Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

FROST/NIXON

 

Richard Nixon: Frank Langella

David Frost: Michael Sheen

Bob Zelnick: Oliver Platt

James Reston: Sam Rockwell

Jack Brennan: Kevin Bacon

Caroline Cushing: Rebecca Hall

John Birt: Matthew Macfadyen

Pat Nixon: Patty McCormack

Directed by Ron Howard

Nguyễngọchấn

 

Năm 1974 Nước Mỹ đã tạo một trang sử đen tối nhất của xứ Cờ Hoa, Richard Nixon phải từ chức gần cuối nhiệm kỳ thứ hai. Giới truyền thông Mỹ đã quyết tâm dùng mọi thủ thuật để triệt hạ ông vì cuộc chiến tranh Việt Nam. Hàng ngày chuyện phản chiến được thổi phồng, toàn thể báo chí truyền hình Mỹ hùa nhau bôi nhọ ông Nixon vì chủ trương giúp Việt Nam Cộng Hoà trong cuộc chiến tranh gây nhiều tốn kém về tài chánh và nhân mạng trong chiến sử cận đại. Cuối cùng, cú “ân huệ” Watergate đã dứt điểm, bắt buộc vị Tổng thống thứ 37 của Hoa Kỳ phải từ chức ngày 8 tháng Tám năm 1974 trao quyền cho Phó Tổng thống Gerald Ford. Ông Gerald Ford quyết định không tái tranh cử mà đã dùng quyền “Ân xá tuyệt đối”, bãi miễn tất cả tội trạng cho ông Richard Nixon khỏi bị truy tố trước phát luật.

Đó là chuyện thật của lịch sử Mỹ. Giới điện ảnh đã mang lên màn bạc nhiều chuyện về biến cố này và, cho đến nay, hơn 30 năm sau người ta vẫn chưa để ông Richard Nixon được mồ yên mả ấm mà cuốn phim “Frost/Nixon” đang khơi lại chuyện cũ làm hoen ố danh tiếng một vị Tổng Thống Mỹ.

David Frost (Michael Sheen), người đóng vai thủ tướng Tony Blair trong phim “The Queen” đã được đạo diễn Ron Howard  chọn đóng vai người điều khiển chương trình TV Anh quốc làm cuộc phỏng vấn cưụ Tổng thống Richard Nixon năm 1977. Phim “Frost/Nixon” lấy một số tài liệu thực pha trộn với kịch bản thêu dệt của Peter Morgan.

David Frost làm TV Host không thuộc thành phần khá, sự nghiệp của anh đang trên đà đi xuống, anh muốn đánh ván bài chót “Được ăn cả, ngã về không”. David móc nối với đại diện thương mại của ông Nixon điều đình một cuộc phỏng vấn truyền hình. Sau vài lần trả giá cuối cùng David Frost chấp nhận giá biểu 600,000 đô để “làm việc” ông Nixon trong 12 ngày.

Tổng thống Nixon (Frank Langella), chấp nhận cuộc phỏng vấn, trước nhất là vì tự tin và khinh địch. Thứ hai ông cũng muốn biện bạch một phần nào những tin tức xuyên tại do phiá đảng Dân Chủ đưa ra, được giới truyền thông phụ họa thêm mắm muối để hạ nhục ông. Mấy năm trước đã có hàng chục cuộc điều đình của truyền hình Mỹ nhưng bất thành. Đến khi tình hình tạm lắng đọng, một người tận Anh Quốc, gần như vô danh tiểu tốt đối với khán giả Mỹ ngỏ ý muốn nói chuyện với một giá biểu tương đối cao, thế là ông Nixon chấp thuận.

David Frost, từ Anh quốc cùng với người bạn cố tri John Birt (Matthew MacFadyen) làm producer. Trên chuyến bay sang California, David cua một chị hành khách lạ hoắc Caroline Cushing (Rebecca Hall) và trở thành parter sau đó. Ở Mỹ David thuê hai người làm cố vấn sưu tầm tài liệu. Bob Zelnick (Oliver Pratt) và James Reston (Sam Rockwell), hai người thuộc loại thù ghét Nixon tới tận xương tủy, họ đã hết lòng bươi móc tất tả hồ sơ gia phả và tội trạng để làm thịt Nixon. Với moị chi phí, đạo diễn chuyên viên, nhà cửa lên tới hơn 2 triệu . David chạy đôn chạy đáo tìm nguồn tài trợ nhưng không người nào chiụ đầu tư vào chuyện Nixon nữa. David Frost phải lãnh trọn tài khoản này nên công việc của ông đầy căng thẳng.

