Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

THE LAST DAYS IN VIET NAM

 

 

Đạo diễn Rory Kennedy

 

Nguyễngọchấn 

 

Phim “The Last Days in Vietnam” của đạo diễn Rory Kennedy với hình thức phim tài liệu, mô tả lại những giờ khắc cuối cùng khi Mỹ rút khỏi Việt Nam.

Hàng nghìn người chen lấn trước cửa sứ quán Mỹ ở Sài Gòn, Hình ảnh đoàn người  xếp hàng leo thang lên sân thượng nóc toà Toà Đại sứ Mỹ ở Sàigòn là biểu tượng ê chề của người Mỹ khi những chiếc trực thăng bốc người Mỹ và một số người Việt Nam  rời khỏi Việt Nam.

Sài Gòn hỗn loạn trong 24 giờ trước khi quân đội Bắc Việt tấn công vào Sài Gòn. Bộ phim đã được trình chiếu rộng rãi tại Mỹ.

Trong một buổi họp mặt với báo chí và các nhà điện ảnh, ông , để trả lời câu hỏi: “Giờ này mới phát hành cuốn phim “Những gày cuối ở Việt Nam” có phải là quá muộn không? Ông Keven McAlester, nhà sản xuất cho biết:

-“Bây giờ là đúng lúc nhất để nói về đề tài này. Chỉ còn 3,4 tháng nữa là năm thứ 40 ngày Mỹ bị cuốn cờ, rời Việt Nam, bỏ lại một quốc gia đồng minh rơi vào tay kẻ thù. Đối với lịch sử tưởng như chuyện ấy đã đi vào quên lãng nhưng , với những người trực tiếp liên hệ tới cuộc chiến tranh Việt nam, thì cuộc triệt thoái khỏi Việt Nam là một vết thương vẫn vòn mưng mủ, và sẽ không bao giờ lành”.

Cuốn phim đưa ra những hình ảnh tài liệu vào 24 giờ hấp hối của miền Nam Việt Nam, Tháng 4 năm 1975, quân đội Bắc Việt bao vây Sài Gòn khiến nhiều người lo lắng muốn di tản khỏi Việt Nam.

Khi quân đội Mỹ đã rút khỏi miền Nam sau khi hiệp định đình chiến Paris. Tổng thống Richard Nixon, hứa sẽ đưa quân Mỹ tái tham gia chiến tranh nếu miền Bắc phá vỡ lệnh ngừng bắn. Có thể là một sách lược của Mỹ mà, một vị Tổng thống đã phải hy sinh làm con dê tế thần buộc phải từ chức chỉ vì vụ nghe lén đối thoại của đảng đối lập ở Water Gate.

Trong quá khứ và cận đại, nhiều tổng thống  làm chuyện tai tiếng hơn, không bị làm nhục như ông Nixon, cuí đầu nhận tội và rời Tòa Bạch ốc. Sự kiện này chỉ là cái cớ để người Mỹ “xù” lời hứa của ông với chính phủ Việt Nam Cộng hòa, là, sẽ can thiệp nếu Việt Cộng vi phạp hiệp định. Không bao lâu sau đó, ông Nixon theo ông theo bà ôm mối hận đi xuống tuyền đài, coi như sạch nợ cho chính phủ Mỹ, nhưng, những người sát cánh bên ông còn sống lâu, sống mạnh nhiều năm sau vẫn không lên tiếng về mối nhục này. Nhiều nguyền rủa trút lên đầu Henry Kissinger người đã lặng lẽ làm con thoi, trao đổi Việt Nam với Trung cộng để đổi lấy, cái goị là “Ra đi trong danh dự” cho người Mỹ, và Việt Nam Cộng Hoà rơi trọn vẹn vào tay Việt Cộng, cũng như quần đảo Hoàng Sa rơi vào tay Trung Cộng.

