Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

"LIFE OF PI"

 

Pi năm 17 tuổi: Suraj Sharma  

Pi lớn: Irrfan Khan

Nhà văn: Rafe Spall       

Directed by Ang Lee.

 

Nguyễngọchấn

 

“Life of PI” dựa theo ý của cuốn tiểu thuyết của Yann Martel được nhiều giải văn chương, đạo diễn Ang Lee dựng thành cuốn phim bất hủ, có thể mang về cho ông giải Oscar,  năm 2012.

“Life of Pi” kể về về một chàng thiếu niên người Ấn lênh đênh, trên chiếc thuyền phao với một con cọp, mà vẫn lành lặn lên bờ sau 227 ngày.

Chuyện lạ được kể lại cho một nhà văn ở Canada (Rafe Spall) viết thành cuộc phiêu lưu ký lý thú về chàng trai tên là “PI”, lúc ấy ông đã gần 40, do Irrfan Khan thủ diễn.

Khởi đi từ một tỉnh nhỏ ở Ấn độ. Gia đình Patel, sống bằng cái sở thú nhỏ nuôi nhiều loại thú hiếm. Ravi và Piscine hai anh em trai cách nhau vài tuổi, phụ cha mẹ ngó chừng bầy thú. Ngay từ thời tiểu học, Pi bị các bạn chế nhạo, gọi tên chú em,  nghe như “Piss - in”, chú bé thu gọn tên Piscine (hồ tắm) lại, thành “PI” nghe có vẻ toán học.

Vào tuổi teenager, PI do Suraj Sharmar diễn, cuộc đời có nhiều biến đổi. Chú bé  trở thành tín hữu Kyto giáo nhưng thỉnh thoảng vẫn trải khăn cúi đầu hướng về phương Đông xá thần Hindu. Tình cảm Pi cũng giao động khi anh gặp, và yêu một thiếu nữ trong đoàn vũ dân tộc. Tình hình kinh tế toàn cầu khó khăn, gia đình phải đóng cửa cái zoo, thuê tầu mang đàn thú sang Canada bán.

Rời bến được vài ngày, Pi buồn nhớ người tình và cố hương. Một đêm trời giông  bão, Pi lên boong ngóng biển. Con tầu bị sóng nhồi dữ dội và chìm dần. Pi báo động nhưng chẳng mấy ai thức giấc. Phòng bố mẹ và anh đã bị ngập nước, Pi mở vội cửa mấy chuồng thú, hy vọng có con nào khỏe thì thoát. Thủy thủ tháo thuyền phao đẩy Pi xuống biển. Chú bé bị chìm ngỉm dưới bầu trời tối đen bão tố.

Pi mới lóp ngóp leo lên chiếc thuyền phao thì, từ trên cao con ngựa vằn hoảng hốt phóng qua rào, rơi xuống. Chiếc thuyền tròng trành muốn chìm. Pi kêu gào thảm thiết khi tầu kéo moị người và gia đình nó xuống đáy đại dương.

Trong đêm tối, trời giông bão Pi chẳng biết chuyện gì xẩy ra nữa. Tò mờ sáng, biển bớt động, con vượn mẹ ngồi trên cái thùng gỗ trôi đến gần, Pi chèo đến  cho con vượn leo qua. Bên cánh trái một con cáo  hyena bơi đến, phóng lên thuyền.  Con vật nhỏ thó nhưng dữ dằn, mới bước vào thuyền nó đã tấn con vượn, bị vượn đập văng xuống sàn. Cáo quay qua tấn công con ngựa vằn. Con ngựa ại bị say sóng ngồi cú rũ, ói tràn đầy thuyền. Cáo nhẩy lên cắn ngựa. Con vật to xác nhưng yếu sức, không phản ứng. Pi lấy cây chèo đuổi cáo, nó quay lại tấn công anh. Con cáo ung dung nhẩy lên mình, cắn xé con ngựa. Con vật rú lên,  tiếng kêu đau đớn lẫn vào tiếng sóng.