Phiá Nixon, ông có một đội ngũ nhân viên trung thành làm việc với ông. Jack Brennan (Kevin Bacon), chánh văn phòng luôn luôn sát cánh để giải độc và đều đình. Nguyên tắc sử dụng thời lượng gồm có: 25 % chiến tranh Việt Nam, 50 % chuyện bang giao quốc tế, 25% cuối cùng nói về biến cố Watergate.

Mọi việc chuẩn bị xong cuộc phỏng vấn diễn ra tại San Clemente, miền Nam California. Ngày thứ nhất vấn đề chiến tranh Việt Nam, ông Nixon tỏ ra hoàn toàn tự tin, thao thao bất tuyệt về những lý do ông đã trình bày nhiều lần trước quốc dân. Ban tham mưu của Frost thấy bất lợi, lấy cớ nghỉ giải lao kéo Frost ra ngoài nhồi sọ anh. Họ cố vấn anh phải cắt ngang, nhẩy vào giữa câu trả lời, đừng để Nixon  diễn thuyết. Quay sang vấn đề khác. Trở lại máy, David nhẩy ngay vào chuyện Cambốt:

-“Ông có nghĩ rằng Mỹ đã xâm lăng Cambốt là vi phạm chủ quyền nước láng diềng của Việt Nam?”.

Gãi đúng chỗ ngưá Nixon tuôn ra ào ào:

-“Chuyện Cambốt là quyết định hoàn toàn đúng. Trước khi đánh sang Cambốt, tình báo Mỹ đã bắt được 80,000 súng và hơn 2 triệu viên đạn đủ loại mang nhãn hiệu North Việt Nam. Chúng dùng lãnh thổ này tấn công quân lực Mỹ thì tôi cho lệnh đánh thẳng vào sào huyệt Việt Cộng dù đó thuộc lãnh thổ Cambốt. Chỉ tiếc là tôi đã không làm sớm hơn”

Có tiếng vỗ tay trong số chuyên viên kỹ thuật.Ban tham mưu của David Frost cho ngừng quay ngày thứ nhất. Cả ba cố vấn đều bất bình vì David đuối lý và khớp truớc Nixon. Cụ thể đã để cho Nixon tuyên truyền đúng sở truờng của ông, đến nỗi nhân viên làm việc với họ còn hoan hô Nixon. Họ bắt đầu nao núng vì cứ tưởng vấn đề Việt Nam sẽ làm cho Nixon lúng túng. Họ ráo riết chuẩn bị đề tài ngày hôm sau, nội bộ có chút xào xáo nhưng cũng tiếp tục làm việc.

Phiá tổng thống Nixon Jack Brennan và ban tham mưu rất hài lòng về  phần trả lời của xếp. Chuyện Việt Nam mà ông đã khống chế được Frost thì vấn đề bang giao quốc tế là cơm sườn. Họ hoàn toàn tin tưởng Nixon sẽ có cơ hội gỡ danh dự cho mình. Quả thật, ngày thứ hai, vấn đề bang giao quốc tế đã cho ông Nixon cơ hội khoe khả năng ngoại giao của ông. Ông cho thấy sự gần gũi với “Chairman Mao” và “Nikolai Kruschev” và thế chân vạc của Mỹ đối với hai cường quốc thù nghịch. David Frost bị mê hoặc trong lúc ban tham mưu của anh đập đầu, bức tóc trong phòng thu. Họ phải giả bộ làm  nổ bóng đèn để “take a break” lôi David vào phòng chỉnh đốn nội bộ.

