Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

NHỮNG GIỌT  ĐỜI  RƠI!

 

PHIẾN ĐAN

 

Âm nhạc là cánh cửa để con người trải rộng những cảm xúc thành những âm điệu mua vui cho đời, nhưng âm nhạc không có mái che của thời gian nên ở độ tuổi nào người ta cũng có thể sống và đam mê với âm nhạc. Chính nhờ mức độ rung cảm chân thành mà có nhiều Nhạc Sĩ đã trở thành những Thần Tượng cho người mộ điệu. Tôi cũng đã nghe và hát nhiều ca khúc của những nhạc sĩ thành danh của Việt Nam. Với tôi, nhạc sĩ Anh Bằng thật là một trong những nhạc sĩ lớn đã tạo nên sự thành công cho chính ông bằng những sáng tác được yêu chuộng. Trong khoảng thập niên sáu mươi, gần như mọi người sống ở miền Nam đều quen thuộc với những nỗi đau trong dòng nhạc của Anh Bằng, với những ca khúc được khắc lên bằng những vết thương rỉ máu,  trong tiếng ầm ì của đại pháo câu vào thành phố Sàigòn. Hình ảnh một chú bé đánh giầy lây lất trên vĩa hè trong cái lạnh lẽo của trời Đông, nỗi đói lạnh tội nghiệp vang lên não nề trong ca khúc “Nó”, nỗi ám ảnh của chiến tranh Việt Nam đã như là định mệnh trong ca khúc của Anh Bằng, và có những người, dù không một lần gặp ông nhưng chắc chắn khi nghe ca khúc của Anh Bằng phải ghi nhận ông quả thực đang nói hộ tâm sự và nỗi cô đơn của đại đa số người dân Miền Nam  trong  thời kỳ mà đất nước từng ngày bị cuộc chiến làm thương tổn. Cũng vì ảnh hưởng qua đôi mắt của một nhân chứng nên dường như ca khúc nào của Anh Bằng trong thập niên 60 cũng mang  một Melody buồn như tiếng tỉ tê của Chopin. Vâng! đó là duyên cớ vì sao tôi cảm thấy gần gũi với lòng lương thiện và nỗi khao khát bình yên của một người như Anh Bằng, đã dùng cung bậc để vẽ cho đời những giọt sầu rơi.

Tôi đã không giống như một con vành khuyên nhỏ chỉ thích nhảy nhót trên cành cây cao, riú rít mộng mơ như một đứa trẻ vô tư, coi hình ảnh chiến tranh như những dấu hỏi (?) hay dấu chấm than (!) trong cuộc sống của mình, nên tôi đã nhận ngay được cái gia sản văn hoá đầy khói và thuốc súng để mà lớn lên, để rồi từ cõi riêng lẻ đó tôi bị cuốn hút vào dư âm ca khúc của Anh Bằng một cách tự nhiên.  Dù cho lúc bấy giờ tôi chưa trưởng thành  nhưng đã biết hát theo tiếng nhạc từ chiếc radio, đó là nơi mà tuổi lên 10 tôi đã thấy tiéng súng dội vang át cả tiếng pháo trong những ngày tết Mậu Thân và cũng  từ nơi đó có những  buổi trưa hè tôi đã nghe tiếng ca sĩ Phương Dung ca bài Gõ Cửa của Anh Bằng, hay nghe tiếng một chị hàng xóm ngân nga một mình trên chiếc võng cọt kẹt …

 

Chuyện một đêm khuya nghe tiếng nổ nổ vang trời.

Chuyện một đêm khuya ôi máu đổ đổ lệ rơi.

Chuyện một đêm khuya nghe tiếng than trong xóm nghèo,

Mái tranh lửa cháy bốc lên ngun ngút trời cao…

 

Những kỷ niệm thuở ấu thơ của tôi quả thật  khó mà qua đi trong sự bình yên khi chiến tranh vẫn khốc liệt và nó cũng vì vậy đeo mang cả âm hưởng tang thương vào kho tàng văn hoá của người dân miền Nam, không một nguyên nhân nào có thể thay đổi được cảm xúc của những người từng có nước mắt cho đồng bào, có nổi đau cho dân tộc và tôi nghĩ đó chính là lý do đã tạo thành tiếng nói của Anh Bằng qua những tác phẩm thành danh của ông trong thập niên 60-70 và mãi đến bây giờ vẫn còn vang vọng hoặc còn ray rứt trong lòng những người từng nghe hay hát những sáng tác của Anh Bằng.

