Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

THỜI ĐẠI

DÂN CHỦ HÓA TOÀN CẦU

KHÔNG CHỖ ĐỨNG

CHO BỌN ĐỘC TÀI

 LÝ ĐẠI NGUYÊN

Tổng thống Zine al-Abidine Ben Ali của Tunisia liên tục cầm quyền 23 năm, với 5 cuộc bầu cử, mà cuộc bầu cử cuối vào năm 2009, Ben Ali chỉ nhận được 90% phiếu bầu. Đó là kỳ bỏ phiếu mà ông ta được ít phiếu nhất. Trong chế độ Gia Trưởng khoác áo Dân Chủ này, Ben Ali cũng cho lập một chính đảng gia nô có tên là Tập Họp Dân Chủ Hiến Pháp – RCD, nhằm củng cố chế độ độc tài gia đình trị của mình. Tài sản của nhà Ben Ali và bên vợ ông ta là bà Trabelsi rất nhiều, từ các hãng Hàng Không lớn, đến khách sạn 5 sao, hệ thống phân phối hàng hoá ở Tunisia. Các thành viên trong gia đình Ben Ali –Trabelsi nắm giữ hàng trăm triệu Euro gửi ở các ngân hàng Thụysĩ, Dubai, Malta, cùng nhiều ngân hàng của Pháp và rất nhiều toà biệt thự sang trọng khắp nơi trên thế giới, từ Paris đến Luânđôn sang tới Rio de Janero.
Trong khi đó thì toàn dân Tunisia chịu cảnh nghèo khó triền miên, gần đây nhiều người đã thiệt mạng trong các cuộc xuống đường phản đối về vật giá gia tăng, đời sống khắc khổ, nhiều người thất nghiệp. Phong trào bùng phát mãnh liệt ở khắp nơi, sau vụ tự thiêu của một sinh viên vừa tốt nghiệp. Biển người tràn ngập đường phố thủ đô Tunis. Chiều 13/01/2011, Ben Ali lên truyền hình tuyên bố là hiểu nguyện vọng của dân, ông đổ lỗi cho giới thân cận đánh lừa ông và ra lệnh cách chức 2 cố vấn. Ông cam kết tôn trọng các quyền tự do và sẽ không ra tranh cử nhiệm kỳ 2014. Nhưng không làm dân chúng nguôi cơn giận dữ, họ quyết đòi Ben Ali phải từ chức. Quân đội không can thiệp. Trưa thứ sáu 14/01/11 thủ tướng Mahamed Ghanouchi thông báo, lệnh của tổng thống cách chức toàn bộ chính phủ. Nhưng trên đường phố dân chúng tiếp tục biểu tình với khẩu hiệu Nổi Dậy. 17 giờ cùng ngày, gia đình tổng thống Ben Ali đã lên máy bay trốn khỏi Tunisia sang tỵ nạn tại Ả Rập Saudi, có sự tiếp tay của Mỹ, mà là một bất ngờ đối với Pháp.
Tổng thống Mỹ, Obama khen ngợi lòng dũng cảm và phẩm cách của người dân Tunisia. Hoakỳ trước đây vốn xem Tunisia là một đồng minh chống khủng bố, nhưng thường xuyên lên tiếng chỉ trích chế độ Ben Ali thiếu tôn trọng nhân quyền. Tổng thống Mỹ khuyến khích các bên giữ thái độ ôn hoà, và kêu gọi chính quyền lâm thời nhanh chóng tổ chức bầu cử theo nguyện vọng của người dân. Chính phủ Pháp khẳng định luôn luôn ủng hộ nhân dân Tunisia. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, Ban Ki-Moon kêu gọi phải có một giải pháp dân chủ. Theo Hiếp Pháp của Tunisia thì Chủ Tịch Quốc Hội sẽ lên quyền tổng thống. Ngày 15/01/11, chủ tịch Quốc Hội, Foued Mebazaa đã tuyên thệ nhậm chức tổng thống, và trao cho thủ tướng Mohammed Ghannouchi lập tân chính phủ lâm thời đoàn kết, để tiến hành một cuộc tổng tuyển cử theo Hiến Pháp trong vòng 60 ngày. Tuy nhiên trong chính phủ này vẫn còn nhiều bộ trưởng của chế độ cũ, nên đã bị dân chúng biểu tình phản đối. Hôm nay cả tổng thống, thủ tướng đều tuyên bố rút khỏi đảng RCD, đảng cầm quyền dưới thời Ben Ali.
Chính phủ lâm thời ban hành một số chính sách thiết thực, đáp ứng với đòi hỏi của người dân - Bộ Truyền Thông đầy quyền lực bị xóa bỏ - cho tự do báo chí hoàn toàn - bỏ lệnh cấm hoạt động đối với các tổ chức phi chính phủ - cho hợp pháp hóa các đảng chính trị có nhu cầu hoạt động – cam kết thành lập ba ban phụ trách cải cách chính trị, điều tra các vụ chuyển tiền bất hợp pháp và tham nhũng của chế độ cũ – Hy vọng nói và làm của chính phủ đi đôi với nhau, để tạo được niềm tin nơi dân chúng và được cả thế giới ủng hộ. Đây còn là một cuộc trắc nghiệm của việc dân chủ hoá ở các nước Hồigiáo trong vùng, để khỏi rơi vào chế độ "Tôn Giáo Toàn Thống" kiểu Iran và khỏi bị phong trào Khủng Bố Quốc Tế lợi dụng sự bất mãn với các chế độ độc tài "gia đình trị của dân chúng, rồi dìm các nước Phi Châu và Trungđông vào biển máu. Xem vậy "Lòng Dân và Thế Nước" ở các nước Hồigiáo đã gặp nhau trong tiến trình Dân Chủ Hóa Toàn Cầu.
