Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

POMPEII

 

Milo: Kit Harington

Cassia: Emily Browning

Corvus: Kiefer Sutherland

Đạo diễn Paul W.S. Anderson.

Nguyễngọchấn

 

Pompeii là một tàn tích của cố đô La Mã bị chôn vùi gần Napoli (Italy) trong vụ núi lửa Vesuvius phun trào năm 79 sau Tây lịch. Chỉ trong 24 giờ, thành phố nhộn nhịp và trù phú này bị chôn vùi trong khói lửa, và trở thành tro tàn bởi một trong những thiên tai khủng khiếp nhất mọi thời đại.

Câu chuyện này đã thôi thúc đạo diễn Paul W.S. Anderson thực hiện thành tác phẩm điện ảnh Pompeii.

Bối cảnh năm 79 sau Tây lịch, kể về chàng trai Milo (Kit Harington), một nô lệ trở thành võ sĩ giác đấu. Chàng phải đấu tranh với những con người cùng cảnh ngộ, chém giết lẫn nhau để làm thú tiêu khiển cho giới quí tộc. Tham gia trò chơi dã man này, Milo phải tự trau dồi kỹ năng và sức vóc để sống còn.

Dù phải banh da, xẻ thịt đối thủ nhưng Milo vẫn là một con người có cảm xúc trước cái chết, nỗi đau của người khác, đồng thời biết giao động trước một bóng hồng trên đỉnh cao. Một thiếu nữ xinh đẹp dành nhiều cảm tình cho Milo. Nàng luôn đi bên cạnh Corvus (Kiefer Sutherland) tên tướng quân La Mã rất hung bạo. Vài lần sau chiến thắng, Milo được gọi lên khán đài, nhận những lời khen cũng như bị Corvus đe dọa. Milo cũng bắt gặp những ánh mắt thiện cảm của người đẹp.

Sau vài lần tiếp xúc Milo biết cô là tiểu thơ Cassia (Emily Browning), con gái cưng của một thương gia giầu có và quyền thế ở kinh thành Pompeii. Viên tướng hung bạo kia đã nài ép bố Cassia gả con gái cho ông ta.

Kinh thành Pompeii vẫn quay cuồng với các thú vui, thì ngọn núi Vesuvius bên thị trấn đưa ra những dấu hiệu lạ. Mặt đất chuyển động mạnh, những cột khói thoát ra từ đỉnh núi. Các nhà tiên tri báo động nhưng chính quyền bỏ ngoài tai, tiếp tục miệt mài hưởng thụ. Thế rồi, bất chợt tiếng nổ kinh hoàng, cột lửa bắn vút cao lên trời. Những phiến đá lửa chụp phủ như mưa xuống thành phố. Phún xuất thạch trào ra từ miệng núi chảy ào ào xuống thành phố đè sập nhà cửa dinh thự và bất cứ moị sinh vật.

Milo và các lực sĩ giác đấu đang hăng say tìm thế giết nhau, thấy khung cảnh hoảng loạn, dân chúng và quân sĩ chết ngả nghiêng. Các lực sĩ khác nỗ lực thoát khỏi đấu trường chạy thoát thân. Milo biết Cassia đã bị tên tướng Corvus bỏ rơi. Anh nhanh chân chạy đi tìm nàng. Thành quách sụp đổ. Mưa lửa trùm ngập không gian. Milo băng qua những lâu đài ngập lửa vào tận nơi Cassia đang mắc kẹt. Khó khăn lắm anh mới đưa nàng thoát ra. Tình yêu đã chớm nở trong lòng, họ nương vào nhau để chứng kiến sự sụp đổ của Pompeii.

Về hình thức cuốn phim được dàn dựng khá công phu. Đạo diễn Paul W.S. Anderson mang lại những hình ảnh hùng tráng, nguy nga của một Pompeii, huyền thoại thời La Mã.

Những phiên chợ tấp nập, nhộn nhịp người ra - kẻ vào, những cuộc giác đấu đẫm máu giữa các võ sĩ hung hăng. Ngoài bến đông đúc, tấp nập nói lên sự trù phú của kinh thành. Những đoàn thuyền buồm khổng lồ được xây dựng rất đẹp mắt, tạo cảm giác cho người xem về một thời hưng thịnh của đế quốc La Mã. Và rồi sau thiên tai ấy, tất cả bị san bằng.

Pompeii đã bị lãng quên gần 2000 năm. Mãi tới 1748, những vị vua thuộc dòng Napoli bắt đầu khai quật vùng đất tìm dấu tích cổ xưa. Công trình ấy được đền đáp bởi sự hé lộ các biệt thự và công trình công cộng. Họ ráp lại những mảnh vỡ của hơn 2000 năm trước và kinh ngạc trước sự nguy nga tráng lệ nơi tổ tông họ đã sống.

Đầu những năm 1800, khách du lịch bắt đầu được thả bước dọc theo những con phố và khám phá những tòa nhà ở cổ Pompeii. Các nhà khảo cổ tạo hình mô phỏng cơ thể của các nạn nhân dưới lớp tro tàn, khách du lịch không chỉ được tới thăm nơi đây mà còn biết được cư dân của thành phố, tàn tích này ngày trước như thế nào.

Cảnh quay ngọn núi lửa Vesuvius phun lửa được xây dựng kinh hoàng dù là thật đẹp mắt. Từng đợt nham thạch đỏ quạch và khói bụi ngập tràn, chảy xuống nuốt chửng thành phố tráng lệ.

Mặt đất rung chuyển, người dân tháo chạy và chen chúc nhau ra bến cảng. Ngọn lửa hung dữ bùng lên nhấn chìm tất cả vào một sự chết chóc nặng nề. Đạo diễn Paul W.S. Anderson đã đem tới những hình ảnh rất sống động, mãn nhãn về thảm họa lịch sử này. Kỹ thuật 3 D thật ngoạn mục. Khán giả nhấp nhỏm tránh né khi những viên thạch thể bay về hướng họ. Những tiếng rú, hét của khán giả phụ họa với âm thanh đổ nát kinh hoàng, căng thẳng tột độ.

Phần hình ảnh - kỹ xảo, Pompeii hoàn toàn đáp ứng nhu cầu giải trí của người xem. Nhưng chuyện phim thật hời hợt, vay mượn từ những cốt truyện quen thuộc như Spartacus và Titanic. Lấy bối cảnh cổ xưa La Mã, diễn viên mang trang phục, từ các võ sĩ giác đấu giống như hầu hết phim thuộc đề tài này. Giới quí phái thì trang phục thật rườm rà.

Về nội dung chuyện tình giữa hai nhân vật Milo và Cassia không khác Jack và Rose trong Titanic. Chàng mang thân phận nghèo hèn, nàng là tiểu thư đài các muốn sống tự do theo ý mình. Cả hai cũng đến với nhau một cách tình cờ. Thế rồi có người thứ ba đầy quyền lực xen vào, tìm đủ cách chiếm đọat và hạ gục tình địch không đáng gì. Trong Titanic, Jack có chút tài mọn, họa hình chân dung Rose, Milo vươn lên từ thân phận kẻ nô lệ trở thành lực sĩ giác đấu vô địch được hàng chục ngàn khán giả thán phục.

Khi tình cảm nảy sinh họ lại gặp thử thách bởi thảm họa tự nhiên. Milo là nam diễn viên Kit Harington, Cassia (Emily Browning). Diễn xuất của cả hai trong bộ phim này khá mờ nhạt chỉ làm nền cho cảnh quay núi lửa phun trào.

Pompeii có cả hai ấn bản 2D và 3D.