Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

"FRACTURE"

 

Ted Crawford - Anthony Hopkins

Willy Beachum - Ryan Gosling

Nikki Gardner - Rosamund Pike

Joe Lobruto - David Strathairn

Jennifer Crawford - Embeth Davidtz

Directed by Gregory Hoblit

 

Nguyễngọchấn

 

Ông Ted Crawford (Anthony Hopkins) là một nhà vật lý học danh tiếng, ông là chủ nhân hãng nghiên cưú  cấu trúc phi cơ, điều tra các tai nạn hàng không. Ngoài giờ làm việc ông Crawford dành nhiều thì giờ tiếp tục nghiên cứu vận chuyển giây chuyền của quả lắc. Tại phòng làm việc cũng như ở tư gia ông ngồi hàng giờ để theo dõi vận hành của quả lắc chuyển động gia tốc vào thời khắc cố định.

Ông Crawford có bà vợ trẻ Jennifer Crawford (Embeth Davidtz), dường như vì ông quá mải mê công việc, nên căn nhà đồ sộ đầy đủ tiện nghi không đủ sức quyến rũ, cầm chân bà. Ngay trong phần mở đầu phim chúng ta thấy cảnh hai người nam nữ cùng trang lứa có những cuộc hẹn hò trong khách sạn, ngoài bãi biển hay trong nhà hàng sang trọng. Dù chỉ thấp thoáng chúng ta cũng nhận ra người phụ nữ là Jennifer Crawford, và người bạn trai không phải là ông Ted. Chuyện hẹn hỏ bỏ lửng ở đó.

Hôm ấy ông Ted Crawford rời sở rất sớm, lái chiếc xe thể thao vào thành phố, đi qua khu bãi biển dành cho khách du lịch, nhìn qua hàng rào một căn nhà mát, Ted thấy Jennifer âu yếm người đàn ông đẹp trai, khoẻ mạnh hơn mình rồi lái xe về thẳng nhà, ngồi vào cái maý, thả những hòn bi sắt chuyển động theo đường rầy đi xuống.

Án mạng giữa thanh thiên.

Mấy phút sau bà Jennifer vội lái xe về tới. Mới bước lên  bực thềm ông Crawford đã ra mở cửa. Jennifer chạy lại ông chầm lấy ông: "Hôm nay mình về sớm thế, I Love You,". Ông Crawford cũng đáp lời yêu vợ, hai người đủng đỉnh vào nhà.

Tời phòng khách ông quay lại hỏi: "Hắn ta thế nào? How is he doing?". Bà Jennifer đang ú ớ thì ông đưa khảu súng ngắn lên nhắm ngay đầu bà bắn một phát, bà té vật xuống sàn. Crawford bỏ khẩu súng lên bàn  bình thản, quay số, goị vị cảnh sát: "Mời ông đến ngay, tôi vừa bắn vợ tôi. Nhà tôi ở số 1001 đường Melbrook, Malibu".

10 phút sau vị thanh tra cảnh sát đã có mặt truớc cửa nhà ông Crawford. Bấm chuông, ông Crawford ra mở, mời vị thanh tra và mấy nhân viên vào nhà. Ông Crawford chỉ xuống người đàn bà nằm dưới sàn nhà máu me tùm lum: "Đây là Jennifer, vợ tôi, tôi vưà bắt chết bà ấy".

Ông thành tra cúi xuống nhìn nạn nhân, biến sắc, nhưng nhanh chóng lấy lại bình tĩnh, ra dấu cho mấy phụ tá làm phận sự khám nghiệm nạn nhân. Thanh tra hỏi cung ông Crawford: "Ông dùng súng gì bắn vợ ông"? "Đây, khẩu súng này 9.2 mm. Thanh tra cẩn thận lấy bao nylông, bỏ khẩu súng vào, ghi chép "tang vật tại nhà nạn nhân". Truớc khi mời ông Crawford ra xe, thanh tra đưa cho ông Business card. Ông Crawford đưa tay từ chối: "Không cần, tôi đã biết tên tuổi, thưa ông thanh tra Joe Lobutro (David Strathairn)". Thanh tra Joe mời ông Crawford xa xe.