Pi cố giữ cho con thuyền khỏi tròng trành thì tai họa lớn hơn đến. Con cọp dữ nhất sở thú đang bơi đến. Điều trớ trêu là, con cọp mang tên người: “Richard Parker”. Sở thú đã nói nhiều về Parker, người đã bẫy được con cọp lúc còn nhỏ, mang về nuôi, lấy tên mình đặt cho nó. Sau khi cọp Parker, tấn công giết mấy con chó cưng của chủ, ông đành phải bán cọp đi.

Richard Parker chồm lên bám vào mạn thuyền, chiếc thuyền gần lật. Pi đeo cứng vào cái phao ở mũi. Con cọp nhẩy lên, thuyền chao đảo, hất Pi xuống nước. Anh khều được cái phao, cột vào sợi giây thả trôi theo thuyền. Nằm dưới cái phao lềnh bềnh trên mặt biển, Pi mệt lả, anh chỉ nghe được những âm thanh gầm gừ háu ăn của con cọp rồi thiếp đi trong một giấc ngủ ướt sũng.

Ngủ chập chờn, mắt thao láo nhìn lên trời, Pi nản  quá, dang tay trách cứ thần linh mới của anh:

“Chuá ơi, Con có làm gì nên tội mà bị mất tất cả, cha mẹ, anh em, nhà cửa. Ngay cả cái thuyền nhỏ bé kia con cũng mất luôn rồi sao !

Ngồi rũ xuống một hồi Pi suy nghĩ , chẳng lẽ,vì một con vật mà mất đi cái quyền sống rong hoàn cảnh này sao ? Bụng đói và khát nước, Pi biết trên thuyền phao có một ít lương thực và nước uống. Anh kéo giây đến gần thuyền, bám vào, cẩn thận quan sát vị trí con cọp. Thấy bóng Pi nó gầm gừ vài tiếng nhưng vẫn nằm yên không nhào tới. Nhìn sâu hơn vào khoang thuyền, anh biết lý do, vì sao “Richard Parker” chưa vội tấn công anh. Ba con vật: ngựa vằn, con vượn và cáo hynea chỉ còn lại là 3 bộ xương dang dở. Nó được bữa ăn no dâng đến tận miệng thì còn thiết chi tới món thứ tư.

Pi cầm cây sào có móc sắt dùng làm vũ khí, anh khều nắp mấy cái pallets lót sàn, moi vào khoang chưá thực phẩm, lấy nước uống và một số dụng cụ cấp thiết. Vừa để mắt canh chừng Richard Parker, vừa lôi một tấm pallet xuống làm bè, có vải bạt che nắng, trú mưa. Chỗ tạm trú tạm thời tiện nghi, Pi mới lật tài liệu dạy thoát hiểm ra học. Anh gạch lên vỏ thuyền những đường lằn, ghi dấu mỗi ngày trên biển. Số gạch tăng dần,

Chiụ đựng mấy ngày trên tấm bè, thỉnh thoảng Pi  kéo giây đến gần thuyền thăm dò. Anh thấy Richard  cũng bắt đầu mệt mỏi và đói khát. Tuy sợ nhưng Pi cũng thấy tội nghiệp cho con vật. Pi lấy cái xô đựng nước mưa, nhẹ nhàng để trên mũi thuyền, quan sát. Parker được nuôi trong chuồng từ nhỏ, nó biết cái xô có nước, nó mau mắn đến uống cạn.

Hết khát lại đói, Richard đứng trên thuyền, nhìn xuống nước, thấy nhiều cá bơi nhởn nhơ nó phóng xuống chụp giựt nhưng chẳng được con nào. Nó bơi ra xa chới với thì quay hướng vào gần cái bè của Pi. Chàng trai cuống quit leo lên thuyền, để cho con cọp leo lên bè. Sức nặng làm bè lật mấy lượt, Richard càng luống cuống hơn. Pi đứng trên thuyền suy nghĩ, để con cọp ở dưới nước nếu không chết đuối nó cũng bị cá mật táp chết, nhưng, nếu ra tay cưú nó, biết đâu chừng, một lúc nào đó mình sẽ là bữa ăn  ngon lành. Nhưng nghĩ lại, cũng vì phải đấu trí với Richard mà anh đã sống cho đến nay. Trong suốt mấy mươi ngày anh không có một giấc ngủ ngon mà luôn phải đề phòng sẽ lọt vào bụng người bạn đồng hành. Nghĩ vậy Pi cố tìm đủ moị cách để cho con cọp trở lại thuyền và anh lại xuống cái bè cho yên thân.

