Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

SLUMDOG MILLIONAIRE

TRIỆU PHÚ Ổ CHÓ HOANG

 

Jamal Malik (older) Dev Patel

Latika (older) Freida Pinto

Salim Malik (older) Madhur Mittal

Prem Anil Kapoor

Inspector Irrfan Khan

Latika (middle) Tanvi Ganesh Lonkar

Salim (middle) Ashutosh Lobo Gajiwala

Directed by Danny Boyle.

 

Nguyễngọchấn.

 

Lễ phát giải Oscars kỳ thứ 21 vừa diễn ra ngày 22 tháng 2 đã làm cho khắp thế giới sửng sốt với sự thành công ngoài sức tưởng tượng của cuốn phim “Slumdog Millionaire”. Cuốn phim được 8 giải Oscars trong số 10 đề nghị : Phim hay nhất, đạo diễn hay nhất, truyện phim phóng tác hay nhất, ca khúc hay nhất, nhạc đệm hay nhất, kỹ thuật quay phim hay nhất, hòa hợp âm thanh hay nhất, và chuyển thể phim hay nhất. Giải đạo diễn xuất sắc về tay Danny Boyle. Phim đã chiếu cả năm rồi, nay chiếm được 8 giải Oscars, dĩ nhiên sẽ đem ra chiếu lại và đang có số thu đáng kể trước khi ra DVD.

Trong đợt chiếu lần đầu, CNN đã bỏ sót cuốn phim này, vì thế đến nay mới có dịp xem và tường trình đến quí độc giả.

Dựa trên cuốn tiểu thuyết “Q & A” của Vikas Swarup, đạo diễn Danny Boyle thực hiện thành “Slumdog Millionaire”= “Triệu Phú ổ chó hoang” tại Mumbai, Ấn độ. Cuốn phim đưa lên màn bạc hình ảnh nghèo nàn của xứ Ấn, nơi con người chen chúc trong những ổ chuột, bên cạnh và sống bằng những bãi rác. Tên phim “Slumdog Millionaire” ổ chó hoang phát xuất từ đó.

Lấy bối cảnh thê lương ấy để tạo thành một câu chuyện về nhân bản và năng khiếu đặc biệt của con người. Chuyện phim lôi cuốn chúng ta vào một thế giới khác hẳn với đời sống thường nhật của mỗi chúng ta. Cái vui là, từ vũng bùn hoang dã ấy, một con người thật tầm thường đã vươn lên làm kinh ngạc cả thế giới. Chú bé mồ côi, bụi đời, chưa từng cắp sách đến lớp học đã  biểu hiện kiến thức siêu nhân của mình để chiếm giải thưởng cao quí nhất tại một quê hương với hơn 1 tỷ người. Không ai tin hiện tượng lạ này, báo hại chú bé chuốc lấy tai họa cho mình chỉ vì đã bất ngờ trở thành triệu phú. Chú em bị những trận đòn thất điên bát đảo vì nhà chức trách, chủ đài truyền hình và thanh tra lực lượng an ninh tra tấn xem chú em dùng xảo thuật  gì để qua mặt tập đoàn truyền hình của họ.

“Triệu phú ổ chó hoang” mở đầu với cuộc thi “Who want to be a Millionaire?” = “Ai muốn thành triệu phú ?” y chang như show TV trên đài Fox tại Hoa kỳ. Chàng thanh niên  Jamal Malik (năm 17 tuổi do Dev Patel diễn xuất) trải qua nhiều gian truân suốt tuổi thơ ấu, chỉ được leo lên cao ốc của hãng điện thoại, làm “tà lọt” nấu nước, pha trà, bưng cho các nhân viên tiếp thị. Thỉnh thoảng rảnh rang Jamal coi cọp TV và  say mê show: “Ai muốn thành triệu phú”. Jamal trả lời đúng nhiều câu trong hỏi tương đối khó. Mấy nhân viên tiếp thị vừa diễu vừa khích Jamal dự thi. Họ không biết Jamal đa ghi danh từ lâu với hi vọng duy nhất là tìm được Latika ( lúc lớn do Freida Pinto diễn), người anh vẫn thầm yêu trộm nhớ, sẽ nhìn thấy anh kể từ khi họ thất lạc 3 năm trước.

