu. So  với hồ sơ trung ương, lá phiếu ấy chính là của Bud Johnson và anh sẽ phải bầu lại.

Nhân viên chính quyền chưa loan báo gì làm cho hai cha con Johnson lo sợ, anh tưởng sẽ mất quyền nuôi bé Molly. Khi tiễn chân hai nhân viên tiểu bang ra cửa, Bud Johnson kinh hoàng vì hàng trăm xe truyền hình khắp nước bắc dàn máy quay phim trước cửa chiếc mobile home ọp ẹp của anh. Đèn quay phim chiếu sáng choang làm cho cha con Bud hoảng hồn. Molly sợ hãi mở TV ra xem, nó nhìn thấy cảnh tượng chung quanh nhà đang được tất cả hệ thống truyền hình chiếu trên TV. Molly muốn khóc, nó tưởng việc làm của nó gây tai họa cho bố.

Trong khi ấy, hai ứng cử viên  làm việc cấp tốc để mua chuộc lá phiếu quyết định của Bud Johnson. Đương kim tổng thống Andrew Boone (Kelsey Grammer), đảng Cộng hòa, tái tranh cử cấp tốc bay “Air Force One” xuống New Mexico. Ứng cử viên đảng Dân chủ, Donald Greenleaf (Dennis Hopper) cùng đoàn convoi hàng trăm chiếc motorhome xuống Texico dựng trại để vận động Bud Johnson.

Hôm sau trung ương chỉ định nhân viên an ninh tới bảo vệ gia đình Bud Johnson. Kể từ giờ phút ấy tánh mạng Bud Johnson tuyệt đối quan trọng cho nền an ninh quốc gia. Họ cho Bud biết một phần hiện tình để hai cha con bớt lo âu.

Ban vận động của tổng thống Boone nghiên cứu mọị chi tiết về Bud Johnson, anh ta thích ai? muốn gì? làm ở đâu? gia cảnh thế nào? Trong lúc Bud Johnson với bé Molly đang bối rối, thì chiếc xe đua Nascar đậu xịch trước nhà. Bud mở cửa bước ra, ôm đầu: “Trời ơi, đây là chiếc xe mà tôi mơ ước được leo lên một lần trước khi nhắm mắt”. Tài xế mở cửa, bước ra. Johnson ú ớ: “Oh my God, Carl Edward,  Chuá của tôi, người tôi ái mộ nhất đời. Tôi hân hạnh được bắt tay Ngài”. Người lái xe là tay đua vô địch lừng danh giải Nascar, bước tới bắt tay Bud và mời anh lên xe lái thử. Bud Johnson bồng con lên chiếc xe đua. Nhà vô địch nhường tay lái cho Bud. Xe phóng như bay ra xa lộ và cuối cùng dừng lại bên cửa chiếc máy bay của Tổng Thống Boone.

Tổng Thống Andrew Boone xuống tận chân cầu thang chờ bắt tay Bud Johnson và bồng bé Molly lên máy bay. Ông mời Bud và Molly tham quan Đê nhất máy bay “Air Force One”. Tổng thống vồn vã giới thiệu các phòng ốc và mời Bud vào phòng bầu dục trong khi giám đốc nghi lễ mời Molly sang phòng nội các đàm đạo.

Bud Johnson ngơ ngáo như mán về thành, Tổng thống Boone tỏ vẻ thân mật tối đa, yêu cầu  Bud gọi ông bằng first name: “Call me Andy, then I’ll call you Bud. Bud ngạc nhiên: “Are you sure”, I can call you Andy, Mr President?”.    “Sure! This Bud for you!”. Trong cuộc đàm đạo, mắt Bud láo liên vì những hào nhoáng của văn phòng  trên chiếc máy bay đệ nhất. Tổng thống Boone đem hết chuyện quốc gia đại sự ra trình bày với Bud, nào là vận mạng thế giới phải đặt vào tay đúng người - Trách nhiệm người cầm chìa khoá kinh tế, tài chánh - Nước Mỹ phồn thịnh là nhờ tài năng của ông và đương kim nội các…xin Bud Johnson hãy vì đất nước mà cho ông thêm bốn năm nữa.

Xe riêng của Donal Greenleaf ra tận phi trường đón Bud Johnson đưa về trại vận động tuyển cử ngay trong xã Texico, ở đây họ đã chuẩn bị một tiệc liên hoan với hàng ngàn người bu quanh Bud Johnson, xưng tụng anh. Ngay cả người Manager mới đuổi anh ngày hôm trước cũng thân thiện với Bud. Trên sân khấu ông Greenleaf hân hạnh giới thiệu người bạn thân nhất đời ông lên phát biểu cảm tưởng. Bud Johnson lớ ngớ: “Tôi chẳng có gì để phát biểu, tôi thích hát Karaoke, hay là để tôi hát một bài”. Greenleaf vỗ tay rồi tất cả đám cò mồi vỗ theo và cả hội trường hoan nghênh inh ỏi. Thế là cậu Bud Johnson chơi một “liều” hát mấy bản dân ca. Giọng hát của (Kevin Costner) nghe cũng không đến nỗi nào nên cũng được nhiều tiếng hỗ tay.