Liệu lòng dân và thế nước đã gặp được nhau ở Đông Nam Á này hay chưa? Nước Indonesia năm nay giữ chức chủ tịch luân phiên Hiệp Hội các nước ASEAN. Tại cuộc họp báo hôm 07/01/11, ngoại trưởng Indonesia, Marty Natalegawa tuyên bố: "Indonesia dự định đặt vấn đề nhân quyền thành ưu tiên hàng đầu cho tổ chức này". Theo chuyên gia của viện nghiên cứu Đông Nam Á, Pavin Chachavalpongun: "Nếu Indonesia muốn Asean nghiêm túc về vấn đề nhân quyền thì tổ chức này phải bãi bỏ nguyên tắc bất can thiệp vào nội bộ của nhau". "…nhưng khi bàn đến vấn đề gay go như dân chủ và nhân quyền thì phải thừa nhận rằng không phải tất cả các nước trong Asean đều là dân chủ". Trong số 10 nước thành viên ASEAN, Lào và Việtnam là 2 chính phủ độc tài, độc đảng do đảng cộngsản lãnh đạo.
Nhất là đối với Việtnam, Việtcộng dứt khóat không tôn trọng Nhân Quyền của người Việtnam, dứt khoát cướp đoạt Dân Quyền của công dân Việtnam, thu gom quyền lực chính trị từ nơi dân chúng về cho đảng, vơ vét nguồn lợi kinh tế của toàn dân vào tay đảng. Cho tư doanh vào đảng để thành lập một khối "Tư Bản Man Rợ Cực Quyền", hy vọng nắm quyền toàn trị vĩnh viễn đất nước và sẵn sàng làm tay sai cho Trungcộng và các thế lực quốc tế khác, qua thứ cương lĩnh vô hậu gọi là "xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội", với chế độ quốc doanh làm chủ đạo kinh tế, để cho quốc nạn tham nhũng có điều kiện và môi trường bành trướng dũng mãnh, rút cạn kiệt sức sống của toàn dân, và quỵt nợ quốc tế. Thế rồi quyền lãnh đạo được trao vào tay Nguyễn Phú Trọng tân tổng bí thư, đứa con cưng của Trungcộng, chỉ biết làm theo sự chỉ đạo của Bắc Kinh, khiến cho nước Việt mất dần vào tay Trungcộng, và Nguyển Tấn Dũng, đứa con ghẻ của Mỹ, con nuôi của Nhật, ở lại chức thủ tướng để vì ngu dốt, tiện tay phá nát hệ thống quốc doanh tham nhũng của đảng, như đã phá đại công ty Vinashin, rồi lần lượt tới tổng công ty Điện Lực và nhiều công ty khác nữa, dẫn tới sự sụp đổ tan hoang của nền kinh tế vốn đã lỏng gốc của Việtnam. Lúc đó thì Trungcộng cứu Việtcộng, hay Mỹ cứu Việtnam đây?
Tuy có tham vọng Đế Quốc, nhưng bản chất là con buôn, Trung cộng chẳng có lợi gì mà cứu kinh tế Việtnam, nếu có thì chỉ cứu chính quyền Việtcộng để làm tay sai cho họ , như trường hợp Bắc Hàn hiện nay, rồi sẽ gạ bán cho Mỹ. Còn Mỹ rõ ràng là chỉ cứu Việtnam, chứ không cứu Việtcộng. Chẳng vậy mà trợ lý ngoại trưởng Hoakỳ đặc trách về lao động, Michael Posner, người đại diện cho Hoakỳ trong cuộc đối thoại về nhân quyền với Việtnam hôm 13/12/2010 đã nhận định rằng: "Tiến bộ về Nhân Quyền là vô cùng quan trọng cho sự phát triển của mối quan hệ giữa Hoakỳ và Việtnam". Để tiếp sức cho hành pháp Mỹ về đòi hỏi Nhânquyền ở Việtnam. Ngày 17/12/2010, Hạ Viện Hoakỳ đã thông qua Nghị Quyết yêu cầu bộ Ngoại Giao Mỹ đưa Việtnam vào danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt CPC, vì những vi phạm nghiêm trọng về tự do tôn giáo. Đối với Hoakỳ trong giai đoạn này, không còn chỗ đứng cho các chế độ độc tài, trừ chế độ Trungcộng vì còn khả dụng. Và biết đâu Obama - Hồ Cẩm Đào cũng chẳng đang bàn nhau về số phận của Việtcộng tại Hoa Thịnh Đốn, trong cái gọi là mối tương quan giữa Hoakỳ - Trungcộng tại Biển Đông, Châu Á Thái Bình Dương? Little Saigon ngày 18/01/2011.