Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

ĐÊM NHẠC VINH DANH

LÊ VĂN KHOA,

“NGƯỜI VIẾT LỊCH SỬ

VIỆT NAM BẰNG ÂM NHẠC”

 

BÀI: DUY KHIÊM / HÌNH: NGUYÊN DŨNG

 

Nghệ sĩ Nam Lộc, trưởng ban tổ chức, thay mặt thính giả và Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ của nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng trao tặng tấm plaque đến nhạc sĩ Lê Văn Khoa

 

Vào ngày Thứ Bẩy, 11 tháng 10, 2008 vừa qua một đêm nhạc giao hưởng “độc nhất vô nhị” và vô cùng giá trị của người Việt Nam từ trước đến nay đã được tổ chức tại Carpenter Performing Arts Center, thành phố Long Beach, California nhằm vinh danh nhà soạn nhạc tài ba Lê Văn Khoa.  Đêm nhạc này đã được Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ và một số thân hữu cùng đứng ra tổ chức với trưởng ban là nhạc sĩ Nam Lộc.

Có thể nói buổi trình diễn này đã thành công thật tốt đẹp với một chương trình kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ ở một địa điểm trang trọng, với sức chứa hơn 1,200 ghế ngồi, đầy nghẹt khán thính giả, không còn một chỗ trống. Ngay từ khi bắt đầu khai mạc lúc 7:30 tối thì mọi người trong rạp đã ngồi im lặng để thưởng thức âm nhạc một cách say mê tưởng chừng như ở đó bạn có thể nghe tiếng thở của người ngồi bên cạnh. Không gian chỉ vỡ oà sau mỗi màn trình diễn qua những tiếng vỗ tay khen ngợi khắp nơi. Nếu nói đây là một chương trình “có một không hai” thì cũng không phải là quá đáng vì ban tổ chức đã huy động một giàn nhạc hợp tấu symphony orchestra (sau này thường gọi là “giao hưởng”) với hơn 60 nhạc công Việt, Mỹ và một số quốc gia khác cùng với hàng chục ca sĩ tài dành trình diễn thì mới thấy được giá trị và mức độ trang trọng của chương trình này.

MC. Diệu Quyên, SBTN, giới thiệu chương trình tổng quát

 

Ngoài những ca sĩ chuyên hát nhạc thính phòng, nhạc kịch opera hoặc những giọng nữ cao vút (gọi là soprano), giọng nam tenor… đã thành danh nhiều năm, từng cộng tác với ban hợp xướng Ngàn Khơi và Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ như Kim Tước, Quỳnh Giao, Bích Liên, Ngọc Hà, Lê Hồng Quang, Bích Vân, Phạm Hà .v..v.., khán giả đặc biệt chú ý đến những ca sĩ trẻ từ Trung Tâm Asia đặc biệt xuất hiện ở buổi trình diễn này là Y Phương, Lâm Nhật Tiến và Nguyễn Hồng Nhung. Dù đây là lần đầu tiên họ trình diễn chung với dàn nhạc giao hưởng, nhưng ba ca sĩ từ trung tâm Asia này đã hát thật xuất sắc và hoàn thành trọng trách khó khăn. Họ đã không hổ thẹn khi đứng chung trên một sân khấu với các bậc đàn chị như Kim Tước, Quỳnh Giao hoặc những giọng hát chuyên nghiệp về opera hay soprano khác.

Đặc biệt nhất là nữ ca sĩ Nguyễn Hồng Nhung đã mang một trách nhiệm thật quan trọng và chịu đựng áp lực nặng nề khi cô được chọn là người hát ca khúc mở màn cho đêm nhạc hội. Đó là một bài hát thuộc loại bán cổ  điển serenade, nhưng là serenade Việt Nam do nhạc sĩ Lê Văn Khoa sáng tác có tựa đề là “Nhạc Chiều Năm Đó”. Ở bài hát này những lời ca thân thiết của quê hương chúng ta đã được Nguyễn Hồng Nhung diễn tả  cùng với phần hòa tấu của giàn nhạc khiến người nghe như thả hồn vào những âm thanh vô cùng quyến rủ, tình tứ. Nhiều người đã từng say mê Serenade của Schubert và Serenata của Tosseli thì hôm nay và sau này sẽ nhớ mãi serenade “Nhạc Chiều Năm Đó” của Lê Văn Khoa.

