Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

PHIM JOO MONG

Đang vượt “Đại Trường Kim”

 

Từ khi hệ thống truyền hình MBC tại thủ đô Đại Hàn bắt đầu chiếu bộ phim Joo Mong, dân ghiền điện ảnh lại có cơ hội bỏ ăn bỏ ăn bỏ ngủ theo dõi và tạo nên những nguồn dư luận nóng sốt đến nổi các nhà làm báo cũng phải lưu ý theo dõi lượng sóng ảnh hưởng này có tác dụng như thế nào, hy vọng sánh kịp chứ chưa đủ tư cách để sánh bằng bộ phim “Nước mắt Đại Trường Kim” đã từng tạo nên những ấn tượng tốt đẹp từ khi khởi chiếu vào đầu năm 2005.

Nội dung của bộ phim Joo Mong dựa vào sự kiện giả sử theo trào lưu hiện đang được khán giả yêu thích nhất là qua bộ phim “Dae Jang Geum”, Đại Trường Kim, không những đã tạo nên sự thành công lừng lẫy tại Đại Hàn mà còn khắp nơi trên thế giới. Câu chuyện đề cập đến ba vị vua đều tài giỏi có thế lực danh tiếng là Hae Mo Soo, Joo Mong và Dae Soh. Ông vua Hae Mo Soo xây dựng nên quốc gia Pu Yeo, Joo Mong kiến tạo nên đất nước Kokuryo và Joo Mong kết hôn với công chúa Pu Yeo và giúp Kokuryo trở nên một cường quốc. Theo sự cho biết của nhà sản xuất thì bộ phim này bỏ ra một ngân khoản khá lớn có thể lên đến 4 tỷ Won. Với các tài tử thượng thặng như Kim Seung Soo với vai trò Dae Soh, Han Hye Jin với vai công chúa So Seo No và Song Il Gook với vai Joo Mong.

Ông Park Jae Bok, phụ tá Giám đốc chuyên lo về thị trường cho biết: Sau khi bộ phim Nước Mắt Đại Trường Kim chấm dứt, chúng tôi đã đưa bộ phim Joo Mong lên hệ thống truyền hình trung ương ngày. Chỉ trong một thời gian ngắn Joo Mong đã được đánh giá cao tại Đại Hàn với tỉ lệ lên đến 40% và đang có nhiều dấu hiệu vượt trội trong tương lai. Hiện chúng tôi đã ký hợp đồng xuất khẩu Joo Mong với các quốc gia Á châu, hy vọng tổng số lợi nhuận thu được từ 10 đến 15 tỷ Won. Một số quốc gia ở Âu châu và Hoa Kỳ cũng đang có ý mua bản quyền trong những ngày sắp tới. Điều đáng mừng là mặc dù bộ phim Joo Mong thuộc về cổ sử nhưng nhờ tính chất tình yêu lãng mạn nên đã tạo một số khách trẻ yêu thích đáng kể, đó là hiện tượng hiếm thấy so với các bộ phim cổ sử trước đây đã thực hiện.

 

LÝ TIỂU LONG

một bộ phim tài liệu hiếm có

 

Cho đến nay cuộc đời võ thuật của Lý Tiểu Long vẫn còn những ấn tượng đậm nét trong giới điện ảnh về võ thuật Á châu bước vào trung tâm điện ảnh thế giới và cái chết của Lý Tiểu Long vẫn còn gây nhiều xúc động. Cứ mỗi lần các nhà đạo diễn Trung Hoa thực hiện các bộ phim nói về cuộc đời võ thuật của Lý Tiểu Long như một huyền thoại hiện thực hầu hết những người Á châu khắp nơi đều ngưỡng vọng như một thần tượng hàng đầu. Đã có rất nhiều bộ phim đã thực hiện với nội dung nói về tiểu sử của Lý Tiểu Long như Dragon: The Bruce Lee Story (Rồng: Câu chuyện về Lý Tiểu Long, năm 1993) do nam diễn viên võ thuật Jason Scott Lee đảm nhận nội dung dựa theo cuốn sách Lý Tiểu Long: Người Đàn Ông Duy Nhất Mà Tôi Biết của Linda, người vợ người Hoa Kỳ của Lý Tiểu Long viết về anh. Hiện nay tại trung tâm điện ảnh Hollywood, một dự án về Lý Tiểu Long cũng đang được khai triển do nhà đạo diễn Justin Lin, người đã từng nổi tiếng trong giới điện ảnh sau cuốn phim Thử Thách 3: Chinh Phục Tokyo. Bộ phim về Lý Tiểu Long với nhan đề End of the Game (Kết thúc trò chơi) dự trù sẽ tung ra thị trường vào năm tới.

