Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

ĐÊM TƯỞNG NHỚ

TRƯỜNG KỲ

Tình Yêu, Âm Nhạc,

Nụ Cười và ...Nước Mắt

 

Bài: Nam Lộc - Hình ảnh Trần Đình Thục

 

Đại diện Nhạc Trẻ trong đêm tưởng nhớ Trường Kỳ

 

Tình yêu, âm nhạc, nụ cười và ...nước mắt, tất cả đã tràn ngập và lai láng trong đêm tưởng nhớ ông “Vua Nhạc Trẻ” Trường Kỳ, tức nhạc sĩ kiêm ký giả Vũ Trường Kỳ, diễn ra vào lúc 6:30 tối thứ Năm, mùng 2 tháng Tư vừa qua tại nhà hàng Emerald Bay, Orange County, California.

Gần 800 khán giả, thân hữu và nghệ sĩ chen chúc nhau bên trong địa điểm trình diễn quen thuộc nhưng sức chứa chỉ đủ cho 600 chỗ ngồi, vì thế rất nhiều người đã phải đứng ở những nơi họ có thể đứng được, và ngồi ở những chỗ có thể ngồi, kể cả dưới sàn nhà để theo dõi buổi họp mặt thật cảm động tưởng nhớ về một người bạn vừa mới ra đi. Mặc dù chỉ được chuẩn bị một cách vội vã vài ngày sau khi Trường Kỳ đột ngột qua đời, không có thời gian để thông báo rộng rãi, tuy nhiên với sự đáp ứng nhiệt tình ngoài dự liệu của ban tổ chức, đã chứng tỏ tình cảm mà quần chúng dành cho ông “Vua Nhạc Trẻ” nói riêng cùng giới nhạc trẻ nói chung vẫn còn rất nồng nàn và tha thiết dù đa số những nghệ sĩ đó giờ cũng không còn ...trẻ!

Nhưng bù lại, khán thính giả yêu nhạc trẻ của những thập niên 60-70 đã được thưởng thức một đêm trình diễn văn nghệ được xem là có một không hai. Có lẽ vì thế mà ngay từ lúc 4 giờ chiều đã có người đến đứng chờ ngoài cửa, và vào lúc 5 giờ thì xem như không còn bao ghế trống. Hàng chục chiếc máy quay phim của các đài truyền hình VN đã được dựng sẵn và chuẩn bị kỹ càng, nhiều phóng viên loay hoay thu hình và phỏng vấn những khuôn mặt nghệ sĩ về sự ra đi của anh Trường Kỳ cùng cảm nghĩ và kỷ niệm của họ đối với “Vua Nhạc Trẻ” VN, đặc biệt là những khuôn mặt nổi tiếng một thời nhưng lâu lắm đã không xuất hiện.

Ca sĩ Công Thành & Lynn

 

Ngay sau lối cửa ra vào, một bàn thờ nhỏ được dựng lên với bức ảnh chân dung của Trường Kỳ mỉm cười thật hiền hoà như bản tính cố hữu của anh. Cạnh tấm ảnh là cặp kính cận dầy cộm và tròn vo mà Trường Kỳ thường đeo, đã được gia đình cho tôi mượn để trưng bầy như một kỷ vật, đồng thời cũng là một biểu tượng và hình ảnh quen thuộc của Trường Kỳ. Bạn hữu thay phiên nhau đến nghiêng mình chào vĩnh biệt, nhiều người còn rót rượu vừa uống, vừa “nói chuyện” với Trường Kỳ! Trong lúc đó trên sân khấu các ca nhạc sĩ nhạc trẻ năm xưa lần lượt xuất hiện, họ vừa hát, vừa kể lại những kỷ niệm vui buồn riêng tư đã có với Trường Kỳ trong suốt hơn 40 năm hoạt động. Từ Jo Marcel, Tùng Giang, Kỳ Phát, Nam Lộc, Công Thành, Tuấn Ngọc, Trung Nghĩa, Thanh Lan, Thanh Mai, Minh Xuân & Minh Phúc, Vi Vân, Tuyết Dung The Apple Three, The Cat’s Trio, Thế Vũ, Trung Hành Mây Trắng, Lê Toàn Family Love, Thế Dũng The Rock, Thanh Tùng Blackstone ..., cho đến Lệ Thu, Ý Lan, Tuấn Anh, Diễm Liên, Nguyên Khang v..v...