Trở lại với thời điểm tháng 4 1975 người Mỹ không còn sức để theo đuổi cuộc chiến đã chia rẽ sâu xa đất nước họ. Quốc hội Mỹ không mặn mà trước đề nghị của Tổng thống Gerald Ford, cấp vài chục triệu đôla để di tản người Việt Nam làm việc cho các cơ quan Mỹ. Đó là tia hy vọng cuối cùng của những người đã làm việc sát cánh với người Việt nam. Ngoài tình chiến hưũ, họ đã trở thành bạn, cận kề, tự đưa ra những lời hứa sẽ không bỏ rơi họ, và ê chề biết là quốc hội đã ngoảnh mặt làm ngơ, một vài quan sĩ quan trong sứ quán Mỹ tự mình tìm cách đưa những người Việt Nam giữa thời điểm nước sôi lửa bỏng này di tản.

Đạo diễn Rory Kennedy mang dòng máu bác Tổng thống Kennedy là người có thẩm quyến nhất để tái hiện những sự kiện trong  “Last Days in Vietnam”.

Bà  Rory Kenedy chia sẻ cảm nghĩ khi cuốn phim đã hoàn tất:

Ngay cả bây giờ khi xem phim tôi vẫn nóng ruột không biết điều gì sẽ xảy ra với những người Việt Nam đó: ai sẽ di tản được, ai sẽ phải ở lại. Tôi nghĩ những ký ức đó sẽ đọng lại trong tôi mãi mãi.

Khoảng 11h sáng ngày 29/4/1975 trước khi Sài Gòn bỏ ngỏ, đài phát thanh của Mỹ phát đi bản nhạc White Christmas, báo hiệu chiến dịch rút công dân Mỹ khỏi Sài Gòn bắt đầu. Chỉ trong vòng 24 tiếng, những người Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam. Trong lúc hơn một trăm nghìn người Việt Nam làm việc cho chính quyền Việt Nam Cộng hoà hy vọng được di tản trong đợt này.

Bộ phim Last Days in Vietnam có những cảnh hiếm hoi về khu trục hạm USS Kirk tiếp nhận 17 chuyến trực thăng chở người tị nạn Việt Nam. Tàu USS Kirk lúc đó đang đậu gần đảo Côn Sơn. Đạo diễn Rory Kennedy cho biết:

“Chiếc trực thăng Chinook, chở đầy người Việt Nam và trẻ em không thể hạ cánh vì nó có thể phá hỏng con tàu. Vì thế, những người trên trực thăng phải nhảy xuống tàu cách sàn tầu mấy  mét. Em bé 18 tháng tuổi cũng được liệng  xuống bằng hình thức này.

Rory Kennedy, 45 tuổi có nhiều duyên nợ với Việt Nam. Bà là cháu của cố tổng thống Mỹ John Kennedy, người ký lệnh đưa những binh sĩ Mỹ đầu tiên tham chiến ở Việt Nam. Bà cũng là người con thứ 11 của cố thượng nghị sĩ Robert Kennedy, người từng đưa ra đề nghị những đường lối nhằm chấm dứt chiến tranh Việt Nam từ năm 1968.

“Chúng ta không mấy trân trọng những gì xảy ra trong những ngày cuối đó mặc dù nó là một chương quan trọng trong lịch sử Mỹ. Tôi cảm thấy có rất nhiều bài học được rút ra từ thời điểm đó, nhất là trong hoàn cảnh chúng ta rút quân khỏi Iraq và Afghanistan và cũng như việc chống lại lực lượng Hồi giáo ISIS hiện nay.

Chúng tôi nêu thắc mắc ngược lại với bà Kennedy: Tại sao bà phát hành cuốn phim vào thời điểm này mà không đợi đến 30 tháng 4, 2015 là  ngày kỷ niệm 40 năm người Mỹ rút?. Bà trả lời một nửa lý do:

“Cuốn phim đã được chuẩn bị từ 4 năm nay và đây là thởi gian cận kề lễ Thanksgiving, chúng tôi muốn vinh danh những người đã góp công, hy sinh cả sự gian nguy đến tính mạng, cứu hàng ngàn người bạn Việt Nam. Vài người đã sống trong mặc cảm bao lâu nay chưa có dịp lên tiếng”

Theo cá nhân người viết, nửa câu trả lời thứ hai là: thời điểm này là quan trọng nhất, ngoài chuyện mang lại  danh dự cho người Mỹ, cuốn phim còn nhắm vào giải Oscars phim tái liệu, mà CNN nghĩ “The Last Days in Việt Nam” sẽ chiếm giải phim tài liệu năm 2014, phát vào tháng 2 năm 2015.