Trước đó vài phút, chương trình đã được mở màn bằng một tấu khúc trích trong “Vietnam 1975 Symphony” do ban nhạc của Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ (Vietnamese American Philharmonic / VAP) trình diễn. Khán giả đã ngạc nhiên khi nghe những âm thanh quen thuộc của làn điệu dân ca miền nam với những nốt nhạc ngũ cung như “tang tình tang tính tang, tính tang tình tang tính tình tang” mà nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã khéo léo mang vào tấu khúc “Vietnam 1975” này. Kế đến, nhạc sĩ Nam Lộc với tư cách là Trưởng Ban Tổ Chức đã ngỏ lời chào mừng quan khách như sau:

Thay mặt ban tổ chức cùng Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ, tôi xin được trân trọng chào đón toàn thể quý vị hiện diện trong buổi nhạc hội vinh danh nhạc sĩ Lê Văn Khoa, "Người Viết Lịch Sử Bằng Âm Nhạc", mà ngay chính tên tuổi cuả ông cũng đã chiếm một khoảng không nhỏ trong phần lịch sử đó.

Tuy nhiên, trong số quý vị quan khách tham dự ngày hôm nay, có người chỉ biết Lê Văn Khoa là một nhạc trưởng và là một nhà soạn nhạc tài ba. Có người thì biết Lê Văn Khoa qua những tác phẩm nhiếp ảnh giá trị và đầy nghệ thuật. Còn một số người khác thì chỉ biết ông là một nhà giáo hiền lành và thường khuyến khích con cái theo dõi những chương trình giáo dục trên đài truyền hình do "thầy Khoa" thực hiện. Riêng tôi thì chỉ được hân hạnh quen biết, được học hỏi và được hoạt động cùng với ông trong lãnh vực xã hội, và phục vụ cộng đồng từ nhiều năm qua.

Với những đóng góp vừa kể, nên nhiều người thắc mắc rằng, tại sao cho đến ngày hôm nay mới có buổi họp mặt để vinh danh một nhân tài hiếm quý của người Việt tại hải ngoại? Thưa quý vị, đó chính là vì sự hoạt động thầm lặng, kín đáo, cộng với lòng khiêm tốn của một người mà chúng ta sẽ nhắc đến và được nghe thật nhiều về ông trong buổi tối hôm nay....

Sau đó nhạc sĩ Nam Lộc đã giới thiệu hai MC cho chương trình này là cô Diệu Quyên, xướng ngôn viên của đài truyền hình SBTN và nhạc sĩ Hoàng Trọng Thụy từ Vietnam Cali. Radio (VNCR) cùng điều khiển chương trình.

Hai người MC này đã khéo léo dẫn dắt chương trình một cách rất gọn gàng, chừng mực và lịch sự tuy thỉnh thoảng cũng có những câu nói dí dõm, tạo cho không khí chung quanh trở nên nhẹ nhàng hơn nhưng rất thích hợp với tinh thần của một buổi nhạc thính phòng.

Gia tài nghệ thuật của nhà soạn nhạc Lê Văn Khoa thật là to lớn, nhưng ở chương trình này, ban tổ chức chỉ thu hẹp vào lãnh vực sáng tác âm nhạc của ông. Đúng như chủ đề đã nêu ra, nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã diễn tả những thời điểm quan trọng của giòng lịch sử Việt Nam, trong đó có cá nhân ông và cả chúng ta như bị cuốn hút vào những vận nước điêu linh theo từng năm tháng. Khi Nguyễn Hồng Nhung trình diễn xong “Nhạc Chiều Năm Đó” thì những âm thanh tiếp nối trên sân khấu như đưa mọi người trở về vùng trời quê hương của thời gian đúng bốn mươi năm về trước. Đó là thời điểm của biến cố Mậu Thân khi quê hương đắm chìm trong khói lửa khắp nơi. Ngồi im lặng một mình trong bóng đêm khi Sài Gòn đang trong giờ giới nghiêm, phố phường tĩnh mịch, nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã mơ ước một bình mình rạng rỡ trên quê hương thanh bình. Trong đêm đó ông đã hoàn thành tác phẩm “Bình Minh Quê Hương” làm kinh ngạc mọi người. Tiếng hát Lê Hồng Quang đã đưa khán giả trở về thời dĩ vãng đau thương đó của quê hương Việt Nam tang tóc. Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã mơ ước một quê hương Việt Nam với :

 

“Trời xanh mơ màng và gió dịu dàng,

Nhẹ bông hoa vàng tuyệt thay

đất ta Việt Nam, nước ta Việt Nam, sông núi ta Việt Nam

...