Greenleaf có cơ hội tìm hiểu Johnson, anh vừa bị mất việc. Biết rõ gia cảnh kinh tế Bud Johnson, ngay sau cuộc gặp gỡ ấy, đảng Dân chủ tung ra mục quảng cáo trên TV toàn quốc, chỉ trích chính sách nới lỏng biên giới Mỹ Mễ của Tổng Thống Boone khiến cho hàng triệu người Mỹ mất việc về tay Mễ di dân và Mễ lậu.- Bud than phiền là không có chỗ cho trẻ em chơi. Đảng Dân Chủ tung ra quảng cáo chỉ trích tổng thống Boone không chú tâm tới môi trường sống. Thế là, nội trong ngày đảng Cộng Hoà đáp lễ bằng cách tổ chức lễ tuyên bố cái hồ nước nhỏ xíu mà cha con Johnson vẫn ra câu cá ở Texico, thành công viên Tiểu bang. Các vấn đề quốc gia khác như chuyện phá thai, vợ chồng đồng tính, hai ứng cử viên vội vã thay đổi lập truờng để lấy lòng Johnson.

Bé Molly bất mãn vì ông bố có cơ hội đòi hỏi những chuyện chính đáng thì anh cứ lèm bèm với những cuộc vui hời hợt. Bud quên luôn cả bổn phận đưa con đi học và ngày họp phụ huynh. Cô bé buồn nản, nhờ một chú bé bạn cùng lớp, ăn cắp xe của bố lái đi tìm mẹ. Cô bé tới mới bật ngửa, mẹ Molly không phải là một ca sĩ như thơ bà viết, bà này cũng say xỉn, sống bê tha truỵ. Bà không nhận nuôi Molly, xua đuổi Molly về với bố.

Bud Johnson phát giác ra Molly bỏ đi, an ninh báo động đỏ yêu cầu vệ binh và FBI điều tra. Johnson tự ý đi tìm con gái và bắt gặp Molly bị mẹ hất hủi ngồi khóc ngoài lề đường. Bud mang con về nhà. Bấy giờ anh mới để ý thấy Molly đã nhận hàng ngàn lá thơ của mọi tầng lớp người Mỹ, yêu cầu ông Johnson hãy đặt các vấn đề với hai ừng cử viên Tổng thống. Molly thay bố trả lời mọi lá thơ và ghi nhận những ý kiến của họ để đưa vấn đề tới tay hai ứng cử viên. Trên thực tế Bub Johnson hoàn toàn chẳng biết việc con gái làm.

Cuối cùng sau khi tỉnh ngộ và nghe những lời chỉ trích của báo chí truyền hình, Bud Johnson vấn kế với cô phóng viên đài truyền hình địa phương, Larrisa Johnson (Marie Winningham) đề nghị tổ chức cuộc debate để các ứng viên trả lời những câu hỏi của Bud, và ngày hôm sau anh sẽ bỏ phiếu. Hội đồng tuyển cử quốc gia vội mở cuộc tranh luận ngay tại sân vận động tỉnh Texico. Hàng trăm đài turyền hình khắp thế giới trực tiếp phát hình. Cư dân khắp tiểu bang bay sang tham dự cuộc tranh luận.

Larissa, Molly và Bud Johnson thức trắng đêm chuẩn bị cho buổi tranh luận. Hai ứng cử viên nghiêm trang trả lời những câu hỏi của Johnson truớc ống kính truyền hình. Bud Johnson hoàn toàn thay đổi sau một đêm làm homewolk, anh đọc phần mở đầu rất chững chạc và dõng dạc tuyên bố:

-“Tôi chỉ là một cá nhân, không đại diện cho ai. Mỗi người đều có những vấn đề của họ. Trong mấy ngày qua, tôi đã nhận được hàng ngàn lá thơ từ khắp các tiểu bang sắc dân, thành phần xã hộ, nêu lên những vấn đề của họ. Tôi sẽ nêu lên để quí vị  đáp ứng nguyện vọng của công dân Hiệp Chủng Quốc hoa kỳ. Tôi sẽ lắng nghe giải đáp của quí vị và ngày mai tôi sẽ quyết định chọn người xứng đáng nhất để lèo lái quốc gia qua giai đọan khó khắn hiện nay”.

Cuộc tranh luận diễn ra.  Hai ứng cử viên, một là đương kim Tổng thống Mỹ, một là  nghị sĩ lừng danh nghiêm chỉnh trả lời những câu hỏi của một công dân thất nghiệp, say sưa, nghiện ngập mà anh là người quyết định chọn vị nguyên thủ quốc gia qua lá phiếu vào sáng ngày hôm sau.

Cuốn phim “SWING VOTE”, tuy là diễu nhưng mang ý nghĩa trong thực tại trước cuộc bầu cử sắp diễn ra tháng 11 năm 2008 này./cnn/