Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

INGLOURIOUS BASTERDS
 

 

Lt. Aldo Raine: Brad Pitt

Shosanna: Melanie Laurent

Col. Hans Landa: Christoph Waltz

Sgt. Donny: Donowitz Eli Roth

Lt. Archie Hicox: Michael Fassbender

Bridget von Hammersmark:

Diane Kruger

Fredrick Zoller: Daniel Bruhl

Marcel: Jacky Ido

Joseph Goebbels: Sylvester Groth

Hitler: Martin Wuttke

Directed by Quentin Tarantino

 

Bài Nguyễngọchấn - Hình Weinstein Company

 

Đạo diễn Quentin Tarantino vừa tung ra cuốn phim về Đức Quốc xã khá ngọan mục. Tra nhiều từ điển không sao tìm ra nghĩa tiếng Việt cho chữ  “Inglourious Basterds”, người viết tạm đặt tựa theo ngôn ngữ hè phố là “Thổ tả không vinh quang”. Cuốn phim dài được chia ra thành 4 chapters, chung qui đều nhắm vào việc trả thù Hitler và Đức quốc xã.

 

Chương 1.

Thời Đệ Nhị Thế chiến, năm 1941 khi Đức quốc xã xâm chiếm nước Pháp, Quân Đức săn lùng và tận diệt người Do Thái rất tàn bạo. Gia đình LaPadite sống ở vùng ngoại ô Paris vẫn thường bị các toán lính Đức lục soát nhà cửa. Hôm ấy đích thân đại tá mật vụ Hans Landa (Christoph Waltz) đến  nhà Pierre LaPadite (Dennis Menochet). Sau khi trình diện 3 người con gái và mời Landa uống sữa, đại tá mật vụ Đức tự giới thiệu hỗn danh là “Jew Hunter” người săn Do Thái yêu cầu được nói chuyện riêng với ông LaPadite. Ông ra dấu cho ba người con ra ngoài. Ba cô gái sợ hãi trốn xuống hầm ngồi co ro khóc mếu. 

Landa cho biết trong thôn của ông LaPadite có 5 gia đình người Do Thái, một gia đình đã bỏ trốn, ông phải tìm cho ra gia đình này. Vừa dọa nạt trách nhiệm chưá chấp kẻ gian, vưà khuyến dụ được ưu đãi nếu hợp tác, từ đầu hai người vẫn đối thoại bằng tiếng Pháp, Landa chuyển qua nói chuyện bằng tiếng Anh, yêu cầu ông LaPadite chỉ chỗ người hàng xóm Do Thái trốn. Ông LaPadite sợ hãi chỉ xuống hầm nhà mình. Landa gọi toán lính chỉ xuống hầm. Toán lính Đức nã hàng ngàn viên đạn bắn xuyên qua sàn gỗ, giết chết moị người ngồi phiá dưới trong đó có con gái của ông. Cô gái lớn Shosanna nhanh chân thoát ra ngoài chạy bán sống bán chết. Landa đưa khẩu súng lên nhắm cô gái. Người cha ngồi chết lịm trong nhà nhưng rồi, Landa hạ súng cười nhạt tha mạng cho con mồi thoát đi.

 

Chương 2:

Trong khu rừng trên quốc lộ 38, trung úy Aldo Raine (Brad Pitt) sĩ quan Mỹ thuộc lực lượng Đồng Minh kết nạp, huấn luyện tiểu đội địa phương quân đánh du kích trong vùng bị Đức chiếm. Aldo Raine làm sôi sục căm thù trước sự tàn ác của lính Đức. Ông đòi hỏi mỗi người phải nạp 100 sọ lính Đức mới đủ tiêu chuẩn là du kích cảm tử quân của ông. Đội du kích hỗn hợp rất tinh nhuệ thi hành sứ mạng không nương tay. Họ phục kích quân Đức với vũ khí và cạm bẫy, giết rất nhiều quân thù. Thi hành đúng tiêu chuẩn, mỗi khi hạ một lính Đức, họ dùng dao găm, lưỡi lê cắt, lột nguyên mảng da đầu bỏ túi mang về đếm cho trung uý Raine.

Cảnh này đạo diễn Quentin Tarantino làm rất thật, nhiều khán giả đã rú lên khi nhìn thấy da đầu người bị lột, máu và óc lùng nhùng trên màn ảnh. Raine còn chơi đòn tâm lý chiến, mỗi lần phục kích một đơn vị, du kích quân giết và lột da đầu hết chỉ thả một người, cho về để tuyên truyền. Hậu quả làm quân Đức mất tinh thần.

