Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

GIỖ QUÔC TỔ HÙNG VƯƠNG 2010

SUY NGHIỆM VỀ CỘI NGUỒN DÂN TỘC

 

LÝ ĐẠI NGUYÊN

 

Mỗi dân tộc có nguồn gốc dài lâu trong dòng lịch sử nhân loại, thì từ khi lập quốc đều có những huyền thoại, linh thoại về tổ tiên của mình, khởi đi ngay trong thời huyền sử, khuyết sử, qua những câu truyện truyền kỳ, truyền khẩu, để trở thành truyền thuyết trong nhân gian. Chính những truyền thuyết đó đã trở thành nền tảng tâm thức, ý thức, nhận thức của con dân cả một dân tộc, và đã mang dấu ấn tâm linh, tình cảm, nhận thức và ảnh hưởng cuộc sống, lối sống, cách sống, nếp sống của ông bà, cha mẹ đời đời truyền lại cho con cháu muôn đời, vạn kiếp, qua di thức huyết thống, rồi trở thành truyền thống dân tộc. Dân Tộc Việt là một trong những dân tộc của nhân loại hiện tồn tại tới nay, vẫn còn đậm nét truyền thống Thờ Kính Tổ Tiên và Chăm Lo Con Cháu.

Khác với các Dân Tộc xuất hiện cùng thời, Dân Tộc Việt không chọn thờ Thần Tổ của Dân Tộc là một vị Linh Thần hoặc Địa Thần, Nam hay Nữ để làm biểu tượng thống nhất các bộ tộc ở thời lập quốc, mà đã tôn chính Cha Mẹ của dòng tộc là Lạc Long Quân và Âu Cơ lên làm Thần Tổ Dân Tộc để linh hóa thành hai giống Rồng-Tiên hòa duyên với nhau sinh ra ‘trăm trứng, trăm con’ tượng trưng cho giống Bách Việt. Ở đây thấy được được bản chất tâm thức của dòng giống Việt là Nhân Chủ Tính, lấy Con Người làm chủ đạo của Dân Tộc. Nam, Nữ bình đẳng. Trăm dòng họ Việt làm chủ toàn vùng Hoa Hạ trồng lúa nước, nằm trong châu thổ sông Dương Tử, xuống tới tận phương Nam giáp với Chiêm Thành. Tất cả các dân tộc Bách Việt đều thuộc quyền lãnh đạo của vị Thần Vương là Lạc Long Quân, Vua của nước Xíchquỷ, lập quốc vào năm 2879 trước Tây lịch, bởi vị vua cha là Kinh Dương Vương, đặt thủ phủ tại khu Động Đình Hồ.

Lạc Long Quân được tôn là Thần Vương của các dân tộc Bách Việt, vì Ngài trao quyền trực tiếp cai trị dân cho các Tộc Trưởng Bách Việt, gần giống như hình thái Liên Bang. Ngài chỉ đặt ra luật lệ an dân, đạo nghĩa vợ chồng, dậy dân cày cấy, đến với dân khi họ cần tới, sau đó lui về Thủy Phủ di dưỡng tinh thần. Khác hẳn với hệ thống Quốc Gia  hữu vi cực quyền của  Hoàng Đế phương Bắc cùng thời. Hoàng Đế họ Hiên Viên, thuộc dòng Phục Hy, từ vùng Tây Bắc Hoa Lục tiến vào Trung thổ tiêu diệt con cháu của Vua Thần Nông, lập quốc khoảng năm 2700 trước Tây lịch. Sau Hoàng Đế là Thiếu Hiệu, Chuyên Húc, Đế Cốc, Đế Chí, Đế Nghiêu, Đế Thuấn. Vua Thuấn truyền ngôi cho con rể là Vũ. Vua Vũ bỏ lệ truyền ngôi cho người khác họ, trực tiếp truyền ngôi cho con trai là Khải, mở ra Nhà Hạ, theo chế độ phụ hệ, cha truyền con nối. Đến năm 2197 trước TL, Đế Khải bành trướng Đế Quốc, thôn tính Bách Việt. Để tránh nạn bị đồng hóa như giống Thần Nông, Họ Hồng Bàng trực hệ của Lạc Long Quân và Âu Cơ, quyết tâm bảo vệ dòng máu Lạc Việt đã lựa chọn ‘bỏ đất giữ dân’ lên đường di cư về phưong Nam.