Với thôn nữ hiền, góp sức thanh xuân

tắm nắng vàng tươi, đẹp nụ cười duyên ..."

 

Sau đó là những tấu khúc tràn đầy kỷ niệm trong đời nhạc sĩ Lê Văn Khoa như Remembrance với nét nhạc đơn sơ nhưng tràn đầy tình cảm khi ông viết riêng cho người con gái lớn ở tuổi trưởng thành. Khúc nhạc này đã được nhạc sĩ Irina Starodub, giáo sư của nhạc viện quốc gia Tchaikowsy tại Kiew, một người đã chiếm nhiều giải thưởng âm nhạc quốc tế ngồi độc tấu piano với dàn nhạc phía sau. Ít người biết là một người con trai của nhạc sĩ Lê Văn Khoa là nhạc sĩ Lê Minh Khải đã sáng tác một bài luân vũ rộn ràng. Đặc biệt bài luân vũ “Tình Mơ” này đã được nhạc sĩ Lê Văn Khoa soạn lại cho dàn nhạc giao hưởng VAP do nhạc trưởng Nguyễn Khánh Hồng điều khiển và giới thiệu với khán giả hôm nay.

 Ngoài những ca khúc do nhạc sĩ Lê Văn Khoa sáng tác trên đất Mỹ như “Trăng Thu” do hai ca sĩ Kim Tước và Quỳnh Giao song ca , “The Last Time” (Lần Cuối) do Ngọc Hà trình bày song ngữ Việt-Anh, “Gọi Nhớ” do cô giáo thanh nhạc người Phi Luật Tân, Melody Versoza hát bằng tiếng Anh và những màn độc tấu, hòa tấu các tác phẩm khác của ông khán giả còn có dịp thưởng thức những bài hát nổi tiếng khác được nhạc sĩ Lê Văn Khoa soạn hòa âm cho dàn nhạc symphony. Đó là tuyệt tác “Hòn Vọng Phu” của nhạc sĩ Lê Thương do ban hợp xướng Ngàn Khơi trình diễn với sự điều khiển của nhạc trưởng Vũ Tôn Bình. Một bài hát khác là “Qua Suối Mây Hồng” của nhạc sĩ Phạm Duy cũng được Bích Liên đơn ca. Nhờ tài hòa âm và phối khí cho dàn nhạc giao hưởng của nhạc sĩ Lê Văn Khoa mà những bài hát quen thuộc này trở nên sống động, hùng tráng hơn lên nhất là khi được phụ hoạ bằng những âm thanh của bộ gõ hoặc chiêng trống vang lừng.

Sau ca khúc này thì nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang, tác giả của những bài du ca nổi tiếng đã được ban tổ chức mời lên để tuyên dương thành tích họat động của nhạc sĩ Lê văn Khoa, đồng thời giới thiệu một video clip ngắn về tiểu sử của "Người Viết Lịch Sử Việt Nam Bằng Âm Nhạc".

Chương trình được nối tiếp với tiếng đàn Cello của nhạc sĩ Nhật Bản Hitoshi Suzuki qua bản Memory của Lê văn Khoa. Có một ca khúc cũng được nhạc sĩ Lê Văn Khoa sáng tác ở Sài Gòn vào khoảng cuối thập niên 50 rất lạ lùng và rất ít người biết đến là bài “Nhớ Tiếng Xưa”. Ca khúc này lạ lùng vì nó không theo một khuôn mẫu của loại nhạc phổ thông thường thấy. Giai điệu nhạc đang dâng cao lên lần lần thì đột ngột kết thúc thật nhanh và thật gọn. Bài hát này lần đầu tiên được hát ở hải ngoại vào đêm vinh danh tác giả với giọng hát cao vút của nữ ca sĩ Y Phương chắc chắn đã gây ngạc nhiên cho nhiều khán thính giả.