Đại đa số người nghe nhạc Việt Nam thường ít chú ý đến tên người sáng tác ngoại trừ một số ít tác giả có nhiều tác phẩm được trình diễn và được yêu chuộng. Tuy nhiên điều đó không phải là hiếm hoi khi Anh Bằng sáng tác ca khúc nào của ông cũng dễ dàng chiếm một chổ đứng trang trọng trong tâm tình người nghe nhạc Việt Nam. Nhạc của Anh Bằng như tiếng sáo diều ru nhẹ trong buổi hoàng hôn vì chính dư âm từ những cung trầm nét  bỏng như  vang vọng niềm  lưu luyến như  là một cung đàn dở dang, và tôi đã chợt nhận ra tôi  thường bị đắm mình và có một mặc cảm cô đơn khi nghe Thương Vùng Hoả Tuyến  qua tiếng hát Phương Hồng Quế

 

Có ai qua vùng hoả tuyến

Nhắn cho tôi một vài lời

Mái tranh thân yêu còn đâu

Luỹ tre xanh tươi còn đâu

Đổi thay giờ đây lửa máu

 

 

Xóm Thôn hoang tàn đổ nát

Luống Khoai nương và nghẹn ngào

Tiếng Chuông vang không còn nữa

Vắng Trâu ăn trên đồng sâu

Trẻ Thơ đi tìm Mẹ hiền.

 

Hình như không ai mà không thuộc ít nhất đôi dòng những ca khúc của Anh Bằng.  Sự gần gũi với quần chúng đến độ đã tạo thành tên tuổi cho những ca sĩ hát nhạc của ông như ca sĩ có nét đẹp là Kim Loan đã thành danh sớm và khiến người ta luôn nhớ cô với bản Căn Nhà Ngoại Ô của Anh Bằng

 

Tôi ở Ngoại Ô, một căn nhà tranh có hoa thơm trái hiền

Cận kề lối xóm, có cô bạn thân sớm hôm lo sách đèn…

 

Nghe nhạc để trái tim của chính mình có những điệp khúc vang dội thao thức là do tài năng của người sáng tác. Một sự tình cờ ở tuổi khi bước vào trung học tôi đã yêu thich ca khúc Nỗi Lòng Người Đi với những tiết điệu gợi nhớ, gợi thương và dù không sanh ra ở Hà Nội nhưng những dòng thương cảm quê hương trong mối tình đất nước mà tôi được nghe vẫn thôi thúc tôi có những thiện cảm đặc biệt với người đàn ông đất Bắc. Đó không phải là vì cái gốc Bắc Kỳ của tôi, nhưng điều đó đã cho tôi cái nhìn thật sâu sắc về người đàn ông mà mẹ tôi thường bảo là “Gan lì nhưng đa tình”. Tôi vẫn nghe thỉnh thoảng bố tôi ngân nga một mình “Tôi xa Hà Nội năm lên 18 khi vừa biết yêu”, giọng bố ấm và truyền cảm khiến tôi bắt đầu tập nhớ và hát theo ca khúc này. Tôi vẫn cứ nghĩ đó là của chú Phạm Đình Chương (bạn của bố tôi), nhưng đến lúc tôi vượt biển sang trại Tỵ Nạn Bidong được gặp nhạc sĩ Tuấn Khanh, trong những buổi tối các anh các chú đến căn nhà của chúng tôi cùng đàn hát, nghe chú Tuấn Khanh hát lại “Nỗi Lòng Người Đi” giọng chú thật hay vừa ấm lại trữ tình, tôi hỏi chú xuất xứ thì chú bảo rằng của nhạc Sĩ Anh Bằng. Với  tôi, cái tên Anh Bằng trỏ nên thật thân quen từ đó và tôi nghĩ người viết được những âm hưởng đa sầu đa cảm này có lẽ rất yêu quê hương.

Điều bất ngờ hơn nữa cho tôi,  một thời ca sĩ có giọng ca nũng nịu rất dịu dàng là Xuân Thu hay hát bài mà tôi thích là bài “Nếu Vắng Anh”. Ca khúc này gần như là bài hát mà tôi thường hát tặng bạn bè trong những buổi tiệc, nhưng tôi cũng thật thất lễ là không biết của nhạc sĩ Anh Bằng, cho đến khi tôi được xem một tập nhạc kỷ niệm vàng uá của người bạn trong nhóm mới biết Anh Bằng cũng chính là nhạc sĩ sáng tác ca khúc này.