Như vậy là Họ Hồng Bàng định cư tại Động Đình Hồ được gần 7 trăm năm, rồi bắt đầu đưa cả dân tộc di cư trên con đường thiên lý xuôi Nam, kéo dài gần 8 trăm năm mới xuống tới vùng Châu Thổ Sông Hồng, định cư lập quốc lần thứ 2, và tiếp tục Nam tiến để hoàn thành lãnh thổ Việtnam từ Nam Quan tới Cà Mâu như hiện nay. Gần 7 trăm năm định cư ở Động Đình Hồ và trên 8 trăm năm di cư, đến khoảng cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 12 trước Tây Lịch định cư tại lưu vực sông Hồng, Dân Tộc Việt do các tộc trưởng Hồng Bàng kế tục cầm đầu, đểu nhận Lạc Long Quân vừa là Thần, vừa là Vua, vừa là Bố của mình và của cả Dân Tộc. Chính vì vậy, khi lập quốc lần thứ 2 vào khoảng thế kỷ thứ 11, hoặc thứ 10 trước Tây lịch, lấy hiệu là Văn Lang, Hùng Vương thứ Nhất mới nhận mình là con cả của Lạc Long Quân và truyền được 18 đời, đều lấy đế hiệu là Hùng Vương, kéo dài khoảng trên 7 trăm năm. Các vua Hùng chia nước thành 15 Bộ. Văn quan gọi là Lạc Hầu. Võ quan là Lạc Tướng. Con Trai gọi là Quan Lang. Con Gái là Mị Nương. Quan nhỏ gọi là Bồ Chính. Như vậy Lạc Long Quân và Âu Cơ là Thần Tổ Dân Tộc. Hùng Vương là Quốc Tổ Văn Lang, nay là Việtnam. Các Vua Hùng đều theo tục lệ từ thời Lạc Long Quân cho các Tộc Trưởng trực tiếp quản trị Làng Xã của tộc mình. Từ đó mới có truyền thống « Phép Vua Thua Lệ Làng ». Nhờ thế mà Làng Xã Việtnam đã trở thành những chiếc nôi nuôi dưỡng truyền thống văn hóa dân tộc, giữ gìn tinh thần tự chủ nòi giống, đủ sức chống lại với chủ trương đồng hóa Việt tộc với Hoa tộc của các đợt xâm lăng của giặc Tầu.

Trên ngàn năm bị Đế Quốc Tầu nhiều đợt thống trị, từ 111 trước Tây Lịch đến năm 939 Tây Lịch. Người Tầu dùng học thuyết Khổng Nho đã bị Hán hoá thành một hệ thống Vuơng Quyền toàn thống, nhận mệnh tử Thượng Đế để thống trị toàn dân và mở mang Đế Quốc. Họ đã đồng hóa tòan bộ các dân tộc sống trong Hoalục, mở ra một nền Văn Minh Khổng Nho Cực Vi Phong Kiến. Nhưng đến Việtnam họ, không đồng hóa nổi Việttộc. Vì Việttộc vốn có truyền thống tự chủ dân tộc vững mạnh, được hệ thống Làng Xã tự quản bảo trì, và ngay ở đầu thời  mất nước, Việtnam lại được Đạo Phật từ Ân Độ êm đềm truyền vào. Đạo Phật với giáo pháp tôn trọng sự tự do tự chủ và giải thoát của con người, đã đương nhiên tiếp sinh khí cho suối nguồn tự chủ dân tôc thêm sức đề kháng với công cuộc đồng hóa Việttộc của Hántộc. Chính bản chất ‘Nhân Chủ Việt’ hòa quyện với biện chứng ‘Nhân Chủ Phật’ lại đã dung hoá luôn tinh hoa của hai nền tư tưởng Đạo Khổng hữu vi với Đạo Lão vô vi của nền Văn Minh Trung Hoa, làm thành nền Nhận Thức Nhân Chủ Nhân Văn Dung Hóa toàn diện, để người Việt sống chung với Văn Minh Trung Hoa, mà không bị biến chất thành người Hoa. Học chữ Tầu mà vẫn phát âm theo giọng và  tiếng Việt. Do đó tiếng Việt không bị mất mà còn giầu thêm.

Nhờ vậy mà, không thời nào lại không có những anh hùng hào kiệt, liệt nữ  vùng lên dựng cờ khởi nghĩa đánh đuổi xâm lăng. Nhờ đó, vào thời tự chủ, Việtnam đã xây dựng được một Nền Văn Hiến Dung Hóa: Đa Nguyên, Phân Nhiệm, Điều Hợp ở thời Lý, Trần. Tự chủ về văn hóa, độc lập về chính trị, tự cường về kinh tế đối với các triều đại Trunghoa. Đủ sức « phạt Tống, bình Chiêm » thời Lý, đánh tan 3 đợt xâm lăng của Đế Quốc Nguyên Mông thời Trần. Sau khi nhà Minh Trunghoa xâm lăng Việtnam, tàn phá hệ thống Văn Hiến Dung Hoá Tam Giáo của Việtnam, đến lúc Nhà Lê Việtnam đuổi được giặc Minh ra khỏi bờ cõi, thì truyền thống Văn Minh Tam Giáo Đồng Nguyên cũng bị đứt đoạn. Đạo Nho từ từ chiếm lãnh hệ thống Chính Trị Phong Kiến và Văn Học. Đẩy Phậtgiáo về phiá dân chúng bị trị. Năm 1533, Kitô giáo của người Tây phương khởi sự truyền vào Việtnam và mau chóng tràn lan rộng rãi. Các Vua Chúa trong Nam, ngoài Bắc và triều đình nhà Nguyễn đều chỉ biết cấm đóan, không biết mở cửa tiếp thu để chủ động dung hóa như tiền nhân đã làm. Đây là một trong những yếu tố khiến cho Thực Dân Pháp xâm chíếm Việtnam. Dẫn đến việc Cộngsản lợi dụng tinh thần độc lập dân tộc thắng Thực Dân, rồi tạo ra cuộc chiến quốc tế hoá tại Miền Nam. Nay Việtcộng đang độc quyền toàn trị ở Việtnam và làm tay sai cho Trungcộng đồng hoá Việtnam, mà 2 ngàn năm trước, ông cha ta đã vượt thoát nổi. Để từ đó đã tạo ra một Nền Nhân Thức Nhân Chủ Nhân Văn, đang có gíá trị chủ đạo cho nền Văn Minh Nhân Loại Thời Đại. Giới trí thức và thanh niên Việtnam nghĩ sao đây ?

 

Little Saigon Ngày 20/04/2010.