 

Chương 3,

Năm 1944, 3 năm sau khi chứng kiến cả gia đình bị thảm sát cô con gái  sống sót, lưu lạc khắp nơi. Shosanna LaPadite cải danh thành Emmanuel Mimieux.  Tác giả không nói rõ, chẳng hiểu sao cô lại làm sở hữu chủ một rạp chiếu bóng ở Paris. Emmanuel và người bạn trai  Marcel điều hành rạp, chiếu phim Âu Mỹ kiếm ăn qua ngày. Một hôm Frederick Zoller (Danniel Bruhl) đến gặp Emmanuel đề nghị thuê rạp chiếu ra mắt cuốn phim “A National’s Pride” = Vẻ vang dân tộc, mà anh là tài tử chính. Frederick chỉ là một hạ sĩ, nhưng trong quân lực Đức Frederick là người hùng được các tướng tá nể nang vì thành tích giết hơn 300 lính Mỹ. Công trạng của anh đã được Hitler tuyên dương là người hùng Đức Quốc xã.

Chuyện giết giặc Mỹ cưú nước của Frederick được bộ tuyên truyền dựng thành phim. Frederick làm tài tử chính. Cuốn phim vừa hoàn tất. Frederick được giao trách nhiệm tìm rạp chiếu tại thủ đô Pháp quốc để tiện việc tuyên truyền. Frederick điều đình với Emmanuel mướn rạp làm lễ ra mắt phim. Hơn 300 tướng lãnh và các nhân vật cao cấp của Đức Quốc Xã hiện diện. Giờ chót, đích thân Hitler quyết định sẽ tham dự buổi chiếu ra mắt, cùng ngồi xem phim với người hùng tài tử Frederick Zoller.

Vì tầm mức quan trọng của biến cố này, trùm tình báo, đại tá Hans Landa đến rạp điều tra lý lịch Emmanuel. Landa không nhận ra Emmanuel chính là cô bé Shosanna LaPadite mà ông đã giết cả gia đình và tha mạng cô 3 năm trước. Landa chấp thuận dự án thuê rạp với điều kiện không cho Marcel điều khiển máy, chỉ vì anh này là người da đen, không “xứng đáng” được phục vụ “Fur Hitler”.

Shosanna/Emmanuel mang lòng hận thù với Đức từ ngày cô chứng kiến cảnh thảm sát, cơ hội lớn đã đến, Emmanuel và Marcel đơn phương chuẩn bị cuộc trả thù. Trong vòng 2 ngày buổi chiếu phim sẽ diễn ra, Landa và tướng lãnh các cấp ra vào rạp liên tục, khám xét từng tấc đất, viên gạch, rất khó cho cô mang chất nổ và vũ khí vào. Cuối cùng hai người đã có kế họach. Họ biết phim nhựa celluloid cũng bén lửa nhanh không kém gì xăng. Emmanuel lấy tất cả số phim tồn kho của rạp chất đống đằng sau màn ảnh. Đồng thời Emmanuel và Marcel  chớp nhoáng thực hiện một đọan phim lên án Hitler và Đức Quốc Xã rồi tuyên bố trừng phạt quân xâm lăng. Kế hoạch này chỉ có hai người biết và giữ bí mật đến phút cuối.

 

Chương 4:

Trong một quán rượu gần căn cứ quân sự, mấy quân nhân Đức đang ăn mừng có con trai. Bàn bên cạnh hai sỹ quan mặc quân phục Đức, Trung úy Archie Hicox (Michael Fassbenger) ngồi uống rượu với nữ tài tử người bản xứ xinh đẹp, Bridget  Von Hammermark (Diane Kruger). Qua câu chuyện họ biết Bridget sang Pháp tham dự buổi chiếu phim A National’s Pride. Mấy hạ sĩ quan quá chén mang beer sang cụng ly với bàn của cô. Hai sỹ quan ngồi cung bèn lên lớp với nhóm hạ sĩ quan này và gọị nhà hàng ra dấu 3 ngón tay order 3 ly whiskey. Mấy hạ sĩ quan còn hậm hực vì bị xử ép, tỏ vẻ thắc mắc về giọng tiếng Đức của hai ông sĩ quan. Trong khi ấy, một thiếu tá Nazi chính hiệu, ngồi phiá ngoài cũng để ý thấy giọng phát âm của viên sĩ quan này, rề qua hỏi chuyện. Sau vài ba câu hỏi ông ta biết ngay anh này là Đức giả vì giọng phát âm và cách order Whiskey.

Hai người này là tình báo Anh, giả làm sĩ quan Đức vào quán thăm dò tin Hitler đến Pháp. Chuyện đổ bể, hai sĩ quan tình báo Anh ra tay trước bắn chết hết mấy lính Đức trước khi bị hạ tại trận. Đào Bridget bị thương ở chân trái trốn ra khỏi quán trước khi cơ quan an ninh tới giải quyết.