Bất chợt mấy thí sinh đến truớc rớt đài, bị loại hết, host của show “Who want to be a Millionaire?” xướng danh Jamal Malik mời anh đến dự. Jamal  thật bình thản đối diện với Prem (Anil Kapoor), bầu show cố tình làm cho Jamal khớp nhưng anh chỉ đảo mắt trong thành phần khán giả như tìm kiếm một người thân quen ngồi đâu đó.  Mở màn cuộc thi, câu đầu, Prem hỏi:

-“Ai là tài tử nổi tiếng màn bạc Ấn độ, đóng phim...gì đó?. 

Họ đưa ra 4 nhân vật theo thứ tự A – B – C – D để thí sinh chọn.Trong vòng 2 phút Jamal hồi tưởng lại,..... khi còn ở “bãi rác ổ chó”, chú bé Jamal Malik (lúc 7 tuổi do Ayush Mahesh Khedekar diễn), Jamal rất mê phim Ấn độ, chú bé đã coi cọp nhiều lần cuốn phim trong câu hỏi. Hôm ấy Jamal đang ngồi chồm hổm trong cầu tiêu công cộng, giống như ao cá tra của mình thì, trực thăng đưa tài tử Ấn đến tham quan, uỷ lạo dân nghèo. Salim Malik ( lúc 8 tuổi do Madhur Mittal diễn), anh ruột của Jamal chơi cắc cớ gài chốt cửa bên ngoài cầu tiêu lại, làm cho thằng em không ra được. Máy bay đáp xuống moị người náo nhiệt chào đón anh tài tử. Jamal mê tài tử cinê đến nỗi, nó nhẩy uồm xuống bằng hố lỗ phân, ngập cả đầu cổ  tóc tai, người ngợm. Cứ thế Jamal chạy đến trước mặt anh tài tử. Jamal chạy đến đâu thì dân chúng dạt ra hết vì mùi hôi thúi khắp mình mẩy nó, người ta né xa hết. Jamal dành được một tấm hình đưa cho anh ký tên tặng nó. Anh tài tử ký vội lên tấm hình rồi bịt mũi mời Jamal đi chỗ khác chơi.

Như vậy làm sao thí sinh Jamal Malik quên được tên người tài tử đã đóng cuốn phim... ấy. Cấp 1 Jamal đáp trúng, tiền thưởng là 4000 Rupees.

Câu thứ hai, Prem hỏi:  

“Thần nhi đồng hộ mạng của dân nghèo Ấn cầm binh khí nào để dẹp giặc ngoại xâm ?”.

Jamal nhớ lại, khi mới loạn lạc hai anh em Malik chứng kiến cảnh mẹ chúng đang giặt quần áo trên sông Hằng bị hàng trăm dân Muslim quá khích xách gậy vào đánh đập moị người. Mẹ các em bị đập vỡ sọ, chết trôi sông. Dân Muslim phá phách, đốt nhà giết dân làm tang hoang cả khu phố đang an bình. Anh em Malik phải chạy trốn chí chết.  Trong lúc mọị thứ đều đồ nát, cháy rụi thì tượng Thần Nhi Đồng (Giống như Phù Đổng của Việt Nam) vẫn hiên ngang cầm cung tên hướng về phiá quân phiến loạn. Jamal đã đứng nhìn tượng Thần Nhi Đồng thật lâu, cảnh tượng tang tóc đó làm sao nó quên được, đương nhiên Jamal loại bỏ các câu: Lửa – Súng - Kiếm mà trả lời là: “Cung và Tên”. Câu trả lời đúng, nâng tiền thưởng lên 16,000.

Từ đó các hỏi khó dần, mỗi câu trả lời Jamal hồi tưởng lại từng mảnh đời của hai anh em Malik. Thẩm sát viên và ông cảnh sát tiếp tục tra tấn, hỏi lại Jamal lý do nó trả lời trúng từng câu hỏi. Cuốn phim dùng hình thức này để dẫn khán giả vào những mảnh đời của hai đưá trẻ bụi đời ở bải rác Mumbai.

Sau khi mẹ bị đập chết trên sông Hằng, hai anh em Malik thành mồ côi sống lang thang trong bãi rác. Ở đó Jamal giúp đỡ và làm quen với bé Latika, 3 đứa trẻ nương tựa vào nhau chiụ nhiều cảnh nghiệt ngã. Một hôm có người mang xe đến bãi rác đưa mấy anh em về nhà nuôi ăn, cho mặc. Tưởng là gặp người có lòng nhân từ cưú giúp, chỉ vài ngày sau, các em bé chứng kiến cảnh, ông chủ nhà bắt một bạn lên đổ acid vào mắt làm cho mù để họ chở ra phố ăn xin. Salim, Jamal  và Latika tìm đường trốn, bị gia nhân rượt theo ráo riết. Ba đưá bé bị hàng chục người lớn đuổi theo cuối cùng chỉ có Salim và Jamal trốn thoát lên xe lửa, Latika bị bắt lại khiến cho Jamal uất hận từ đó.

