Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

DÒNG MÁU

ANH HÙNG

 

Cường: (Johnny Trí Nguyễn)

Thuý: (Ngô Thanh Vân)

Sỹ: (Dustin Nguyễn)

Danh: (Thắng Nguyễn)

Đạo diễn: Charlie Nguy ễn

Chánh Phương Phim: Nguyễn Chánh Tín

 

Nguyễngọchấn

 

Từ hai mười năm truớc anh em Nguyễn Chánh Trực và Nguyễn Minh Trí tỏ ra say mê điện ảnh, điều này không làm ai ngạc nhiên, vì hai người bạn trẻ đã ảnh hưởng bởi tên tuổi quá lớn của ông chú Nguyễn Chánh Tín từ ngày còn bé. Charlie Nguyễn, đạo diễn phim “Dòng Máu Anh Hùng” tâm sự:

-“Năm Charlie (Trực) sáu tuổi, được chú Tín chở ngồi trên thùng xăng chiếc xe Honda dạo trên phố Sàigòn. Ở  nhà, Trực chỉ biết chú Tín là chú ruột rất hiền lành,  ra đường mới thấy moị người chỉ trỏ, vẫy chào, trầm trồ khen chú. Charlie thấy một niềm hãnh diễn là cháu của một tài tử, diễn viên lớn. Khi vào rạp xem chú đóng kịch, Charlie mới thấy sự ái mộ của khán giả dành cho chú Nguyễn Chánh Tín. Từ đó Charlie đã ham muốn làm một cái gì đó để được như chú. Điều này thôi thúc Charlie suốt mấy chục năm và đến nay mới có cơ hội mấy chú cháu cùng làm việc với nhau trong một tác phẩm để đời”.

Sau tác phẩm đầu tay “Đời Hùng Vương Thứ 18”  thực hiện tại  Nam California anh em Nguyễn Chánh Trực (Charlie Nguyễn) đã khởi đi với những bước tiến khá  dài. Cộng tác với Trung Tâm Vân Sơn (anh em nhà), Charlie Nguyễn làm phim Vật Đổi Sao Dời ở Việt Nam. Đây cũng là lúc anh em Charlie Nguyễn và tài tử Nguyễn Chánh Tín gần gũi nhau hơn, bàn chuyện làm ăn lớn. Đó là một tác phẩm võ thuật, lịch sử, lấy bối cảnh thời Pháp thuộc. Từ xưa tới nay chúng ta chưa có phim nào noí tới võ nghệ cổ truyền của Việt Nam, trong khi moị môn phái khắp thế giới đều du nhập vào Việt Nam, và chính chúng ta cũng có những bí truyền về Martial Arts phải đáng kính phục.

Dựa vào bối cảnh cuộc cách mạng chống  Pháp cuốn phim Dòng Máu Anh Hùng đã tạo ra nét khác biệt với những phim ảnh của Việt Nam được thực hiện từ truớc tới nay. Bởi chỗ, việc chống Pháp trong thời đầu thập niên 1920, chúng ta chưa có võ khí, chỉ dùng võ nghệ và mưu luợc, đánh du kích chống giặc ngoại xâm. Về võ thuật gia đình Nguyễn Chánh Tín từ mấy đời đã hấp thụ từ các bậc danh sư, chỉ con cháu được truyền cho nhau và người cuối được hưởng lộc gia tộc chính là Charlie Nguyễn và nổi bật là Nguyễn Minh Trí với nghệ danh Johnny Trí Nguyễn. 

Trí Nguyễn không chỉ được biết tới trong cộng đồng chúng ta, nhưng từ nhiều năm nay tên tuổi của anh đã xuất hiện bên cạnh những tài tử võ thuật lớn của những phim như The Protector đối diện với tài tử lớn của Thái Lan Tony Jar. Trí Nguyễn từng làm  stunt man cho các phim lớn như Spiderman v.v.

Có một lực lượng nhân sự hung hậu và thành tích hàng quốc tế đảm bảo, nhà làm phim Nguyễn Chánh Tín dựng bảng Chánh Phương Phim để đầu tư với các cháu. Vốn liếng hoàn toàn do mấy chú cháu bỏ ra từ việc cầm và  bán 4 căn nhà ở Mỹ và Việt Nam.Theo dự trù buổi ban đầu Bộ phim được đầu tư kinh phí sản xuất 800.000, nhưng khi bắt tay vào thực hiện, nghe nói con số bỏ ra đã vượt qua ngân khoản dự chi là gấp ba, bốn lần.

Phim Dòng Máu Anh Hùng thực hiên tốn kém vì quay ở nhiều địa điểm: Hà Nội, Hội An, Huế, Sàigòn. Thành phần diễn viên cũng tạo cho cuốn phim một giá trị nghệ thuật cao. Đặc biệt hơn cả một đàn anh về tuổi đời lẫn tuổi nghề, là Dustin Nguyễn! Anh qua Mỹ từ 10 tuổi, năm nay đã 43, bước vào phim ảnh cách đây hai mươi năm, nổi danh với những series truyền hình - trong đó chương trình 21th jump street kéo dài đến 5 năm. Gần hơn, anh được mời đóng cặp với Cate Blanchet  trong phim Little fish: phim nhận giải thưởng AFI 2005 (“Australian Film Institute”). Dustin Nguyễn cũng cảm thấy thú vị được mời đóng DMAH. Anh tâm sự:                                       

