Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

Moneyball

 

Billy Beane: Brad Pitt
Peter Brand: Jonah Hill
Art Howe: Philip Seymour Hoffman
Casey Beane: Kerris Dorsey
Đạo diễn Bennett Miller.


Bài Nguyễngọchấn

Hình Columbia Pictures

 

Tuần này chúng ta cùng vào cầu trường Baseball, không phải vì tinh thần thể thao mà, thực chất là những mánh mung của nghề bầu đội banh và những con số nổi da gà. Kính mời các bạn bước vào cầu trường đội Major League Base Ball Athletics của Oakland với cuốn phim “MONEYBALL”
Năm 2001 đội bóng chầy Baseball của Oakland đứng cuối bảng. Thành tích thua liên tiếp 11 trận, hầu như  “GM”, General Manager, “HC”, Head Coach và trọn gói râu ria bị fired hết. Thế mà GM của đội Athletics, Billy Beane (Brad Pitt) chẳng hề hấn gì, còn đòi chủ tịch bỏ thêm tiền cho mùa banh sắp tới. Chủ tịch đã méo mặt càng khẳng khái hơn sẽ không bỏ thêm một đồng nào nữa.


Chưa hết, Oakland là hội nghèo, còn bị các đội nhà giầu mua mất 3 cầu thủ sáng giá nhất của họ. Athletic chỉ có nước cuốn gói đổi nghề khác làm ăn. Nhưng Billy Beane nhất quyết lập đội banh mới với thành phần sút cẳng gẫy càng, chó chê, gà chạy. GM và các coach họp bàn linh tinh, trong điều kiện liệu cơm gắp mắm. Thành viên, huấn luyện, đều đòi mua anh này, anh nọ, cãi nhau như mổ bò, chê cầu thủ do người khác đề nghị thật cạn tào ráo máng. Có Coach chê một anh cầu thủ vì anh ta có bồ “xấu đau xấu đớn”, chứng tỏ anh ta thiếu tự tin làm sao chơi banh được. Người khách bị chê “già”, 35 tuổi còn sức đâu mà chạy .v.v.. Billy Beane điềm tĩnh lắng nghe và lẳng lặng bỏ đi: “Các cha chỉ đánh võ mồm, chẳng được cái tích sự gì!”.
Beane đến vấn kế James, đang làm phụ tá giám đốc cho đội New York Met. Nhân buổi họp nội bộ, Beane đứng chờ, lắng nghe ý kiến của các coach. James bỏ ngoài tai những lời đề nghị, yêu cầu của các thành viên lão thành mà luôn luôn lắng nghe một chàng thanh niên trông còn non chọet . Trước khi về, Beane đưa số phôn cho anh ta, nói muốn bàn chuyện làm ăn.

Về đến Oakland, Beane chưa kịp vào văn phòng chàng thanh niên kia đã gọi. Anh ta đã bay qua Oakland chờ Beane ở phi trường. Chàng trai trẻ này  là Peter Brand (Jonah Hill), vừa tốt nghiệp kinh tế học ở Yale, chưa từng làm việc cho bất cứ hãng xưởng nào và cũng chưa từng chơi Baseball bao giờ. 
-Tại sao James lại nghe ý kiến của anh?.
-Tôi không thích baseball, chưa từng chơi banh nên mọi điều tôi nói ra chỉ dựa theo “data facts”. Tôi chưa quen biết một cầu thủ nào nên chẳng hề yêu hay ghét bất cứ ai. Sự chọn lựa của tôi hoàn toàn dựa vào con số, dữ kiện khoa học.
-Anh bắt đầu làm cho Oakland Athletic kể từ giờ phút này ! Trước tiên, anh chọn cho tôi 3 cầu thủ trong khoảng $ 200,000.

Peter Brand mở laptop bấm số loạn cào cào, làm hoa mắt Beane. Nửa giờ sau đã hoàn tất bản phúc trình giầy kêu, đưa cho Beane trên đường vào phòng họp với hội đồng quản trị. Beane ngạc nhiên vì chỉ vài phút Brand đã có bản phân tách đầy đủ chi tiết, số trận thắng, lần thất bại, bảng sắp hạng và lương bổng từng người. Mà không phải chỉ 3 người, Brand cung cấp danh tánh 51 cầu thủ. Tất nhiên, mức lương của họ lẹt đẹt ở cuối bảng, chẳng có đội nào muốn rước những của nợ này về để ăn hại.
Trong phòng hội Beane lại điều hành họp kiểu James ở New York Met. Bất cứ ai, hỏi gì về 3 cầu thủ anh chọn, Beane đều chỉ qua cho Peter Brand trả lời. Biết Peter chưa từng cầm cái chầy đánh bóng mà được GM tín cẩn, mấy ngài Coach già “xì nẹc”, hỏi móc lò anh mấy câu. Peter điềm tĩnh trả đũa:
- Tôi không biết  đánh curve ball, banh bounce, nhưng các anh cứ hỏi, ai đánh kiểu nào, home run nhiêu lần, năm nào, mấy điểm, tỷ số gío, ai chọi, tốc độ chọi, banh bay góc bao nhiêu độ, của bất cứ trận cầu nào trong vòng 100 năm qua, tôi sẽ trả lời ngay không cần nhìn vào computer.
Beane nhún vai tự tin. Anh bắt tay vào việc điều đình với từng cầu thủ. Họ chọn 3 người ở gần cuối bảng, giá lương chỉ trên dưới $ 150,000 nhưng triển vọng rất cao. Một cầu thủ lefthandled, ngày xưa có hạng, nhưng, sau một lần bị thương, không ai đếm xỉa tới mặc dù anh đã hoàn toàn bình phục. Theo phân tích của Brand, cầu thủ thuận tay trái kỵ “jơ” pitcher tay phải, anh chọn người này vào “First Base”.