Ở chương trình video Asia 54 “Trầm Tử Thiêng - Trúc Hồ” khán thính giả khắp nơi đã được nghe các nghệ sĩ ở trung tâm Asia hợp ca bài hát “Con Đường Việt Nam” của nhạc sĩ Trúc Hồ, lời Anh Bằng. Bài hát này đã được nhạc sĩ Trúc Hồ sáng tác trong khi đang đi trên những con đường ở thủ đô nước Tiệp Khắc. Lúc đó anh đã “trông nước người mà nghĩ đến nước ta” và hồi tưởng lại những kỷ niệm vui buồn của thời thơ ấu ở quê nhà. Nhạc sĩ Lê Văn Khoa đã chú ý đến bài hát này, nên ông đã soạn lại phần hoà âm cho dàn nhạc giao hưởng và điều này cũng cho thấy ông đã chú ý đến những nhạc sĩ trẻ trong cộng đồng chúng ta ở hải ngoại. Hôm nay Lâm Nhật Tiến đã đơn ca bài hát này với dàn nhạc đại hòa tấu.

Nói về những ca sĩ trẻ cùng góp tiếng cho chương trình này thì phải công nhận phần trình diễn của ca sĩ Bích Vân được coi là một trong những tiết mục thành công nhất. Cô trình bầy bản “Mơ Về Quê Tôi” của nhạc sĩ Lê Văn Khoa, diễn tả tâm trạng xa xứ, nỗi đau hãi hùng trong bước đường đi tìm tự do, đó cũng chính là tâm trạng và hoàn cảnh của Lê Văn Khoa cùng của biết bao người trong cộng đồng ly hương đã phải trải qua. Bích Vân diễn tả ca khúc “Mơ Về Quê Tôi” một cách rất điêu luyện, sống động, thiết tha, và lôi cuốn, làm sững sờ người nghe từ đầu đến cuối bài hát. Khán giả đã vỗ tay tán thưởng cho màn trình diễn này tưởng như không muốn dứt.

Ngoài phần hoà ca điêu luyện của ban hợp xướng Ngàn Khơi, thì một trong những tiết mục hợp ca nổi bật là phần trình diễn của ban tứ ca Thùy Dương với bài dân ca “Xe Chỉ Luồn Kim”, hoà âm bởi Lê Văn Khoa, gồm 4 giọng hát Thùy Hạnh, Kim Yến, Tiến Dũng và Ngọc Diệp, một giọng ca mới thay thế cho Vũ Tuấn Đức.

Vào phần cuối, trước khi chấm dứt chương trình, nhạc sĩ Nam Lộc, trưởng ban tổ chức đã thay mặt khán thính giả mến mộ, cùng ban tổ chức cũng như Hội Hiếu Nhạc Việt Mỹ, trao tấm plaque tri ân đến nhạc sĩ Lê Văn Khoa. Toàn thể hội trường đều đứng dậy để chào đón và vinh danh ông.

       

Sau khi nhạc sĩ Lê Văn Khoa ngỏ đôi lời tâm tình cùng tất cả mọi người, thì ngay đó nhạc trưởng Khánh Hồng đã trân trọng kính mời và trao lại chiếc đũa điều khiển dàn nhạc để Lê Văn Khoa bước lên bục điều khiển chung khúc “Hymn To Freedom” (Ca Ngợi Tự Do) với giàn nhạc giao hưởng VAP cùng phần hợp ca cuả ban hợp xướng Ngàn Khơi.

Cuối cùng toàn thể nghệ sĩ tham dự trong chương trình đã cùng bước ra sân khấu để chung vui với nhạc sĩ Lê Văn Khoa đồng thời chào từ giã khán thính giả. Hầu như mọi người đều ở lại cho đến giờ phút chót và ra về trong mối lưu luyến, mãn nguyện với một đêm trình diễn âm nhạc hiếm hoi và đầy giá trị nghệ thuật của nền âm nhạc Việt Nam.