Sau này một thời gian tôi lại thấy ở Hải Ngoại bổng xuất hiện nhiều ca khúc mới và có những âm hưởng tươi trẻ và với phong cách thật lạ và cái lạ đó thu hút được cả mọi lứa tuổi, dường như nhạc sĩ Anh Bằng quả cho chúng tôi nhiều bất ngờ khi ông có thể biến mình trong những thay đổi của đất trời trong những phong cách sáng tác theo vận mệnh của đất nước và con người Việt Nam, như luồng gió mới đập vào cánh cửa sổ khép kín u uất của những mãnh đời đang lây lất tha phương, những điểm tựa của buổi giao thời đã vỡ nát đi niềm tin của tuổi trẻ đã được hồi sinh  trong những ca khúc “Hạnh Phúc Lang Thang”, “Anh Còn Yêu Em”, “Khúc Thụy Du”, “Chuyện Tình Hoa Sim”, “Chuyện Dàn Thiên Lý”…

 

Tôi dường như nhận ra một điều rất rõ là dù sáng tác theo điệu Boston, Rumba, hay Bolero, ca khúc nào của ông cũng có những chất điệu đầy đặn và dễ hát, dễ nhớ và đó cũng là lý do tôi đã thuộc và hát nhiều ca khúc của Anh Bằng. Dù tôi không phải là ca sĩ chuyên nghiệp nhưng khi tôi hát mọi người đều yêu thích, tôi nghĩ không phải vì tôi hát hay, mà vì nhạc sĩ Anh Bằng đã làm những sáng tác của ông trở thành những ước mơ cho những người thích hát. Không phải ai nghe nhạc cũng có thể thuộc và hát dễ dàng những ca khúc mình ưa thích, nhưng đặc biệt những sáng tác của Anh Bằng dường như đại đa số nghe qua một lần đều có thể hát và nhớ bởi âm điệu rất ngọt ngào và lưu luyến, phải chăng đó là vì nhạc sĩ Anh Bằng là một người dễ hoà mình với đại chúng, hay ông có thể trong hoàn cảnh nào cũng có thể sống và đạt được thành công nhờ tấm lòng nhân hậu và thuỷ chung của mình.

Tôi không biết nhiều về người nhạc sĩ có tên Anh Bằng, nhưng tôi thoáng nhận ra phong cách sáng tác tự tin của ông đã cho thấy ông là người rất kỷ luật trong đời sống và có một nhân sinh quan rất phóng khoáng .   Tôi được một lần gặp chị Thy Vân, ái nữ của ông khi tôi đến thăm Trung Tâm Asia, chị Thy Vân là một người ít nói và chừng mực lại giản dị cho tôi cảm giác quý trọng hơn khi biết chị là một tay quán xuyến sự phát triển của Trung Tâm Asia. Hơn thế nữa, sự thành công và lập trường chính trị của Trung Tâm Asia đã cho tôi hiểu thân phụ chị cũng đã ãnh hưởng đến con gái mình rất nhiều. Ngoài ra, tôi lại biết nhạc sĩ Anh Bằng còn là một cựu chiến sĩ trong quân lực VNCH, và ông từng  là người lính nên dường như ca khúc của ông gần như là một tài liệu cho những giai đoạn biến đổi thương hải tang điền của Việt Nam. Những nét đẹp trong tâm hồn người lính dù vui hay buồn cũng nói được tấm lòng trân quý đất nước trong những cung bậc thăng trầm trên khung nhạc được Nhạc Sĩ Anh Bằng buông xuống. Tôi còn nhớ rất rõ vào năm 1968, tôi đã nhìn thấy hằng ngày trên màn ảnh truyền hình đen trắng hình ảnh mấy em trai  đang chơi đá gà ở trong xóm bỗng tiếng cười bị dập tắt trong tiếng quả Mìn Plastic của bọn đặc công Cộng Sản làm nổ ra và nhường lại những thân thể bị xé nát của đám trẻ thơ vô tội bên cạnh xác hai con gà tan nát và tiếng ầm ì vang lên trong ánh hoả châu, cùng một lúc có giọng ca Anh Vũ ngân lên bài hát “Đêm Nguyện Cầu” của Lê Minh Bằng

 

Hãy lắng tiếng nói vang trong tâm hồn mình người ơi

Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối

Tôi đi chinh chiến bao năm trường miệt mài

Và hồn tôi mang vết thương vết thương trần ai…

 

Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vọng về rừng sâu

Rưng rưng tôi chấp tay nghe hồn khóc đến rướm máu

Quê hương non nước tôi ai gây hận thù tội tình

Nhà Việt Nam yêu dấu ơi bao giờ thanh bình?