Trong khi đó tại Hong Kong, bộ phim Cuộc đời Lý Tiểu Long sắp được thực hiện. Với nội dung dựa vào cuốn tiểu thuyết với đầy đủ về tiểu sử của Lý Tiểu Long do chính em trai của Lý Tiểu Long là ông Robert Lee và nhà sản xuất JA Media thực hiện. Theo ông Robert Lee đây là một sưu tập nhiều chuyện thật về cuộc đời Lý Tiểu Long mà từ trước đến nay không có ai biết được. Ông hy vọng sẽ mang lại cho giới thưởng ngoạn nhiều điều thú vị. Công ty phim ảnh danh tiếng này cho biết dự tính sẽ mời Keanu Reeves hoặc đạo diễn Châu Tinh Trì vào vai chính và cũng có thể nam tài tử mà tài nghệ võ thuật rất xuất sắc hiện nay, chính anh cũng đã từng mơ ước được đảm nhận vai trò Lý Tiểu Long, tuy nhiên cho đến nay công ty sản xuất JA Media vẫn chưa tiết lộ quyết định. Hiện nay vẫn công báo tuyển chọn một gương mặt thật giống Lý Tiểu Long vì Lý Tiểu Long là một nhân vật mà cả thế giới đều ngưỡng mộ nên cần phải cẩn trọng trong vấn đề tuyển chọn cho thật xứng đáng với vai trò. Tại Trung Quốc, đài Truyền Hình CCTV/Trung Ương cũng đã lên kế hoạch thực hiện một loạt phim đề cập đến Huyền Thoại Lý Tiểu Long sẽ kéo dài trên 40 tập chiếu hàng ngày liên tục.

Trở lại Hoa Kỳ, bộ phim End of the Game đang có chương trình tuyển chọn diễn viên ở nhiều quốc gia Á châu. Chỉ trong vòng một tuần lễ khi thông báo được tung ra, đã có hàng trăm ứng viên ghi tên. Tuần lễ đầu tiên tại Little Tokyo (Los Angeles) đã có hàng trăm thanh niên đến ghi danh tại rạp chiếu bóng David Henry Hwang. Theo đạo diễn Justin Lin cho biết: Thực sự trong số những người đến dự tuyển không ai có vẻ giống Lý Tiểu Long mặc dù họ đã cố ý ăn mặc theo thời trang thời điểm Lý Tiểu Long khi mới bước chân vào điện ảnh, nhưng mọi chuyện không cần thiết. Vì thật ra chỉ là một phim hài đề cập đến những trạng thái thật bình thường trong đời sống của Lý Tiểu Long, kết thúc như một trò chơi tạo nên những bi hài kịch về võ thuật vào thời điểm 1978. Khi Lý Tiểu Long qua đời, cuốn phim này đang quay dở dang vào năm 1973, nhà sản xuất đã tìm cách sử dụng hơn 40 phút đã quay để cố gắng chắp nối vào phần cuối đúng là vấn đề cuốn phim nói về Lý Tiểu Long mà không có Lý Tiểu Long. Bây giờ vẫn thế, Justin Lin sẽ làm bộ phim hư cấu thực hiện theo phong cách tài liệu, tạo nên một hình ảnh Lý Tiểu Long với nhiều châm biếm khôi hài xót xa...

Với tài tử nổi tiếng Sung Kang thành công trong bộ phim Ngày Mai May Mắn và bộ phim Thử Thách 3: Chinh Phục Tokyo hy vọng sẽ chinh phục nhiều đối tượng. Ông Justin Lin còn tâm sự: Chúng ta không nên quá kỳ vọng. Mặc dù tên tuổi Lý Tiểu Long cho đến nay vẫn được đa số khán giả yêu quý, nhưng với số vốn bỏ ra thực hiện quá khiêm nhượng chỉ có hơn nửa triệu Mỹ kim nên không biết phải làm bằng cách nào hay hơn, mặc dù chúng tôi rất cố gắng.

Lý Tiểu Long mặc dù đã chết 33 năm qua (sinh ngày 27-11-1940, mất ngày 20-7-1973) nhưng tên tuổi anh vẫn được đa số dân chúng yêu điện ảnh trên thế giới biết đến với niềm ngưỡng mộ không nguôi. Cái chết của Lý Tiểu Long tại ngôi nhà nữ tài tử Đinh Phối ở Hong Kong khi anh đang ở trên đỉnh cao của lợi danh, cho đến nay vẫn còn bí mật. Nếu nói đến các bộ phim võ thuật gây nhiều ấn tượng nhất trong sinh hoạt điện ảnh có tầm vóc quốc tế không ai có thể phủ nhận các bộ phim nổi tiếng của Lý Tiểu Long như Đường Sơn Đại Huynh, Mãnh Long Quá Giang...

 

 

BỘ PHIM THE BANQUET

Gây nhiều sóng gió tại Bắc Kinh

 

 