Theo xe lên tỉnh Jamal lớn dần và làm quen với cuộc sống bụi đời trên phố. Jamal nhanh nhẹn, bắt chước khéo, nó đi từ mánh mung này tới âm mưu khác. Khi thì giả làm hướng dẫn viên du lịch giới thiệu với khách thập phương về nhưng di tích tại Taj Mahal do nó tự chế ra.- Thằng em yêu cầu khách tháo giầy khi vào đền, thằng anh gom hết giầy dép mang ra chợ bán - Nghề dạy nghề, giang hồ dạy bụi đời, chẳng bao lâu Salim trở thành hung hãn chơi súng, chơi dao.  Hai anh em trở về nhà nuôi mồ côi, Salim bắn chết tên cầm đầu tổ chức, giải thoát cho Latika.

Jamal chưa vui sum họp đã sầu chia ly. Salim lớn lên thay đổi rất nhiều, nó độc ác và lạnh lùng. Khi giải cưú Latika, Jamal tưởng nó sẽ được đoàn tụ với cô bạn bé nhỏ ngày truớc, nhưng không ngờ Salim đã thay lòng đổi dạ, nó mang Latika đi bán cho một phú ông để huấn luyện thành vũ nữ. Anh em bất hoà với nhau Jamal bỏ đi một mình sống bằng moị ngón nghề, tương đối lương thiện đến lúc làm lao công cho hãng  điện thoại.

Salim trở thành tay anh chị, cầm đầu một đám du đãng nhí cướp của giết người không gớm tay. Mới 18 tuổi Salim đã ngồi trên đống tiền chưá đầy bồn tắm. Latika trở thành hầu thiếp cho tên trọc phú say sưa và hành hạ cô. Jamal đau xót thấy người anh yêu trong vòng tay ác ôn của kẻ khác mà không làm gì được. Cuối cùng Jamal Malik muốn gây sự chú ý của Latika bằng cách, ghi danh dự cuộc thi “Ai muốn thành Triệu phú”.

Cuộc thi rất gay go, đòi hỏi kiến thức rộng, đọc nhiều và nhớ kỹ. Jamal chưa từng buớc chân vào trường học, mồ côi, bụi đời từ lúc 7 tuổi, nhưng nhờ có trí nhớ và dường như có phép mầu nào đó, những gì đã đi qua đời là nó nhớ từng chi tiết và trả lời đúng từng lời từng chữ. Cuối cùng, cuộc thi làm chấn động cả nước Ấn, hàng trăm triệu người theo dõi TV show mỗi tuần, chứng kiến chú bé Jamal Malik trả lời tới câu hỏi cuối cùng, mang về cho anh tiền thưởng 20 triệu Rupees (tương đương 500, 000 đôla).

Thế nhưng, Đài truyền hình bị mất số tiền lớn, họ dùng khoản tiền này làm mồi nhử moị người tham dự để Show được đắt khách thu nhiều quảng cáo. Cả chục câu hỏi thật hóc buá, nhiều vị giáo sư đại học cũng bị loại dọc đường, thế mà, Jamal Malik, một chú bé khù khờ chưa từng cắp sách đến truờng lại leo lên tới nức thang cuối cùng khiến cho đài bị thất thu 20 triệu. Vì thế, đài đã tố cáo Jamal là gian lận và chú em bị tra tấn, thẩm vấn chết lên chết xuống.

Phim “Slumdog Millionaire” vưà vui nhộn vưà nói lên đời sống cơ cực của người dân xứ Ấn. Đạo diễn Danny Boyle  đã khéo léo làm cho khán giả bị mê hoặc và mang thắng lợi về cho hãng phim. Về lợi nhuận, truớc khi được 8 giải Oscar, cuốn phim tốn khoảng 15 triệu để thực hiện nay đã mang về hơn 150 triệu. Số thu sẽ còn lên cao nữa vì sự quảng bá rầm rộ và thành tích vượt trội trong ngày phát giải Oscars kỳ thứ 81 vừa qua. CNN xin ân cần giới thiệu đến quí đọc giả nếu chưa xem phim thì hãy chờ “Slumdog Millionaire” ra DVD để cả gia đình cùnggiải trí./cnn