Trong bộ hành trang mưu sinh thoát hiểm có dọn theo một số, giây, lưỡi câu và mồi. Pi bắt được mấy con cá lớn. Đói quá anh cũng phải cắt vài miếng ăn sống. Nhìn lên thấy vẻ thèm thuồng của Richard Parker, Pi lợi dụng cơ hội này để sống chung hòa bình với con cọp. Pi làm fillet một thùng đầy cá rồi leo lên thuyền. Anh cầm cây gậy nhọn ra lệnh cho con cọp  làm theo lệnh và anh thưởng cho nó từng mảng cá. Con vật bắt buộc phải làm theo mệnh lệnh của Pi để được nhận những miếng ăn. Chỉ vài lần là Richard Parker thuần thục, Pi có thể ngồi một muĩ thuyền, nhìn Parker nằm ngoan ngoãn ở dưới cuối.

Pi cho Richard Parker ăn uống điều độ. Có lúc một đàn cá bay bị cá thu rượt bay ào ào, rớt vào thuyền. Một con cá thu lớn mất trớn lọt lên thuyền. Richard nhào vô tính táp. Pi la, nó sợ, ngoan ngoãn chui vào nằm dưới màn che. Pi mang con cá xuống bè làm fillet để dành lúc khác. Richard đành phải ăn tạm mấy con cá nục, cá bay cho đỡ thèm.

Vài ngaỳ sau hết gặp bão lại nắng mưa dầm dề, cả người lẫn cọp đều mệt lả gục vào nhau thiếp đi. Khi tỉnh dậy, Pi thấy thuyền trôi vào một đảo nhỏ. Trên đão có hàng triệu con Meerkats, loại sóc sống thành bầy như một cánh rừng. Richard cũng xơi thử vài con nhưng không thích lắm. Pi mệt nhừ leo lên cành cây định nhủ một giấc. Anh tò mò thấy có những hoa trên cành chuyển động nhịp nhàng. Buổi tối tỏa ra ánh sáng như lân tinh. Nhiều chùm hoa đeo sát vào gần, Pi nhặt  thử một nụ hoa lớn, mở ra xem. Anh thấy bên trong nụ hoa có một cái răng người. Anh đã nghe nói tới loài cây hoang ăn thịt người, trong nụ hoa có acid làm tiêu tan xương cốt tạo thành lân tinh. Pi hoảng hốt, thổi còi gọi Richard trở lại thuyền vì nếu ở lại đảo qua đêm sẽ chết cả thày lẫn trò. Sau vài tiếng còi, Richard nghe được tín hiệu, cũng chạy lại thuyền và chèo chống trở lại biển.

Pi và Richard cũng chỉ đủ sức leo lên thuyền là mệt lả xỉu. Con thuyền lênh đênh thêm vài ngaỳ nữa mới dạt vào một hòn đảo khá hơn. Pi bò lết lên bờ mắt mờ, thịt da nút nẻ. Richard Parker cũng nhẩy lên lảo đảo đi hướng về phía bìa rừng và mất hút. Ít lâu sau, người địa phương phát hiện Pi khiên anh về bệnh xá, chấm dứt cuộc hải trình dài 227 ngày.

Khi người ta phát hiện Pi, anh khóc nức nở, không phải vì mừng đã đặt chân lên đất liền, nhưng anh buồn vì sau bao nhiêu ngày tháng, tình cảm mặn nồng giữa anh và Richard Parker, con cọp khi lên bờ đi thẳng một nước vào rừng mà không hề quay đầu lại, nhìn anh một lần từ giã.

Cuốn phim được Ang Lee thực hiện rất lạ mắt và đầy tình nhân bản. “Life of Pi” chắc chắn sẽ có một chỗ đứng xứng đáng trong mùa Oscar năm 2013.