Sau buổi thu hình ban tham mưu tỏ vẻ bất mãn và nản lòng trước khả năng ứng biến của David Frost. David buồn bã một mình về phòng chấp nhận thất bại, mất toi cả chì lẫn chài. Trong lúc nản chí đích thân ông Nixon goị điện thoại đến phòng tâm sự với David. Ông nói cả thế giới không hiểu ông họ chỉ về hùa với nhau chứ nếu tách rời từng người ra không ai có thể tranh luận nổi với ông về mọi vấn đề. Ông Nixon nhừa nhựa nói thao thao bất tuyệt. David rất khó chiụ nhưng vì lịch sự phải ráng nghe và chiụ đựng. Ngày hôm sau ông Nixon không nhớ đã gọi điện thoại cho David Frost và đã noí những gì!.

Trong lúc buồn bực thối chí, David đem tài liệu ra làm homeworks. Anh chợt nhớ ra ngày đầu James Reston yêu cầu David cho anh lên thư viện quốc hội tham khảo một số tài liệu mật mới được phát giác. Lúc ấy David nghĩ không cần thiết. James trình bày anh tham gia ban tham mưu này với mục đích duy nhất là buộc Nixon phải thú nhận hành vi phạm pháp, bao che trộm cắp và phải được xét xử truớc công luận. Nửa khuya David Frost và James bay lên Washington, vào thư viện lôi ra những bí quyết mới được bổ túc về vụ Watergate.

Với tất cả tài liệu trong tay, buổi thu hình cuối cùng David Frost đã làm moị người ngạc nhiên. Ông Nixon đến vẫn với sự tự tin tuyệt đối. Ông đã đi qua ¾ đoạn đường và coi như toàn thắng. Đề tài Watergate là chuyện gai gốc nhưng, sau mấy ngày làm việc  ông nghĩ David Frost còn quá non để bắt nọn ông.

David đã tỉnh táo hơn, đọc một số phúc trình của Quốc hội và những điều buộc tội Nixon về chuyện bao che vụ Watergate, từng chi tiết thật rõ ràng. Thoạt đầu ông Nixon chối, cho việc thu băng là chuyện an ninh quốc gia. David từ từ thu gọn vào chuyện thu lén và ăn cắp tài liệu của ban tranh cử đảng Dân Chủ, và ông Nixon đã trả tiền cho ai, như thế nào. Bấy giờ ông Nixon mới bối rối trả lời “xà bát”:

-“Làm Tổng Thống có quyền làm bất cứ việc gì”.

David nhẩy vào:

-“Kể cả nhưng việc biết rõ là phạm pháp?”.

Nixon ấp úng chưa kịp trả lời thì Jack Brennan tông cửa vào phòng, yêu cầu ngưng quay để ông Nixon nghỉ mệt. Anh kéo ông vào phòng nói chuyện riêng để ông lấy lại bình tĩnh. Sau 10 phút giải lao, trở lại thu hình, David Frost dùng đòn tâm lý thật nhỏ nhẹ:

-Thưa tổng thống, nhân dân Hoa kỳ rất biết ơn những việc ông đã làm cho đất nước ông, nhưng, là một con người không ai tránh khỏi những lỗi lầm vì sơ sót hay vì nhân viên thừa hành không tôn trọng luật pháp đã đưa ông tới tình cảnh hiện nay. Đây là lúc ông có thể nói sự ân hận về việc làm của mình, sau đó ông sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn sống những chuỗi ngày còn lại”

Ông Nixon gần như muốn khóc trước ống kính, thú nhận đã phản bội niềm tin của công dân Hiệp chủng quốc, và nhất là đã làm mất niềm tin vào hệ thống công quyền nuớc Mỹ.

Buổi thu hình cuối cùng đầy cảm động cho cả hai phiá, ông Nixon có cơ hội ăn năn trước quốc dân. David Frost gỡ được phần nào công lao và tiền ài bỏ ra cho cuộc phỏng vấn vị Tổng Thống Mỹ quyền uy nhất thế giới phải ngưng chức vì phạm pháp. Kết luận, không người nào có thể sống bên trên pháp luật.

“Frost/Nixon” là cuốn phim rất đáng xem cho những người đã sống qua giai đoạn lich sử  đặc biệt này./cnn