Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

THẢM CẢNH  BOLINAO 52

 

Nhân vật thật: Trịnh Thanh Tùng

William Cloonan

Đao diễn: Nguyễn Đức

Bài Nguyễngọchấn.

Hình Nguyễn Đức.

 

Mùa Quốc Hận năm nay, kính mời quí đồng hương hãy đi xem cuốn phim Bolinao 52 được trình chiếu tại  Bowers Museum, 2002 N. Main Street Santa Ana, Ca 92706. Chủ Nhật ngày 26 tháng 4, từ 1 giờ đến 4 giờ.

Ngòai phần chiếu cuốn phim thảm cảnh Bolinao 52, Đạo diễn Nguyễn Đức và Ban tổ chức sẽ có buổi lễ vinh danh tạ ơn ông Corwin Al Bell, nguyên hạm trưởng USS MORTON, Hải Quân Hoa kỳ đã có công cứu vớt hàng trăm thuyền nhân Việt Nam trên biển Nam Hải. Ông Corwin Bell là một trong số những hạm trưởng của Hải Quân Hoa Kỳ và thế giới, đã thi hành đúng bổn phận của người hàng hải, cứu vớt những kẻ gặp nạn trên biển cả, mà còn thể hiện được tình nhân đạo giữa con người với nhau. Ngòai việc được vinh danh công trạng, ông Bell cũng đã tạo được mối liên lạc mật thiết, đậm tinh với những nạn nhân đã được ông cứu sống, nay đã thành đạt và vẫn ghi nhớ ơn cứu tử của ông.

Tuy vậy trong cuộc vượt biển tìm tự do của người Việt Nam, không nhất thiết mọi vị chỉ huy hàng hải đều thi hành mệnh lệnh nhân đạo một cách đúng đắn mà, rất nhiều người đã ngỏanh mặt làm ngơ để cho hàng trăm ngàn người Việt nam bị vùi thây trên biển Nam Hải. Đó chính là động lực cho sự hình thành cuốn  phim “BOLINAO 52”, thảm kịch trên biển Nam Hải của đạo diễn Nguyễn Đức.

 

Bolinao 52 của Nguyễn Đức

Một Phim Tài Liệu về Chuyện Người Tị Nạn Được kể trung thực nhất bằng những người thật, vật thật làm cho người xem cảm nhận được những gian khó của người Việt Nam trên đường tìm tự do. Nguyễn  Đức đã soạn một nền tảng với nhiều nghề nghiệp. Anh làm họa sĩ cảnh trí, nhân viên đoàn nghiên cứu y tế, nhà sản xuất kỹ thuật truyền hình. Đức có bằng Truyền Thông Đại Chúng (Mass Communications) từ Đại học California ở Berkeley. Với nhiều năm kinh nghiệm làm phim, anh muốn kể lại câu chuyện đầy máu và nước mắt qua cuốn  phim tài liệu, Bolinao 52, để đưa ra ánh sáng một chuyện dài của thuyền nhân Việt nam từ góc nhìn của những người sống sót.

Cuốn phim tài liệu đến gần như là tình cờ.

Nguyễn Đức sinh ra giữa chiến tranh Việt nam, đến Mỹ bằng đường biển lúc 15 tuổi. Lúc nào anh cũng có một liên hệ cá nhân mật thiết với biển cả. Anh và gia đình trôi dạt trên biển 4 ngày trước khi được một chiếc phi cơ tuần tra Mỹ phát hiện, và sau đó được cứu lên chiến hạm USS Long Beach. Ngay trong lúc lênh đênh trên biển ở tuổi 15, Đức đã tự nhủ sẽ kể lại chuyện này nếu sống sót.  Thọat đầu anh chỉ định kể lại chuyện vượt biển của riêng mình, nhưng cuối cùng hoàn cảnh đẩy đưa anh vào thế giới thuyền nhân Việt nam  có hàng ngàn chuyện khổ  đau gấp trăm gấp ngàn lần chuyến đi của anh. Đức đã dốc hết tâm tư vào việc làm  để đời cho thế hệ sau này.

Đường vào cõi chết.

Thật tình cờ Đức biết được câu chuyện Bolinao 52. Anh thấy lóe lên một tia sáng khi xem ký sự truyền hình của Diane Sawyer trong chương trình “60 Minutes”, nói về phiên tòa án quân sự của một hạm trưởng Hải quân Hoa Kỳ, đã bỏ rơi những người tị nạn trên chiếc thuyền mong manh giữa biển, mà nạn nhân đã chết hơn một nửa.  Năm 1988, chiến hạm mang tên USS DUBUQUE, hạm trưởng  là Alexander G. Balian  với 25 năm kinh nghiệm  bị tuớc quyền chỉ huy vì đã làm mất danh dự cho ngành hàng hải Hoa kỳ, “bỏ rơi người gặp nạn trên biển dù họ là kẻ thù của mính”; Đằng này họ là thường dân vô tội.

