Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

PHIM Á CHÂU

Tranh giải Oscar 2007

 

Chương Tử Di trong Tiệc Đêm

 

Hiện nay theo sự nhận định của các tạp chí điện ảnh xuất bản tại Bắc Kinh và Thượng Hải của Trung Quốc thì chính quyền đang khuyến khích việc gởi các bộ phim có tầm vóc quốc gia đến Hollywood để tranh giải phim ngoại quốc xuất sắc nhất của giải Oscar 2007 cũng như phát huy tinh thần tham gia Thế Vận Hội Olympics 2008 tổ chức tại Bắc Kinh được xem như hai mục đích chính về lĩnh vực nghệ thuật cũng như thể thao phải cố gắng đạt những thuận lợi vẻ vang. Nếu như năm ngoái Trung Quốc chỉ có hai bộ phim được chọn để tranh giải thì năm nay sẽ có bốn phim đưa đi tham dự. Đó là những bộ phim được đánh giá cao xuất sắc về nội dung và quy mô hình thức như bộ phim The Curse of the Golden Flower (Kim Giác Hoa), The Banquet (Tiệc Đêm), Curiosity Kills the Cat và The Road. Dĩ nhiên sau khi thẩm định giá trị qua nhiều ban giám khảo lựa chọn, kết quả được đánh giá khá cao về hai bộ phim là The Curse of the Golden Flower và The Banquet.

Củng Lợi cùng với Châu Nhuận Phát trong Kim Giác Hoa

 

Bộ phim Kim Giác Hoa có sự xuất hiện nữ tài tử danh tiếng Củng Lợi bên cạnh nam tài tử gạo cội lừng lẫy là Châu Nhuận Phát với sự đạo diễn của Trương Nghệ Mưu. Sau hơn mười năm Củng Lợi mới có cơ hội trở lại cộng tác với nhà đạo diễn cũng là người tình một thuở và người ân nhân đã tạo hào quang cho Củng Lợi với nhiều bộ phim danh tiếng đoạt giải ở Venice trong nhiều năm trước đây. Châu Nhuận Phát là nam tài tử quá nổi tiếng khắp thế giới. Giới báo chí khen ngợi bộ phim cổ trang có trọng lượng đáng kể và dĩ nhiên rất xứng đáng để đưa vào danh sách tranh tuyển giải Oscar tại Hoa Kỳ.

Một bộ phim có tầm cỡ khác cũng được chọn đó là phim The Banquet (Tiệc Đêm) với sự xuất hiện nữ tài tử nổi tiếng có tầm cỡ quốc tế là Chương Tử Di với sự góp mặt những diễn viên trẻ của Bắc Kinh hiện nay như Châu Tấn, Ngô Ngạn Tổ và Huỳnh Hiểu Minh. Mặc dù là phim cổ trang nhưng nhà đạo diễn Phùng Tiểu Cương đã tạo nên những nét đặc thù hiện đại khá hấp dẫn nên đã được khán giả trẻ yêu thích rất nhiều và đạt được thành tích đáng kể về vấn đề tài chánh thu được.

Đúng là hai bộ phim mang giá trị ngang nhau, đều có nhiều triển vọng đem vẻ vang về cho điện ảnh Trung Quốc.

Trong khi đó, tại Hàn Quốc cũng đang chuẩn bị tuyển chọn các bộ phim xuất sắc nhất để tranh giải Oscar tại Hoa Kỳ năm 2007. Một bộ phim được chọn là The King and the Clown (Anh Hề và ông Hoàng Đế) do nhà đạo diễn Lee Jun-Ik đã từng thực hiện nhiều bộ phim giá trị trong thời gian qua. Nội dung bộ phim này đề cập đến chuyện tình tay ba giữa ba người đàn ông: một nhà vua với hai anh hề. Ông xây dựng trên nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc Hàn Quốc với những tranh phục, các vũ điệu nghệ thuật và những sinh hoạt đặc thù trong cung đình thuở xa xưa. Chính những nét đẹp cổ xưa này đã làm tăng thêm giá trị cho bộ phim Hoàng Đế và Anh Hề.