Vụ mấy sĩ quan Đức và lính chết hết trong quán rượu tưởng như chuyện say sưa thanh toán lẫn nhau. Nhưng dưới con mắt trùm tình báo Landa ông nghi ngờ có vấn đề. Tới hiện trường Landa lượm được một chiếc giầy phụ nữ, ông cất vào túi áo khoác.

Trung uý  Raine đánh hơi được hai sĩ quan tình báo Anh bị bắn trong quán rượu, phanh phui ra Bridget có mặt trong quán và liên hệ tới vụ việc. Raine mò ra nơi cô trú ngụ, thấy cô bị thương. Biết Bridget làm việc cho tình báo Anh, Raine yêu cầu cô tiếp tục đi dự lễ ra mắt phim để đồng chí của anh có cơ hội vào rạp hát như là phái đoàn điện ảnh từ Ý, và Slovania sang dự.

 

Chương 5:

4 chương đầu đạo diễn Quentin Tarantino cấu tạo nhân vật. Chúng ta thấy có 3 nỗ lực cùng một mục đích, nhắm vào buổi chiếu phim. Nỗ lực chính là Emmanuel hiện hưũ ngay tại rạp. Nhóm thứ hai là cảm tử Anh quốc giả dạng chính khách có giấy mời trên hàng ghế danh dự. Đơn vị thứ ba là nhóm du kích Thổ tả của Trung úy Raine và các cảm tử quân giả dạng giới điện ảnh quốc tế.

Ngày chiếu phim quan khách tới đông đảo chờ “Fur Hitler” đến khai mạc. Trùm tình báo Landa vẫn còn nghi vấn với chiếc giầy nữ trong quán rượu. Ông thủ sẵn trong túi áo khoác. Con mắt cú vọ của hắn quan sát moị người phụ nữ có dáng dấp và kiểu đi lạ. Bất chợt Landa để ý tới phái đoàn điện ảnh thế giới. Bridget giới thiệu Raine là nhà sản xuất lớn của Ý Đại lợi. Landa liền sổ một tràng tiếng Ý thật linh họat làm cho Raine bất ngờ ú ớ rồi trả lời bằng tiếng Anh. Quay qua trung sỹ Stitches, anh này giả là tài tử người Slovania, Landa lại quay qua mời chào Stitches bằng một tràng tiếng Nga rất chuẩn, may mắn anh này biết tiếng Nga nên nói chuyện với Landa thật trôi chảy. Stitches được nhân viên đưa ngay vào ghế ngồi.

Nói chuyện với Bridget Landa vẫn giữ vẻ bình tĩnh dù ông liếc thấy chân cô có băng bó. Landa mời Bridget lên phòng làm việc, ông ta rất ân cần đỡ cô lên cầu thang. Vào văn phòng rạp hát, Landa trở mặt liền, bảo Bridget ngồi và gác chân phải lên đùi ông. Cô làm theo, Landa từ từ tháo chiếc giầy ra khỏi chân cô. Ông moi trong túi áo khoác lấy chiếc giầy Bridget làm rơi trong quán rượu, xỏ vào chân nàng. Chiếc giầy tất nhiên vừa khít. Đang từ vẻ cười cợt vui vẻ, Landa lồng lộn lên nhào qua, vật Bridget xuống sàn bóp cổ cô cho đến chết. Làm xong Landa gọi  máy cho mấy nhân viên dưới phòng đợi bất ngờ nhào vô còng tay Raine lôi về phòng kín khác.

Hitler đến, moị người chăm chú chào mừng nhà độc tài, không ai để ý tới sự giằng co nho nhỏ phiá ngoài rạp. Vài thủ tục giới thiệu tài tử, đạo diện và bộ tuyên truyền sản xuất, Emmanuel bắt đầu chiếu cuốn phim chính. A National’s Pride có 3 bành phim nhựa, mỗi bành chạy 30 phút. Riêng đối với Emmanuel cô có thêm một cuộn nhỏ tự biên tự diễn bất ngờ vào phút chót.