Chiếc thuyền rời Bến Tre tháng Năm 1988 với 110 người gồm nam phụ, lão ấu. Ngày đầu tiên thuyền đã bị chết máy sau một trận bão, trôi dạt theo dòng nước trong hai tuần liên tiếp. Nhiều tàu lớn đi qua, nhìn thấy, nhưng không chiếc nào dừng lại. Chiếc tàu đầu tiên ngừng lại là chiến hạm Mỹ (USS) Dubuque, từ Phi Luật Tân trên đường đến Vịnh Ba Tư. Chiến hạm Dubuque có thông dịch viên người Việt cũng  được biết tình trạng thuyền bị chết máy hơn hai tuần, mấy chục ngày không lương thực, cạn nước uống, lênh đênh trôi. Thuyền nhân chết dần chết mòn chỉ còn lại một nửa. Chiến hạm chứng kiến thuyền nhân quăng mấy xác chết xuống  biển để ra dấu tình trạng tuyệt vọng. Chiến hạm Dubuque từ chối cứu chiếc thuyền. Vài người tị nạn lấy sức tàn bơi qua chiến hạm, đu giây lên thành tầu. Thuyền trưởng ra lệnh rung giây cho rơi xuống biển rồi liệng phao bắt họ bơi về thuyền và…lặng lẽ bỏ đi.

Sau hai ngày với  lương thực được tầu Mỹ bố thí, thuyền nhân yếu lả. Mức độ người chềt khủng khiếp hơn. Lương thực và nước uống hòan tòan kiệt cạn. Họ không còn chọn lựa nào khác là…. bắt buộc phải nuốt trửng những miếng thịt người đồng hành mới chết để lấy sức.

37 ngày sau, dân đánh cá Phi luật tân cứu được và đem họ đến phố Bolinao. 110 người rời Việt nam, đến bến bờ tự do chỉ còn 52 người. “Báo chí Phi loan tin, báo chí Mỹ đánh hơi; từ đó câu chuyện vượt biển kinh hòang được cả thế giới biết đến qua tên gọi Bolinao 52, địa danh cứu vớt họ và 52 người sống sót trên tổng số thuyền nhân 110 người.

Dù báo chí, truyền thanh truyền hình đã kể nhiều về biến cố này nhưng theo Nguyễn Đức, cũng là một thuyền nhân, thời gian lênh đênh trên biển chỉ bằng một  phần 10 chuyến đi của Bolinao, Đức thấy câu truyện cần phải được kể lại bằng chính những người sống sót.

Đức nghiên cứu tài liệu về Bolinao 52 nhưng không thấy bao nhiêu vì ai cũng muốn quên đi cảnh tượng kinh hòang ấy. Sau cuộc phỏng vấn trên đài VNCR Đức liên lạc được em gái một người sống sót trên chuyến đi này. Đức gặp chị  Trịnh Thị Tùng, chị đồng ý kể lại câu chuyện sáng tỏ từ lúc khởi hành đến ngày cặp bến Bolinao.

Nguyễn Đức đưa khán giả vào diễn tiến cuốn phim BOLINAO 52 từ lúc tìm nhân chứng đồng ý nói thật và ước nguyện của nạn nhân. Chị Trịnh Thanh Tùng đã ổn định đời sống ở Mỹ, con trai chị lúc vượt biển mới 5 tuổi nay đã làm một chiến sĩ Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Khát vọng của chị Tùng là được trở lại Bolinao để gặp gỡ, tạ ơn những dân làng đánh cá nghèo nào đã cưu mang họ. Chị Từng cùng đòan quay phim làm lễ cầu siêu cho 58 thuyền nhân xấu số đã bỏ thây trên biển cả và một số da thịt họ đã giúp sức cho người còn lại sống qua cơn đói lả.

Nhân chứng cho biết cảm giác khi khát nước, mẹ phải nhường những gịot nước mưa cho con, trong khi chị uống nước tiểu của con để khỏi chết khô. Kinh hòang nhất khi chị Tùng kể, vì đói quá, anh ruột chị Tùng đã dùng hai tay mở miệng chị ra, bỏ vào miếng thịt của “Cô Vân”, người bạn đồng hành vẫn ngồi bênh cạnh chị, mới chết đêm hôm trước. Chị Tùng nhắm mắt nhắm mũi nuốt trửng miếng thịt và, nhờ đó sống còn để kể lại chuyện xưa.

Trong Bolinao 52 có một biến cố khác khá sâu sắc. William Cloonan nguyên là thủy thủ chiến hạm Dubuque. Ông phục vụ trên chiến hạm này khi chiếc thuyền Bolinao 52 gạp nạn. Ông và nhiều chiến hữu chứng kiến cảnh tang thương của chíếc thuyền tị nạn, nhưng là cấp thừa hành ông không làm gì được đành phải thi hành lệnh hạm trưởng. Nhưng hình ảnh ấy vẫn ám ảnh ông hàng chục năm sau, ông ước ao có dịp gặp mặt nạn nhân của chiếc thuyền ấy nếu có ai may mắn còn sống sót để phát biểu cảm nghĩ của ông vả các bạn.

Nguyễn Đức đã sắp đặt để hai mẹ con Chị Tùng gặp ông Cloonan. Không khí lạnh nhạt nặng nề lúc đầu dần dần tan biến để lại sự thông cảm giữa những trách óan và mặc cảm tội lỗi. Cuối cùng sự bao dung và đồng cảm Nguyễn Đức đã ghi lại được cảm xúc của hai thành phần vào một cuốn phim tài liệu vô giá.

Nhân mùa quốc nạn năm nay, CNN kính mới quí đồng hương hãy đến xem phim Bolinao 52 để hình dung lại giá trị của hai chữ tự do chùng ta đã phải trả bằng bao nhiêu máu và nước mắt.