Trước khi xe lăn bánh người phụ tá chạy đến cho biết, nạn nhân chưa chết, bà vẫn còn nhịp tim. Crawford tỏ vẻ ngạc nhiên: "Sao được kìa ! Tôi bắn bà ấy gần lắm, làm sao lại chưa chết". Thanh tra Joe chỉ cắn răng nhún vai không trả lời Crawford, quay qua noí với người phụ tá: " Đưa ngay bà ấy vào phòng cấp cưú".

LẤY LỬA THỬ VÀNG

Willy Beachum ( Ryan Gosling), chàng luật sư trẻ tuổi đến chào từ giã ông Chánh biện lý. Sau 3 năm tập sự tại Toà Thuợng Thẩm, luật sư công tố viên Willy Beachum đã tạo được thành tích kỷ lục, 97 phần trăm thắng các vụ truy tố phạm nhân. Đã  gần hết  thời gian tập sự, chánh biện lý trao cho Willy vụ án sau cùng, coi như quá dễ đối với anh: "Vụ này như dĩa  cơm sườn, sát nhân đã tự thú với thanh tra, tịch thu đầy đủ tang vật  tại hiện trường. Chỉ đvài ngày là anh có thể ra hốt bạc được rồi!." Good Luck Willy". Beachum nhún vai: "Luck have nothing to do with the Law, Sir".

Willy Beachum tới nhà giam gặp thủ phạm. Anh rất tự tin, noí với ông Crawford: "Tôi muốn moị vụ án tôi thụ lý đều công bình. Với tôi ông có thể xác nhận hay     phủ  nhận tội giết bà Jennifer". Ông Crawford thản nhiên: "Tôi đã nhận và đồng ý cho ông thanh tra Joe Lobutro thu băng lời khai rồi còn chối cãi gì được nữa". Beachum: "Thực ra tôi không muốn án quá dễ dàng như thế này, nó không fair cho ông". Crawford cười nhẹ: "Ông còn trẻ đừng quá tự tin. Thấy vậy mà không phải vậy đâu?".

Trong  phòng luận tội, bà chánh án yêu cầu noí chuyện với luật sư bị cáo. Ông Crawford xin  tự biện hộ cho mình. Bà chánh án ôn tồn: "Luật sư là quyền lợi pháp lý để ông được bênh vực chính đáng. Nếu ông không muốn nhờ luật sư, hậu quả thế nào ông có đồng ý không?". "Vâng, tôi chấp nhận".

Thế là vụ án mở màn. Ngày thứ nhất, công tố viên Willy Beachum đọc bản cáo trạng, ông Ted Crawford giết vợ là bà Jennifer. Trung úy thanh tra Joe Lobutro có mặt tại hiện trường 10 phút sau án mạng. ông Crawford thú tội với thanh tra Joe và nạp khẩu súng đã bắn bà Jennifer.

Willy cho mời nhân chứng độc nhất là trung uý thanh tra Joe Lobutro. Joe lên ghế nhân chứng, khai đúng những lời tự thú của bị can Ted Crawford, công tố viên mở cuốn băng ghi âm, phát lại lời khai của Crawford. Và tuyên bố trao quyền hỏi nhân chứng cho bên bị. Bên bị, chính thủ phạm là người tự bào chữa cho mình. Cuộc đối thọai như sau:

-Thưa bà chánh án, tôi xin được hỏi người nhân chứng duy nhất của vụ án, ông Joe Lobutro: "Một giờ truớc án mạng ông làm gì? Với ai?  Joe Lobutro ú ớ:

-Tôi làm gì, với ai, không phải là việc của ông? Ông không được phép hỏi.

Ted Crawford:

-Thưa bà Chánh án, câu hỏi của tôi lúc này là thay mặt cho luật sư của  bị cáo, xin bà bắt nhân chứng phải thành thật khai báo.

Bà chánh án gật đầu:

- Nhân chứng Joe Lobutro hãy trả lời ông Crawford. Xin ông nhắc lại câu hỏi?

Ted Crawford cười mỉm chi:

-Tôi xin đặt câu hỏi dễ hơn cho nhân chứng Joe Lobutro. Ông hãy khai thật truớc toà. Có phải một giờ đồng hồ trước án mạng, ông và nạn nhân, bà Jennifer Crawford, vợ tôi đã ngủ với nhau tại khách sạn Beachside Hotel ở Malibu không?