 -“Thử thách lớn nhất và thú vị nhất đối với tôi, đây là lần đầu tiên… được đóng phim nói tiếng Việt, tiếng mẹ đẻ của tôi!”,

Với sự tham gia của các diễn viên Nguyễn Chánh Tín, Jonny Trí Nguyễn, Ngô Thanh Vân , Don Theerathada, Nguyễn Thắng.  Vai diễn của Ngô Thanh Vân cũng là điều đáng kể. Ngô Thanh Vân, bề ngoài là một thiếu nữ mảnh mai, xuất thân ca sĩ, người mẫu. Kịch bản đòi hỏi cô là một nữ du kích quân chống Pháp, tất nhiên cô phải có võ nghệ cao cường; Thế mà, chỉ trong vòng 3 tháng, với sự huấn luyện võ nghệ của Johnny Trí Nguyễn và mấy võ sư khác, họ đã thay đổi toàn diện cô gái mảnh mai kia thành một võ sĩ có thể đá song phi, bẻ gẫy cổ địch và nhiều màn diễn võ ngoạn mục. Đạo diễn rất ngạc nhiên về điểm này và khán giả sẽ  say mê khi xem Ngô Thanh Vân biểu diễn.

Chuyện phim Dòng Máu Anh Hùng nói về Việt Nam dưới  thời Pháp thuộc; năm 1922. Có bốn nhân vật chính: Sỹ (Dustin Nguyễn), Thúy (Ngô Thanh Vân), Cường (Johnny Trí Nguyễn), và Danh (Thắng Nguyễn).  Ba nam diễn viên đều là mật thám Pháp, được giao cùng một nhiệm vụ đánh bại nghĩa quân của Ðề Cảnh. Ba người có tham vọng khác nhau. Danh muốn leo thang danh vọng. Cường còn lưỡng lự giữa dân tộc và phục vụ ngoại xâm. Sỹ có tham vọng cao nhất, muốn xóa hết tính Việt trong người, để tìm đường leo lên làm trùm mật thám Ðông Dương.

Khi bắt được con gái của Ðề Cảnh là Võ Thanh Thúy (Ngô Thanh Vân), cả ba viên mật thám Pháp gốc Việt đều có ý nghĩ dùng Thúy làm công cụ phục vụ cho mục đích của riêng. Thúy, con gái  của thủ lãnh nghĩa quân Ðề Cảnh, cuối cùng, đã chiêu hồi được Cường về với nghĩa quân. Cường dứt khoát trở lại bản chất Việt của mình; đồng thời, cũng trở thành người yêu con gái Ðề Cảnh.

Ðiều mới lạ của “Dòng Máu Anh Hùng” là chất võ thuật và hành động, nhưng không bạo lực. Nguyễn Chánh Tín, người đồng thực hiện, và là một diễn viên trong phim tâm tình: “Võ thuật là một yếu tố thương mại, và các diễn viên phải tham gia luyện tập như những võ sĩ thực thụ”.

“Tôi đã có trên 20 năm tập luyện võ thuật. Trong bộ phim này, tôi chắt lọc những chiêu thức đẹp nhất của môn võ do chính ông tôi dạy để áp dụng vào phim.” Trí cho biết, từ nhỏ đã học võ với ông nội. Ông nội anh là một võ sư, ông sáng tạo một môn phái riêng võ “gia truyền,” Trí tin rằng, những chiêu thức anh áp dụng trong “Dòng Máu Anh Hùng” mang tính Việt Nam thuần túy.

Johnny Trí đẹp trai, theo Tây học, bên cạnh diễn viên xinh đẹp Ngô Thanh Vân tươi sang làm cho cuốn phim có những tình tiết éo le, gây cấn.

Phim DMAH đã hoàn tất và sẽ chiếu mở màn tại đại hội điện ảnh VIFF Việt Nam Quốc Tế . Đại Hội này sẽ có 51 phim tham dự VIFF 2007, gồm 13 phim dài và 38 phim ngắn. Trong số 13 phim truyện dài, đã có đến sáu phim được sản xuất tại VN: Chuyện của Pao, Sống trong sợ hãi, Hồn Trương Ba da hàng thịt, Hạt mưa rơi bao lâu, Áo lụa Hà Đông và Dòng máu anh hùng; số phim dài còn lại do giới đạo diễn người Việt thực hiện tại Mỹ, Canada, Úc, Israel, Philippines.

Đại Hội  VIFF diễn ra trong tám ngày, chia thành hai đợt nối nhau 12 đến 15/4 và 19 đến 22/4. Mang chủ đề “Chia sẻ tầm nhìn” (Sharing visions), VIFF 2007 đưa lên màn ảnh những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm về đời sống của người Việt ở nhiều nơi trên thế giới. Ban tổ chức VIFF 2007 (là Hội Văn hóa & ngôn ngữ, thành lập năm 1994 tại ĐH California, Los Angeles - UCLA) hi vọng những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm rất riêng của người Việt Nam, qua ngôn ngữ điện ảnh, không những sẽ được khán giả Việt chia sẻ mà còn tìm được sự cảm thông từ khán giả thuộc nhiều dân tộc khác.

Năm trong sáu bộ phim sản xuất tại VN đều đã được giới thiệu, trình chiếu cho công chúng trong nước, riêng Dòng máu anh hùng sau khi tham dự VIFF trở về, sẽ đến với công chúng trong nước vào hạ tuần tháng tư.