Trong phòng làm việc khác, Landa ngồi chờ. Cận vệ dẫn Raine vào. Sau khi ra dấu cho mấy anh cận vệ ra ngoài canh phòng. Landa cho biết ông đã nắm vững manh mối âm mưu ám sát Hitler. Tình báo Anh, CIA Mỹ và kháng chiến quân Pháp đề đã bị bắt.  Hai người đấu lý với nhau. Raine tranh luận, nhắc lại việc phải chấm dứt cuộc chiến tàn bạo này, người có công trạng giúp bắt, giết Hitler được trọng thưởng và bảo đảm đời sống sung túc suốt đời. Landa cũng cho biết, không riêng gì phiá Đồng minh muốn loại Hitler nhưng ngay trong nội bộ người Đức cũng muốn giải quyết hắn để bớt tai họa. Nhưng thế lực của hắn mạnh không ai dám âm mưu gì.

Raine dụ Đồng minh đã sẵn sàng tiếp tay với bất cứ người nào muốn hạ Hitler. Raine yêu cầu Landa nói chuyện trực tiếp với tư lệnh chiến trường của anh để điều đình âm mưu này. Đầu máy bên kia một vị xưng là Tư Lịnh lực lượng Đồng Minh có toàn quyền đổi với bất kỳ ai giúp hạ được Hitler. Landa nghe bùi tai đưa ra một số yêu sách kể kả việc được cấp nhà cao cửa rộng ở Mỹ và được tuyên dương công trạng trước thế giới.  Cuộc dàn xếp diễn ra tốt đẹp. Sau khi hoàn thành, Landa sẽ tự nạp mình cho Raine rồi anh sẽ hộ tống mang ông về Mỹ để lãnh thưởng. Đôi bên chấp nhận và Landa nhắm mắt cho âm mưu ám sát Hitler được thi hành.

Trong rạp, hơn một tiếng đồng hồ hình ảnh của người hùng Frederick  tả xung hưũ đột bắn gục hàng trăm tlính Mỹ. Cứ mỗi lần hạ một lính Mỹ cả rạp rầm rầm vỗ tay. Hitler khoái híp cả mắt vỗ vai khen ngơi Frederick và khen phim hay. Trong lúc moị người hăng say trong men chiến thắng, Marcel ra dấu cho du kích quân đâm chết mấy tên lính gác, anh đi một vòng khoá bên ngoài tất cả cửa vào rạp.

Frederick thấy hơn một tiếng đồng hồ chỉ toàn là cảnh anh bắn chết lính Mỹ mà không có một diễn xuất nào khác, anh xin phép Hitler đi toilet. Frederick đi lên phòng máy nơi Emmanuel làm việc. Cô chột dạ không muốn cho anh vào, nhưng Fred đã mê cô gái này, anh chỉ muốn than phiền với cô là ho đã làm cho anh thành một tên sát nhân, ác quỉ. Emmanuel xua đuổi anh ra khỏi phòng nhưng anh cứ nấn ná. Cô lấy khẩu súng dấu trong ví bắn Frederick bị thương.  Thấy hắn nằn dưới sàn máu me lênh láng cô lại động lòng thương chạy đến quan sát. Hắn chỉ bị thương, móc súng bắn lại cô ngả đè lên nút mở máy thứ ba và gục chết tại chỗ.

Cuốn phim đang chiếu ngon lành bỗng xuất hiện cảnh cô gái Do thái nguyền rủa Hitler và tuyên án Đức Quốc xã. Hitler khó chịu, cả rạp nhốn nháo. Marcel nhận nđược tín hiệu mồi lửa vào đống phim. Lửa phừng lên, trong rạp nhốn nhá, mọi người tuôn ra cửa thì đã bị khoá hết. Hai cảm tử quân đứng trên bao lơn dùng súng máy bắn xối xả vào tướng ta, quan chức Đức. Cuối cùng lửa tràn ngập và tiếng nổ kinh hoàng phát ra, toà nhà sập xuống chôn vùi trọn bộ chỉ huy đầu não của Đức Quốc Xã.

Lúc ấy Landa và Raine đang trên đường ra biên giới gặp tư lệnh chiến trường. Họ dừng lại trong rừng. Raine yêu cầu Landa thi hành đúng những thỏa thuận từ trước. Anh bắn chết tài xế của Landa và còng tay ông lại. Lúc này tới phiên Raine trở mặt, Landa yêu cầu đối xử tốt đẹp với ông vì có công trạng với thê giới. Raine cười khẩy, nói công trạng của ông được hưởng một huy chương cao quí này đây. Raine lấy mã tấu rạch lên trán Landa chữ Vạn ngược, huy hiệu của Đức quốc xã.

Landa tay trùm lão luyện của tình báo Đức cũng bị  lừa. Hắn tưởng gặp tư lệnh tối cao phia đồng minh, thực ra đó chỉ là một anh tổng đài truyền tin, hưá hẹn linh tinh làm cho đại tá tình báo Hans Landa tự ý nộp mạng sau khi tiếp tay giết trọng bộ chỉ huy Đức quốc xã.