Trong khi đó, nhà đạo diễn danh tiếng Ngô Vũ Sâm cũng đang ráo riết chuẩn bị thực hiện bộ phim cổ trang mang tên Trận Chiến Xích Bích dựa vào tác phẩm nổi danh Tam Quốc Chí, tiểu thuyết lịch sử của La Quán Trung (The Battle of Red Cliff) với sự cộng tác của các tài tử xuất sắc như Châu Nhuận Phát, Lương Triều Vỹ... kinh phí dự trù lên đến 50 triệu USD. Theo nhận xét của báo chí sau khi phỏng vấn nhà đạo diễn Ngô Vũ Sâm thì bộ phim Trận Chiến Xích Bích là một bộ phim thật vĩ đại, dàn dựng trận chiến khốc liệt nhất trên sông Xích Bích, dĩ nhiên sẽ được hiện đại hóa đầy hấp dẫn hơn. Mặc dù chỉ mới dự tính và thời gian hoàn tất có thể sẽ đến gần hai năm, không biết có kịp để dự tuyển tranh giải Oscar trong năm nay, tuy nhiên đã thu hút cảm tình của dư luận báo chí tại Thượng Hải. Cho dù mọi cuộc vận động thật sôi nổi về các công trình điện ảnh Á Châu để tranh giải phim nước ngoài xuất sắc nhất vào năm 2007, tất cả đều đang hồi hộp chờ đợi ai là kẻ chiến thắng.

 

TRƯƠNG NGHỆ MƯU

Bênh vực hai đệ tử nổi danh

 

Trong thời gian gần đây báo chí xuất bản tại Thượng Hải và Hong Kong thường hay đề cập đến “chiến tranh lạnh” đang đến hồi căng thẳng giữa hai siêu sao đều là đệ tử của nhà đạo diễn Trương Nghệ Mưu, và xuất thân từ trường Đại Học Kịch Nghệ Bắc Kinh. Hiện minh tinh Củng Lợi đang đảm nhận vai chính bên nam tài tử gạo cội Châu Nhuận Phát trong bộ phim The Curse of the Golden Flower (Kim Giác Hoa) được báo chí Trung Quốc đánh giá cao về phẩm chất rất xứng đáng đề cử đại diện phim Trung Quốc tham dự tranh giải phim ngoại quốc xuất sắc nhất giải Oscar của Hoa Kỳ vào năm 2007.

Cũng nên nhắc lại chính đạo diễn Trương Nghệ Mưu đã khám phá khuôn mặt Củng Lợi khi nhà đạo diễn được mời đến tham quan trường Đại Học Kịch Nghệ Bắc Kinh vào năm 1987. Lúc đó ông đang sưu tầm một nhân vật thích hợp cho bộ phim Đèn Lồng Đỏ Treo Cao, chính ông cũng vô cùng ngạc nhiên khi hoàn tất bộ phim này. Ông không khỏi hài lòng tài nghệ diễn xuất ngoài sự mong đợi của ông qua nhân vật mà Củng Lợi đảm trách. Bộ phim này lần đầu tiên đại diện cho điện ảnh Trung Quốc tham dự tranh giải Gấu Vàng tại Liên Hoan Phim Quốc tế tại Berlin năm 1987 và bộ phim được ban giám khảo đồng chọn là bộ phim xuất sắc nhất, vai nữ Củng Lợi cũng đoạt giải diễn viên xuất sắc nhất.

Thừa thắng xông lên kế tiếp là bộ phim Thu Cúc Đi Kiện, Phải Sống... cũng cũng nhà đạo diễn Trương Nghệ Mưu và vai chính là Củng Lợi. Bộ phim được đánh giá cao tại các Liên Hoan Phim tổ chức tại Venice, Cannes, Toronto... và nữ tài tử đã đạt được những thành tích đáng kể. Báo chí điện ảnh châu Âu đều viết bài ca tụng Củng Lợi như Hoàng Hậu không ngai của nền điện ảnh Trung Quốc. Nhờ uy tín đó, Củng Lợi được các nhà đạo diễn Hollywood mời đóng phim trong nhiều năm qua. Ban tổ chức các giải Liên Hoan Phim ở châu Âu như Cành Cọ Vàng, Sư Tử Bạc... trân trọng mời Củng Lợi vào ban giám khảo, đó là niềm vinh dự lớn lao cho nữ tài tử Củng Lợi.

