Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

CHANGELING

THAT'S NOT MY SON!

 

Christine Collins: Angelina Jolie

Rev. Briegleb: John Malkovich

Capt. Jones: Jeffrey Donovan

Det. Lester Ybarra: Michael Kelly

Directed by Clint Eastwood

 

Nguyễngọchấn.

 

“Changeling” cũng là cuốn phim nói tới sự bê bối của cảnh sát LAPD, được đạo diễn Clint Eastwood moi chuyện cũ đưa lên màn bạc.

Chuyện xẩy ra vào thời gian 1928.  Christine Collins (Angeliana Jolie) có đứa con trai Walter, 9 tuổi, một hôm đi học rồi không thấy về. Collins đến khai với sở cảnh sát Los Angeles nhờ họ tìm dùm. Mấy tháng sau đại uý  Jim Jons (Jeffrey Donavan), trưởng phòng điều tra LAPD báo tin họ đã tìm được bé Walter. Collins vui mừng ra nhận con từ tiểu bang Illinois gởi về. Ngay từ phút đầu, Collins thấy chú bé  không phải là con mình.Thọat đầu đại uý Jim Jons  còn tiếp Collins nhưng sau ông luôn lánh mặt . Collins nhờ mục sư Briegleb (John Malkovick) can thiệp, ông đưa chuyện này lên báo chí.

Lần sau Collins tiếp tục khiếu nại với đại uý Jim Jons, chị bị ông cảnh sát trưởng đưa vào dưỡng trí viện, nhốt chung với những người điên. Collins chống cự mãnh liệt liền bị nhốt vào cũi sắt, nằm chung với những người điên nặng. Một bạn đồng tù cho biết phân nửa những người bị nhốt đều là nạn nhân của cảnh sát, họ là người bình thường nhưng cảnh sát đã dùng cớ bệnh tâm thần để trừng trị những người phản đối việc làm sai trái của họ. Khi gặp bác sĩ trưởng trại, Collins ôn tồn cho ông biết trường hợp oan ức của chị, yêu cầu ông cưú xét. Bác sĩ đã toa rập với cảnh sát ép Collins phải ký giấy bãi nại, nhận đưá bé kia là con mình thì sẽ được tha. Collins phản đối liền bị một trận đòn nhừ tử. Người bạn đồng tù nhẩy vào can thiệp liền bị hình phạt nặng hơn là chạy điện cho đến mất trí.

Mục sư Briegleb thấy Collins vắng mặt, đến cảnh sát Los Angeles tìm nàng mới biết tình cảnh của Collins. Ông huy động giáo dân và cư dân trong vùng tới biểu tình trước trụ sở LAPD, đòi trả lại Collins. Trước áp lực quần chúng, Cảnh sát bắt buộc phải thả Collins. Chị cũng đòi trả tự do cho tất cả những bệnh nhân khác.

Trong khi ấy thanh tra Lester Ybarra (Michael Kelly), đặc trách truy lùng di dân lậu, đến tảo thanh vùng trang trại ở Riverside, bắt gặp chú bé chừng 9, 10 tuổi, di dân lậu từ Canada. Khi hỏi cung, chú bé khai đã bị chủ trại ép giết hơn 20 đứa trẻ. Lester tưởng chú bé đặt điều để có cớ ở lại Mỹ. Khi đến tảo thanh, chú bé đào lên mấy chục bộ xương trẻ em đã bị giết và chôn chung quanh  trại. Chú bé khai chỉ có 3, 4 đưá trốn thoát, còn bao nhiêu đưá khác đều bị chủ trại và bắt nó giết hết. LAPD truy lùng bắt được tên chủ trại điên khùng đưa ra toà xét xử.

Lester tiếp tục lấy khẩu cung, đưa ra hình ảnh những trẻ em bị mất tích cho chú bé nhận diện. Hình bé Walter cũng nằm trong số nạn nhân của tên sát nhân hàng loạt. Trong phiên toà, Collins mẹ nạn nhân được mời làm nhân chứng. Với tất cả tang vật và lời khai của chú bé, tên sát nhân bị án tử hình. Hắn có 2 năm trước khi thi hành bản án treo cổ. Hai năm sau, tên sát nhân muốn gặp mặt Collins trước giờ bị hành quyết. Hắn là một người loạn trí nhưng chối không giết con của Collins, và cho nàng tia hy vọng vì lúc ấy  có 3, 4  đưá trẻ đã trốn thoát.

Collins dần dà trở lại đời sống bình thường quên dần dĩ vãng. 7 năm sau, bất chợt, Collins và một bà mẹ của mấy chục nạn nhân, được cảnh sát mời đến nhận diện con. Qua cửa kính một chiều của sở xã hội, các bà mẹ nhìn và nghe lời khai kinh hoàng. Chú bé khoảng 12 tuổi sống lang thang, trong rừng, trong hang suốt mấy năm. Tình cờ có người bắt gặp, đưa về tỉnh. Nhà chức trách hỏi, em khai, năm ấy em mới 5 tuổi, đang trên đường đi học thì bị người đàn ông lạ đón, nói là bố mẹ em bị đụng xe, nhờ chở về em nhà. Chú bé bị đưa về vùng quê nhốt trong cũi với súc vật. Hơn hai chục đưá bé bị đem ra chặt bằng búa. Có 4 đưá trẻ, ban đêm rủ nhau leo rào chạy trốn. Tên sát nhân bắn theo xối xả mà nó không biết ai sống ai chết. Chú bé kể lại chi tiết và tuổi tác 3 người bạn kia. Khi thoát khỏi họng súng của tên sát nhân, mấy đưá chạy trốn tứ tán không biết số phận những bạn kia.

Một bà mẹ thấy dấu tích con mình chạy vào nhận con. Collins không gặp được con mình nhưng cũng chúc mừng người mẹ may mắn và tự an ủi mình là “Con mình vẫn còn sống”.