Chương trình được diễn ra một cách thân mật, vui vẻ nhưng không kém phần trang nghiêm và lịch sự. Xen giữa các bản nhạc Pop Rock và tình ca nhạc trẻ còn có phần vinh danh về những đóng góp lớn lao mà Trường Kỳ đã để lại cho đời và cho hậu thế. Từ nỗ lực hình thành và phát triển phong trào nhạc trẻ VN, tổ chức các buổi đại hội nhạc trẻ nhằm vào các mục đích từ thiện v..v.. cho đến sáng kiến Việt hoá nhạc trẻ, đặc biệt nhất là những tài liệu nghiên cứu và sưu tầm âm nhạc rất giá trị mà anh đã thực hiện từ khi sống ở hải ngoại. Nhạc sĩ Kỳ Phát, chủ nhiệm, kiêm chủ bút của tuần báo Trẻ Magazine, người có nhiều kỷ niệm và thường gọi Trường Kỳ là “ông Thầy” vì Kỳ đã chia sẻ kinh nghiệm và hướng dẫn cho Kỳ Phát trên con đường văn nghệ và báo chí. Anh đã trao cho cô Thu Hằng, người em vợ của Trường Kỳ, đại diện gia đình nhận tấm plaque rất đẹp và ý nghĩa với hình ảnh Trường Kỳ chụp trong một buổi đại hội nhạc trẻ tổ chức tại khuôn viên trường Tabert cách đây 40 năm. Sau đó, đến lượt ông Ronnie Guyer, đại diện dân biểu Trần Thái Văn trao một nghị quyết (Resolution) của quốc hội tiểu bang California vinh danh nhạc sĩ, nhà báo Trường Kỳ về thành tích cùng quá trình hoạt động và phục vụ văn hoá, nghệ thuật không ngừng nghỉ của anh từ khi còn trẻ cho đến ngày nhắm mắt.

Ca sĩ Thanh Lan

 

Bên cạnh đó, sự xuất hiện trở lại của nam ca sĩ Jo Marcel sau hơn 10 năm trời vắng bóng, với nhạc phẩm Pháp, bài Merci Cherie bất hủ do Trường Kỳ soạn lời Việt mang tựa đề là Cám Ơn Em, đã gợi lại cả một trời kỷ niệm cho cả người hát lẫn người nghe ca khúc này. Jo Marcel kể lại kỷ niệm không thể quên trong cuộc đời xẩy ra cách đây 43 năm về trước, khi mà Trường Kỳ vì lòng say mê âm nhạc, đã quyết định bỏ nhà theo “ông bầu Jo” để sống cuộc đời “Hippy” tại phòng trà Chez Jo Marcel, nằm trên đường Nguyễn Huệ, đối diện với cơm Bà Cả Đọi!

Riêng đối với tôi thì trong 43 năm “bụi đời” đó của Trường Kỳ, tôi đã đi sát bên anh đến hết 42 năm. Và kể từ ngày Kỳ “dúi” vào tay tôi chiếc micro phone và đẩy tôi lên sân khấu một cách bất đắc dĩ để giới thiệu chương trình “Hippy À Gogo” của anh cách đây 39 năm về trước, có ngờ đâu nó đã khởi đầu cho “sự nghiệp” MC của tôi kể từ ngày đó. Và trong những biến cố quan trọng nhất của cuộc đời Trường Kỳ, tôi đều được anh “trưng dụng” làm MC. Lần thứ nhất trong dịp hôn lễ của Kỳ và Thu Huyền ở VN, lần thứ nhì là trong tiệc cưới của cháu Tú Uyên, người con duy nhất của anh chị khi cháu lên xe hoa về nhà chồng, và lần cuối cùng là trong tang lễ của anh, nhưng nếu kể cả trong đêm tưởng nhớ Trường Kỳ thì xem như tôi đã “trả nợ tình xa” một cả vốn lẫn lời rồi đó phải không bạn hiền?

Một người bạn vong niên khác của Trường Kỳ là “tay trống cự nự” Tùng Giang cũng đã xuất hiện trong đêm họp mặt. Người ca nhạc sĩ đa tài ngày xưa giờ đã trở thành một “cư sĩ” sống ẩn dật trong một ngôi Chùa ở miền Nam California. Tùng Giang đã xuất hiện trở lại trên sân khấu với cái đầu “trọc lóc” nhưng vẫn còn phong độ, anh trình bầy nhạc phẩm “Biết Đến Thuở Nào”, và đặc biệt là Giang đã trân trọng giới thiệu rằng đây là một sáng tác mà anh cùng Trường Kỳ hợp soạn, Tùng Giang đặt nhạc, Trường Kỳ viết lời. Theo tôi thì đây là một cử chỉ đẹp, được xem là một hành động đứng đắn của Tùng Giang để chấm dứt những tranh cãi không cần thiết từ bấy lâu nay liên quan đến nguồn gốc cùng tác giả của bài hát nổi tiếng này, nhất là đối với thế hệ sau, khi mà một ngày nào đó cả hai anh đều không còn hiện diện trên cõi đời này.