Mặt Joe Lobutro tái mét, giận dữ, mất bình tĩnh, nhẩy ra khỏi ghế nhân chứng nhào xuống bóp cổ Ted Crawford. Toà án náo loạn, bà chánh án gõ buá đùng đùng. Ngoắc cảnh sát vào lôi Joe ra kéo đi. Ông Ted Crawford bị nghẹt thở, đứng lên phân trần:

-Thưa bà chánh án, Quí vị bồi thẩm, nhân chứng không trả lời câu hỏi của tôi, như vậy là nghĩa làm sao? Câu trả lời của nhân chứng có giá trị gì không?.

Ted Crawford, đặt câu hỏi với luật sư công tố viên Willy Beachum:

-Xin công tố viên cho trình toà phiếu khám nghiệm khẩu súng tại hiện truờng?

Đến lượt Beachum tái mặt, một phút truớc phiên toà, người phụ tá cho anh biết, phiếu khám nghiệm tang vật, chứng nhận khẩu súng tịch thu tại hiện truờng vẫn còn nguyên băng đạn, chưa bắn ra viên nào. Đầu đạn trong thi thể nạn nhân bắn từ một khẩu súng nào khác không tìm thấy trong nhà thủ phạm. Willy trình phiếu giảo nghiệm lên bà chánh án. Bà xem qua, cho biết không đủ yếu buộc tội Ted Crawford. Willy xin bà chánh án cho đình lại một ngày để anh cung cấp thêm tang vật.

Sau phiên toà, Willy như người mất trí. Trong 3 năm làm công tố viên chưa bao giờ anh mất mặt như hôm nay. Nhân chứng duy nhất đã gian dâm với vợ can phạm mà anh không hề cho Willy biết. Do đó nhân chứng duy nhất  này hoàn toàn vô giá trị truớc toà. Tang vật duy nhất là khẩu súng, lại không phải là súng bắn vào nạn nhân. Anh và các phụ tá đến nhà Ted Crawford, lục lọi suốt một ngày, vẫn không tìm ra khẩu súng nào khác, và thời gian tái xử đã đến.

Phiên toà ngày hôm sau, Willy không tìm trình được bất cứ một chi tiết nào mới. Chánh án tuyên bố bãi bõ vụ xử, Ted Crawford được trả tự do ngay lập tức.

Lần đầu tiên Willy nếm mùi thua cuộc. Anh còn một hy vọng cuối cùng là, nạn nhân, bà Jennifer Crawford vẫn trong tình trạng coma. Suốt thời gian Ted Crawford bị giam Willy đã đến ngồi hàng giờ bên giường bệnh, hỏi han, cầu xin cho bà Jennifer tỉnh lại, bà là nhân chứng sau cùng có thể buộc tội Ted giết vợ. Đến nay, bà  ấy vẫn Coma, mặc dù tay chân cử động được và biết trao đổi  tín hiệu tay với y tá.

Khi Ted được trả tự do, ông đến nhà thuơng thăm Jennifer. Gặp Willy ngồi một mình trong phòng bệnh của vợ ông. Ngay lập tức Ted Crawford xin lệnh toà cấm Willy Beachum không được đến gần Jennifer.

Trong khi ấy lấy cớ não bộ đã ngưng hoạt động, Ted Crawford ký giấy rút ông tiếp dưỡng khí, cho bà Jennifer đi tầu suốt. Nguời y tá điều dưỡng Jennifer bấy lâu nay cho biết, có nhiều triển vọng Jennifer sẽ tỉnh lại. Bà báo cho Willy biết ông Ted Crawford có âm mưu terminate bà Jennifer. Willy lén đến nhà thuơng đi chuyển bà Jennifer đi trốn, nhưng không kịp. Ted  đến thi hành thủ tục rút ống dưỡng khí, bà Jennifer từ từ trút hơi thở truớc mắt Willy.

Cuốn phim rất hấp dẫn, tới đây vẫn chưa là chung cuộc. Còn nhiều chi tiết khác khán giả  phải đi xem "FRACTURE" mới thấy đòn cân não giữa một  thủ phạm là phù thuỷ của ngành vật lý học, một án mạng  tuyệt hảo, đương đầu với người đại diện công  lý, một công tố viên trẻ tuổi. Chẳng lẽ lại đầu hàng tội ác! Về diễn xuất Anthony Hopkins thật điêu luyện và đáng khiếp sợ./cnn/