Về phía nữ tài tử đang nổi danh trên thế giới đó là Chương Tử Di cũng may mắn gặp lúc nhà đạo diễn sầu đời vì người yêu Củng Lợi lên xe hoa về nhà chồng ở Singapore làm bà giám đốc công ty thuốc lá 555. Mất đối tượng như mất cảm hứng nên ông ngưng tất cả mọi chuyện làm phim trong một thời gian. Một số bạn bè khuyên ông nên trở lại phim trường để tiếp đem tài năng truyền đạt cho các thế hệ mai sau. Tình cờ ông gặp Chương Tử Di cũng đang theo học Đại Học Kịch Nghệ Bắc Kinh, ông đề nghị cộng tác trong bộ phim The Road Home (Đường Về Nhà), lúc đó cô nữ sinh viên vừa mới 19 tuổi. Không ngờ chính bộ phim đầu tiên này của Chương Tử Di đã vinh dự đoạt giải vai nữ xuất sắc nhất giải Gấu Bạc tại Liên Hoan Phim Quốc tế năm 2000. Từ đó, Chương Tử Di trở thành vai nữ chính thay Củng Lợi cho những bộ phim kế tiếp của nhà đạo diễn Trương Nghệ Mưu. Không ngờ Chương Tử Di thật tài ba đoạt giải vai nữ diễn viên xuất sắc nhất tại Liên Hoan Phim Quốc tế tổ chức tại Toronto 2001. Đến năm 2002, Chương Tử Di lại xuất sắc trong bộ phim quy mô Anh Hùng cũng của Trương Nghệ Mưu. Nhờ những thành tích vẻ vang đó nên nhà đạo diễn nổi danh Lý An của Đài Loan mời Chương Tử Di cộng tác bộ phim Ngọa Hổ Tàng Long, cuốn phim đã đoạt nhiều giải Oscar tại Hollywood. Từ đó tên tuổi Chương Tử Di vang lừng khắp thế giới. Nhiều tạp chí điện ảnh nổi tiếng của Hoa Kỳ đều đăng hình ảnh Chương Tử Di nơi trang bìa và nói: Chương Tử Di như một tặng phẩm của Trung Quốc cho Hollywood.

Ngoài chuyện đóng phim Chương Tử Di còn được các công ty quảng cáo mỹ phẩm thời trang của Anh, Pháp, Mỹ mời ký hợp đồng để vào thị trường Á châu. Nói chung những ảnh hưởng danh tiếng của Chương Tử Di hiện nay rất sâu rộng vì thế bộ phim vừa mới hoàn tất Tiệc Đêm rất quy mô cũng có nhiều hy vọng đề cử tranh giải phim hay nhất ngoại quốc của giải Oscar năm 2007. Chính vì thế cả hai tài tử lừng danh của Bắc Kinh ngấm ngầm tranh nhau ai sẽ là đệ nhất minh tinh của Trung Quốc. Mới đây, báo chí có gặp đạo diễn Trương Nghệ Mưu và đặt câu hỏi ông có cảm tưởng như thế nào về hai môn sinh yêu quý nhất của ông thì được ông trả lời: Theo sự nhận xét của tôi sau nhiều năm làm việc chung với Củng Lợi và Chương Tử Di thì cả hai đều có biệt tài và cả hai đều khao khát được thể hiện sự đam mê nghệ thuật của mình và mong càng ngày càng tiến bộ hơn về sự xuất thần... Khi họ sinh ra, họ là người yêu nghệ thuật hiến dâng đời mình cho nghệ thuật nếu có nhận xét là họ đang chạy đuổi theo đồng tiền thì quả thật đó là điều nhận xét quá hàm oan. Họ vị nghệ thuật chứ không phải vị nhân sinh. Đồng tiền đâu dễ mua chuộc được những tài năng chân chính. Hiện nay có thể vì họ quá thành công về nhiều phương diện, đó cũng là một yếu tố để họ nhận lãnh sự phê bình thiếu đứng đắn...