Lúc còn sinh tiền, thỉnh thoảng Trường Kỳ vẫn nói đùa với vợ con và bạn bè rằng, một mai, nếu anh có qua đời thì xin đừng ai khóc cả, hãy cứ vui lên, cứ vui chơi, ca hát để tưởng nhờ đến anh! Và như vậy thì xem như Trường Kỳ đã đạt được những điều anh mong ước, nếu: Lệ Thu đừng làm mọi người nhỏ lệ khi chị hát bài Cát Bụi để tặng Trường Kỳ, nếu: Ý Lan đừng làm khán giả xót xa khi cô trình bầy bản Nửa Hồn Thương Đau, hay nếu: Diễm Liên đừng khóc, đừng trách cứ về sự ra đi vội vã của người đàn anh qua bài Anh Còn Nợ Em thì có lẽ tất cả đã diễn ra bình thản như triết lý sống của bản Dòng Đời khi Nguyên Khang hát tặng Trường Kỳ, người mà Khang vẫn thường gọi là ông chú “tốt bụng”!

Sự ra đi đột ngột của Trường Kỳ đã để lại những hụt hẫng và một khoảng trống lớn lao, không chỉ cho gia đình mà còn cho đông đảo bằng hữu ở khắp mọi nơi trên thế giới, nhất là đối với các cơ sở truyền thanh, báo chí, mà Trường Kỳ đã và đang hợp tác, cùng những nhà “bầu show” ca nhạc mà anh thường cố vấn hoặc giúp đỡ để họ thực hiện hoặc tổ chức. Anh ra đi nhanh chóng và bất ngờ đến độ mà trên cùng một tờ báo, trang bên phải người ta đọc thấy tên của Trường Kỳ đứng chia buồn sự qua đời của một người quen, nhưng trang bên trái lại đăng cái phân ưu cùng gia đình về cái chết đột ngột của anh!

Thu Huyền, vợ Trường Kỳ vừa khóc, vừa than với tôi rằng, khi còn sống, Kỳ là người làm cái gì cũng chậm chạp và từ tốn. Đi đứng cũng chậm, ăn uống cũng chậm, làm việc cũng chậm, lái xe cũng chậm, nhưng chỉ có cái “chết” là nhanh hơn ai hết! Nghe chị trách móc chồng lòng tôi vừa xót xa, vừa buồn cười! Quả thật là trong số 4 tên tuổi đã cộng tác và có những hoạt động chặt chẽ với nhau trong lãnh vực nhạc trẻ từ hơn 40 năm qua là Jo Marcel, Tùng Giang, Trường Kỳ, Nam Lộc thì Kỳ là người nhỏ tuổi nhất, nhưng lại ra đi sớm nhất. Sau tang lễ và trước khi tôi rời Montréal để trở về lại California, thì Thu Huyền có cho tôi đọc lá số tử vi của chồng mà Trường Kỳ thường khoe với vợ là: “Suốt tuổi hoa niên, ngày tháng rong chơi thanh nhàn...”, xem xong tôi vừa nói đùa, vừa an ủi chị rằng, nếu như vậy thì tử vi của anh nói đúng đấy chứ, vì chỉ còn một năm nữa là Kỳ sẽ bước vào tuổi “cao niên”! Có lẽ vì vậy mà anh đi khi tóc chưa hoa râm!

Chương trình ca nhạc tưởng nhớ Trường Kỳ chấm dứt vào lúc 10:30 tối sau 4 tiếng đồng hồ ngập tràn kỷ niệm. Tôi trở về nhà lúc nửa đêm, buổi sáng vào sở làm việc, vừa mở computer lên đã thấy email của Bi (tên của cháu Tú Uyên mà ở nhà thường gọi) gởi sang cho tôi nội dung như sau:

From: TuUyen_Vu@....com

To: NamLoc_Nguyen@....net

Sent: Friday, April 3, 2009 9:47:23 AM

Subject: CAM ON CAC CHU, CAC BAC ....

Dear Bác Lộc,

Cả đêm con không ngủ được vì cứ ngồi tưởng tượng ra không biết đêm tưởng niệm cho bố con sẽ diễn ra như thế nào, có ai đến với bố hay không. Cứ mong trời mau sáng để gọi điện thoại cho dì Thu Hằng để hỏi chuyện và con được dì cho biết là một đêm đầy ân tình và mọi chuyện diễn ra thật tốt đẹp. Con mừng quá bác ơi, con không biết phải cám ơn các bác, các cô, các chú cùng tất cả mọi người như thế nào cho đủ. Con đang khóc đây vì quá là vui mừng, mẹ con sẽ phone cho bác.

Xin bác cho con chuyển lời cám ơn đến tất cả mọi người đã chia sẻ và đóng góp trong đêm qua. Đây không những là niềm hãnh diện, mà còn là sự an ủi lớn lao mà các bác, các cô chú cùng toàn thể quý vị đã và đang dành cho mẹ cháu cùng gia đình cháu trong cơn đau buồn bởi sự mất mát lớn lao nhất cuộc đời!

Cháu Bi

Tôi xin chuyển nội dung email của cháu Tú Uyên đến tất cả quý vị và các bạn thay cho lời kết của bài tường thuật mà tôi vội vã ghi chép lại trên phi cơ trong chuyến bay đến Houston, Texas. Cám ơn Bi và cám ơn quý vị đã đọc bài viết này.

Nam Lộc

April 3, 2009