 

Tôi phải thú thật, cho đến bây giờ mỗi khi nghe ca khúc này tôi đều không thể cầm được nước mắt khi nhớ đến câu chuyện Tết Mậu Thân và những vụ thảm sát quá tàn nhẫn mà cộng sản đã gây nên trong ba ngày Nguyên Đán 1968. Dạo đó tôi không được rõ Lê Minh Bằng là tên của ba nhạc sĩ Anh Bằng, Lê Dinh và Minh Kỳ. Sau này khi biết được ba nhạc sĩ xuất xứ từ ba miền đất nước cùng viết một tâm tình ăn ý trong nhiều tác phẩm khác nữa tôi mới thấy quả là trái tim Việt Nam không có sự ngăn cách và một lần nữa tôi lại thêm ngưỡng mộ bài hát “Đêm Nguyện Cầu” nay đã trở thành bất tử và là chứng tích cho một lịch sử đầy máu và nước mắt của cuộc chiến Việt Nam.

 

Nhiều thập niên trôi qua, mỗi người đều bị cuốn hút trong cõi đời đầy phẩn nộ, chia lìa của cuộc sống lưu vong, và có những lúc người ta không có sức để nhớ hết những tháng năm dĩ vãng trôi qua vì đã phải gánh chịu quá nhiều bi hận, không ai buồn nhớ đến những gì họ đã mất vì quá mệt mỏi. Nhưng mỗi khi ta tìm được đôi nét nhạc rơi xuống từ nỗi đau triền miên, không ai lại không tỉnh thức trong kỷ niệm, dù đó chỉ là một thuở ngoan hiền trong giấc mơ áo trắng, như chính tôi đã lặng người và chảy nước mắt khi nghe Vũ Khanh hát lại bài hát “Hoa Học Trò” mà xưa kia tôi đã nghe ca sĩ Thái Châu ôm đàn hát vọng xuống từ trên balcony vào buổi tối nào đó ở con hẻm rộng đường  Hồng Thập Tự, giọng của anh mặn mà và thật sự đầy rung cảm như anh đang thổ lộ nổi u sầu. Bây giờ tôi mới hiểu được âm nhạc có sức quyến rũ diệu kỳ và những giọt đời rơi đó sẽ mãi mãi đắm say nhân gian khi người nghệ sĩ đã trút cạn tâm tư …

 

Bây giờ còn nhớ hay không?

Ngày xưa hè đến phượng hồng nở hoa

Ngây thơ anh rủ em ra

Bảo nhặt Hoa Phượng về nhà chơi chung

Bây giờ còn nhớ hay không?

Bây giờ còn nhớ hay không?...

 

Không làm sao quên được tất cả những dòng nhạc mà tôi yêu thích đã khóc thay tâm tình của dân tôi, làm sao mà không nhớ những dòng nhạc đã trôi vào tuổi trẻ của chúng tôi để biết thế nào là bi kịch của đời, là tình yêu và là nỗi thương mang cho những duyên kiếp lỡ làng.  Thật không làm sao viết hết những sáng tác trong nhiều thập niên dù với một melody nhịp nhanh hay chậm, dù trang trọng hay đầy hài tính như bốn chữ “Huynh Đệ Chi Binh” nhưng chắc chắn tôi biết được nhạc sĩ Anh Bằng  đã để lại nhiều trân quý cho chính tôi trên những ca khúc của ông mà hầu hết tôi điều yêu thích. Nhạc sĩ có đời sống ra sao tôi không được biết, nhưng tôi biết rất rõ ông là một nguời yêu nước, có tấm lòng nhân hậu, và ông gần được mọi tầng lớp để thành công khi ghi được những tâm tình rất thực. Nghe nhạc của Anh Bằng chắc chắn ta không thể quên quê hương ta đã có những lịch sử được ghi lại, không bằng hình ãnh, nhưng bằng những thanh âm sẽ  mãi mãi tồn tại vì đi vào trái tim con người.

Tôi muốn gửi đến nhạc sĩ Anh Bằng lời cảm ơn  muộn màng. Cám ơn ông đã để cho đời tiếng vui, dù cho những thanh âm từ cung đàn đó có như giọt sầu rơi, nhưng mãi mãi là bài thơ đẹp cho kiếp nhân sinh.

 

Phiến Đan

Sydney mùa Hạ 2008