 

 

CHÂU TẤN

Đoạt giải Kim Mã 2006

 

Giải Kim Mã (Golden Horse Awards) được đánh giá cao là một giải thưởng có tầm cỡ Á châu trong nhiều thập niên qua, được tổ chức quy mô và uy tín ngang tầm với giải Oscar của Hoa Kỳ nhưng chỉ có ở vùng Á châu mà thôi. Một tài tử ở Hong Kong, Trung Quốc hay Đài Loan một khi nhận được giải Kim Mã là một vinh dự to lớn không những có thể vẻ vang danh tiếng mà còn mang về những lợi nhuận đáng kể các công ty sản xuất tranh nhau mời ký hợp đồng đóng phim với giá cả cao hơn gấp mấy lần. Chính vì thế bất cứ tài tử Á châu nào cũng mơ ước trong suốt một đời đóng phim chỉ cần một lần nhận được giải Kim Mã thôi là đủ vinh dự, nhưng thực tế có mấy ai được sự may mắn đầy vinh quang, nên có những giấc mơ suốt cả một đời nghệ sĩ vẫn không bao giờ với tới. Năm nay giải Kim Mã kỳ thứ 43 được tổ chức tại Đài Loan với sự tham dự nhiều bộ phim giá trị của Á châu gởi đến. Cuối cùng kết quả được ban giám khảo giải Kim Mả 2006 tuyên bố nữ diễn viên xuất sắc nhất về nữ tài tử Châu Tấn của Trung Quốc trong bộ phim Ming Ming của đạo diễn Hong Kong Susie Au. Đây là tác phẩm đầu tay của đạo diễn Susie Au sau một thời gian để tâm nghiên cứu từ nội dung đến tìm kiếm tài tử để thủ diễn những vai trò trong bộ phim này. Ngay sau khi nhận giải Kim Mã báo chí đã phỏng vấn Châu Tấn và cô đã xúc động cho biết những cảm tưởng khi cô đóng trgb bộ phim Ming Ming: Quả thật đây là một tác phẩm nghệ thuật giá trị sâu sắc, tôi đảm bảo với quý vị Ming Ming và Nana là hai vai diễn hiện đại đầy cảm hứng nhất của tôi trong thời gian gần đây. Đạo diễn Susie Au quả là một nhân tài hiếm có trong nghệ thuật điện ảnh. Bà kết hợp nhuần nhuyễn những yếu tố văn hóa hiện đại và điều đó đã tạo nên những ấn tượng sâu sắc làm cho tôi cảm thấy thích thú ngay từ đầu.

Đặc biệt trong bộ phim Ming Ming, Châu Tấn có cơ hội đóng chung với Ngô Ngạn Tổ, đã đóng chung với Châu Tấn trong bộ phim Tiệc Đêm đang tạo nên những thành quả đáng kể. Tuy nhiên trong bộ phim Tiệc Đêm, Châu Tấn và Ngô Ngạn Tổ lu mờ trước Chương Tử Di... nên ít được báo chí nhắc nhở đến, chỉ có Châu Tấn nổi bật nhờ ca khúc chủ đề là được yêu thích mà thôi. Điều không ngờ là Châu Tấn khi vào chung kết lại đụng độ với các tài tử nổi danh như Lưu Gia Linh, Lý Tâm Khiết... nhưng may mắn Châu Tấn đã vượt qua và chiến thắng. Nhiều tạp chí điện ảnh xuất bản tại Thượng Hải thì nhận xét Châu Tấn sẽ là tài tử nổi tiếng của Bắc Kinh sau khi Củng Lợi và Chương Tử Di đã thực sự bay bổng trên các bầu trời điện ảnh hải ngoại. Trước đó, Châu Tấn đã từng đoạt giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc nhất lần thứ 25 với bộ phim Nếu Như Yêu.