Anh thứ hai, một học sinh MVP tiểu bang California, vừa được Stanford cấp học bổng, tương lai khá sáng nhưng chưa có gì bảo đảm. Beane sang California, thuyết phuc bố mẹ anh ta, cho thẳng vào đội nhà nghề. Khỏi uổng phí 3 năm cầm chân trong lớp học. Brand bồi thêm bằng dữ kiện điện toán: Trong số 1001 người có triển vọng, sau 3 năm đại học, 50 người lọt vào vòng đua. Mỗi năm Major League Baseball chọn chừng 10 người hàng đầu.  Số còn lại sẽ làm gì ? Đa số làm security gác tại các sân banh địa phương. Nghe bùi tai, anh thứ hai nhận lời theo Beane về dinh, thay vì đợi 3 năm sau.
Anh thứ ba một cầu thủ 39 tuổi, đang làm huấn luyện viên trường trung học tỉnh. Theo Brand anh này có cú home run thật ngoạn mục, anh ta chưa có cơ hội thi thố, thì các ông bầu đã chê lên chê xuống, cầu thủ mới kèn cựa, làm cho anh mất tinh thần rồi đem  theo cái bất mãn ấy vào cầu trường, làm sao không đánh hụt.
Có 3 người thế chỗ mấy cầu thủ gạo cội ra đi mà tiền lương chỉ bằng 1/100. Beane giao cho các huấn luyện viên chuẩn bị. Các ông cáo già vì chén cơm chỉ làm lấy lệ, chờ ngày cùng bị đuổi một lựợt với Billy Beane. Vài ông tự cao tự đại với 50 năm trên cầu trường, chê Peter và Beane liệng nón bỏ việc. 

 

Peter quan sát các buổi tập và so sánh những dự liệu trong data base. Anh cố vấn cho Beane và các Coach khai thác sở trường của mỗi cầu thủ. Các cầu thủ được luyện tập trong tình trạng kiệm ước. GM khuyến khích họ cố gắng và hù dọa nếu ai xuống tinh thần sẽ bị đào thải. Ngoài Peter ra, Beane không thân mật với bất cứ ai,   đó chính là bài học anh muốn dạy cho Peter Brand. Anh bảo, mình giữ khoảng cách với họ thì khi phải đuổi ai sẽ dễ dàng hơn. Bài học ấy Beane cũng đã áp dụng cho Peter Brand buộc anh phải đuổi vài người không hết lòng.
Thế rồi mùa banh lại tới, đội Athletic Oakland ra quân với thành phần không sáng giá lắm. Beane dễ xúc động, rất ít khi anh có mặt trong khi đội nhà chơi. Beane thường lái xe vòng vòng nghe qua radio. Bình luận gia đưa ra những ngờ vực là  Oakland sẽ chẳng làm nên cơm cháo gì. Trong khi ấy Peter theo dõi sát nút các chiến thuật của ta và bạn, anh luôn trao đổi với các Coach nhất là Art Howe.
Mấy trận đầu Oakland thua liên tiếp, khán giả và các đội nghịch nghĩ Athletic lại cầm cờ. Beane nóng lòng vì kế hoạch của anh chưa sáng. Lời xì xầm đã đến tai anh, nhất là khi con gái anh, Casey (Kerris Dorsey) cho biết tin đồn anh sẽ bị đuổi sau mùa banh nằm 2002. Beane bất thần vào hậu trường khi đội nhà đang thua mà các cầu thủ vẫn cười đùa như không có chuyện gì xẩy ra. Beane lên lớp, đánh đòn tâm lý và thế cờ bắt đầu thay đổi.
Từng trận một, từ cuối sổ Oakland vươn lên, chiến thắng liên tiếp. Đúng ngày kỷ niệm một năm trước, Oakland  thua 11 trận liên tiếp thì lần này lại lại thắng 11 trận. Thừa thắng xông lên  mức độ thắng tuôn trào như vũ bão. Các cầu thủ đã bị phế thải có cơ hội tạo thành tích mới. Oakland thắng một lèo 20 bàn. Đây là kỷ lục lần đầu diễn ra trong Major League Baseball.
Tuy Oakland chiếm chức vô địch năm ấy nhưng thành quả 20 trận liên tiếp là một thành quả để đời cho một đội banh nhà nghèo. Sau muà banh ấy Billy Beane gặp lại Peter Brand trong quán cà phê. Beane khoe anh có offer mới ở miền Đông. Peter hé mở tờ giấy ghi con số tiền lương $ 12.5 triệu. Peter Brand trợn mắt nhưng Billy Beane lắc đầu.