Đạo diễn Phùng Tiểu Cương là một trong các nhà đạo diễn nổi tiếng tại Trung Quốc sau nhiều năm ôm ấp giấc mơ thực hiện một bộ phim thật hoành tráng không thua kém bộ phim Anh Hùng của Trương Nghệ Mưu hoặc danh tiếng như bộ phim Ngọa Hổ Tàng Long của Lý An đã lừng danh tại Hollywood. Cuối cùng giấc mơ của ông cũng được thực hiện xong vào tháng 1 năm 2006 sau hơn một năm bắt đầu khởi quay với những ngoại cảnh thiên nhiên thật đẹp cũng như nơi những cung điện thật lộng lẫy hoành tráng tại Mông Cổ và ngay tại Bắc Kinh. Chính nhà đạo diễn Phùng Tiểu Cương đã từng mời một ê kíp quay phim tài giỏi và nhiều kinh nghiệm đã từng quay các bộ phim Anh Hùng của Trương Nghệ Mưu và Ngọa Hổ Tàng Long của Lý An. Chưa kể đến những tên tuổi tài tử có mặt trong phim như tài tử danh tiếng thế giới như Chương Tử Di, xuất sắc nhất của màn ảnh Á Châu như Châu Tấn, Huỳnh Tiểu Minh và Ngô Ngạn Tổ... thừa khả năng để chinh phục khán thính giả khắp nơi. Bộ phim Tiệc Đêm cũng đã góp mặt tại Đại hội Liên hoan phim Venice lần thứ 63 nhưng không tham gia trong vấn đề tranh giải. Tuy nhiên đạo diễn Phùng Tiểu Cương trong một cuộc phỏng vấn của báo chí điện ảnh Hong Kong trong vài tuần trước đây đã cho biết là ông sẽ ghi danh bộ phim Tiệc Đêm vào danh sách thi tuyển giải Oscar năm 2007 trong bộ môn phim nước ngoài xuất sắc nhất. Ông cũng cho biết thêm: Hiện nay bộ phim Tiệc Đêm đã được trình chiếu tại các nước Đông Nam Á cũng như tại các quốc gia Âu châu như Pháp, Đức, Anh. Đại diện nhà sản xuất phim của Hoa Kỳ như đại công ty Paramount, WB và Miramax cũng đang ngỏ ý muốn mua bản quyền Tiệc Đêm.

Trong khi đó thì ở các thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải... thì có nhiều phản ứng từ khán thính giả cũng như báo chí cho rằng Tiệc Đêm không mấy xuất sắc như người ta cứ tưởng qua những lời quảng cáo quá đáng vì có một số phương thức làm phim cổ sử đã phỏng theo ý của nhà đạo diễn Trương Nghệ Mưu, chưa kể Phùng Tiểu Cương còn quá lợi dụng những cảnh nóng vì sex nơi những vai nữ, làm cho những khán giả đạo đức cảm thấy hơi khó chịu. Kể cả việc chọn vai trò diễn viên không đúng tiêu chuẩn tài năng, ngoại trừ Chương Tử Di có tầm vóc quốc tế nên không đề cập đến. Điều quan trọng đối với nhà đạo diễn Phùng Tiểu Cương là đã có phản ứng cho dù những lời phê bình khen hay chê hơn là khi cuốn phim tung ra thị trường vẫn không gợn lên những đợt sóng như thế còn buồn hơn. Ít ra phải chờ đợi một thời gian mới đánh giá mức độ khả quan về lợi nhuận do quần chúng đón nhận nồng nhiệt ở khắp nơi, bây giờ sự tiên đoán còn quá sớm đối với Tiệc Đêm.

 

 

CHÂU KIỆT LUÂN đóng

phim với ngôi sao Yao Ming

 

Hiện nay tại Bắc Kinh đang chuẩn bị kế hoạch cho Olympic Bắc Kinh 2008 sắp tới, nhà đạo diễn điện ảnh lừng danh Trương Nghệ Mưu cũng được ban tổ chức mời thực hiện lễ khai mạc Thế Vận Hội thật quy mô với đầy ý nghĩa truyền thống văn hóa dân tộc, giới thiệu với thế giới vì đây là cơ hội nghìn năm một thuở. Có lẽ sau khi hoàn tất bộ phim cổ trang vĩ đại Hoàng Kim Giáp là nhà đạo diễn này dành hết mọi thời gian để thực hiện kế hoạch này. Mới đây, báo chí Thượng Hải có gặp Châu Kiệt Luân, tài tử đã đóng một vai quan trọng trong phim Hoàng Kim Giáp. Anh cho biết: Nhà đạo diễn nổi tiếng của Hong Kong là Chu Duyên Bình mời anh đảm nhận vai chính trong bộ phim Slam Dunk, với nội dung đề cập đến bộ môn bóng rổ nhằm để cổ võ cho thế vận hội. Từ khi anh còn học trung học, anh đã thích bộ môn này nên anh hy vọng sẽ làm tròn vai trò được giao phó. Hơn nữa, theo lời của nhà đạo diễn Chu Duyên Bình, trong bộ phim này sẽ có sự hiện diện của ngôi sao bóng rổ Trung Quốc Yao Ming đang nổi tiếng tại Hoa Kỳ. Dĩ nhiên Châu Kiệt Luân rất hào hứng và vinh dự được đóng chung phim với thiên tài bóng rổ này.

Cũng theo nhà đạo diễn Chu Duyên Bình cho biết, bộ phim Slam Dunk dự tính sẽ bắt đầu quay vào tháng 5 năm 2007 và sẽ ra mắt trước Olympic Bắc Kinh 2008 nhằm để chào mừng quan khách và dân chúng khắp nơi đến thăm Bắc Kinh trong mùa tranh giải Olympic đầy hào hứng.