Nội dung nhạc kịch đầu tiên của Trung Quốc sau 30 năm thể loại phim này hoàn toàn vắng bóng trên hệ thống màn ảnh đại vĩ tuyến. Bên cạnh Châu Tấn còn có các tài tử Trương Ngọc Hữu, Kim Thành Vũ và nam tài tử Ji Jin Hee của điện ảnh Hàn Quốc đã gây nhiều cảm tình với khán giả Hong Kong và Trung Quốc. Nhờ có những bộ phim gây những ấn tượng tốt nên hãng điện thoại danh tiếng Motorola đã mời Châu Tấn ký hợp đồng quảng cáo sản phẩm này vào thị trường Trung Quốc vì ở Trung Quốc đa số báo giới đều ca ngợi Châu Tấn xinh đẹp dễ thương và lúc nào cũng giúp đỡ bạn bè.

 

 

TRỊNH TÚ VĂN

Họp mặt với bạn bè

 

Gần bốn năm qua Trịnh Tú Văn chưa có thì giờ để tổ chức những cuộc họp mặt bạn bè vào dịp cuối năm, điều mà Trịnh Tú Văn vẫn thường hay tổ chức trước đây. Lần này, không ngờ có gần hai trăm thân hữu gần xa đã đáp ứng lời mời của Trịnh Tú Văn kéo về chung vui sinh nhật của Trịnh Tú Văn. Nhân dịp này, Trịnh Tú Văn đã vô cùng xức động nhận thấy tình cảm bạn bè dành cho cô một như một tặng phẩm tinh thần quý giá. Chính vì thế Trịnh Tú Văn đã lấy ra một số nữ trang đặc biệt để làm tặng phẩm xổ số xem như một sự tạ ơn đầy trân quý.

Sau những ngày vui, Trịnh Tú Văn lại cuốn hút vào những tổ chức ở đại nhạc hội nhân mùa Giáng Sinh cũng như Tết năm con Heo sắp tới tại Hong Kong. Lần trở lại sinh hoạt với ca nhạc và điện ảnh chắc chắn làm cho Trịnh Tú Văn rất bận rộn. Trước mắt là cô phải hoàn tất CD tình ca mới nhất rồi nhận các hợp đồng đóng phim và quảng cáo mỹ phẩm và thương trường cho các công ty ngoại quốc danh tiếng. Sau một thời gian nghỉ ngơi cũng có nhiều dư luận cho rằng Trịnh Tú Văn không còn năng lực và hấp dẫn để cạnh tranh với các nữ diễn viên trẻ của Đài Loan và Đại Hàn nên đành phải rút lui một cách lặng lẽ. Vì trước đây vài năm, Trịnh Tú Văn là một nữ tài tử điện ảnh và một thiên tài ca nhạc của Hong Kong được xem là thần tượng của giới trẻ. Mới đây trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí điện ảnh Hong Kong qua những lời đồn đại như thế Trịnh Tú Văn nghĩ như thế nào? Trịnh Tú Văn hơi ngạc nhiên vì chuyện cô nghỉ ngơi rất bình thường khi một tài tử cảm thấy quá mệt mỏi, nay thì cô phải làm việc mọi chương trình đã dày đặc chắc cô sẽ không có thời gian để nghỉ ngơi nữa. Trịnh Tú Văn cho biết những hợp đồng mới của cô về ca nhạc điện ảnh và quảng cáo đủ cho thấy thế mạnh của người đẹp Hong Kong vẫn không thay đổi. Trong khi đó, nhà quản lý Wallace Kwok tiết lộ trong suốt năm qua sở dĩ Trịnh Tú Văn không góp mặt trong các bộ phim nào vì lý do những bộ phim đề nghị cộng tác không có nội dung kịch bản làm cho tôi cảm thấy hứng thú vì họ nhắm vào công nghiệp giải trí thương mãi. Trong tháng 8 vừa qua, Trịnh Tú Văn đã từ chối tham gia vào bộ phim The City of Pain bên cạnh Lương Triều Vỹ, Kim Thành Vũ và các tài tử trong bộ phim Vô Gian Đạo, bộ phim hành động giá trị vì lúc đó Trịnh Tú Văn đang nhận một hợp tác quảng cáo ở Thượng Hải nên đạo diễn phải mời Thư Ky.