Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ASIA-52: HUYỀN THOẠI

LÊ MINH BẰNG

(THE LEGENDARY LÊ MINH BẰNG)

Những Dòng Nhạc Trôi Nổi Theo

Định Mệnh Quê Hương Và Đất Nước

 

TẠ XUÂN THẠC

 

Thật tuyệt diệu, sau khi gặt hái thành quả vượt bậc của bộ DVD ASIA-51 “Nhạc Vàng 30 Năm, Những Tình Khúc Sau Cuộc Chiến”. thì Trung tâm Asia lại chuyển tiếp một DVD Asia 52 “Huyền Thoại Lê Minh Bằng (the Legendary Lê Minh Bằng) thu hình tại thành phố Houston, một lần nữa Trung Tâm Asia lại được khán thính giả Houston nói riêng, trên khắp mặt địa cầu nói chung nhiệt liệt hưởng ứng, thưởng thức rồi khen ngợi. Mọi người đã theo dõi sự kết hợp của ba nhạc sĩ hàng đầu của nền âm nhạc Việt Nam: Lê Dinh, Minh Kỳ, Anh Bằng.

Thật là một sự ngẫu nhiên vì trong 3 nhạc sĩ thì mỗi vị tiêu biểu cho mỗi miền. Miền Nam (Lê Dinh), Miền Trung (Minh Kỳ), Miền Bắc (Anh Bằng). Sự kết hợp này thật hài hoà, và cả ba nhạc sĩ đều để nỗi lòng của mình trôi nổi theo định mệnh của quê hương và đất nước.

Vào năm 1954 khi đất nước bị chia đôi, nhạc sĩ Anh Bằng đã khóc thương cho thân phận của riêng mình và cũng thương cho định mệnh của đất nước mà TT Asia sẽ chọn và cho diễn ta qua bản nhạc”Nỗi Lòng Người Đi”, tâm sự của nhạc sỹ Anh Bằng.

Hôm nay 26 tháng 8 năm 2006, Trung Tâm Asia thực hiện chủ đề "Huyền Thoại Lê Minh Bằng" (The Legendary Lê Minh Bằng). Các tấm bích chương được dán khắp nơi, đọc lên nghe rất hấp dẫn, nhưng mọi người vẫn chưa hiểu dược tại sao lại là huyền thoại Lê Minh Bằng. Để rồi băn khoăn tự hỏi “huyền thoại Lê Minh Bằng là gì?!

Đúng ngày trình diễn, tôi đến rạp hát Hobby Center for The Performing Art trước nửa giờ theo chương trình ấn định, đã thấy số lượng khán giả khá đông đứng chờ ngoài rạp, hỏi thăm nhau về ca nhạc sĩ thì người ta bảo tất đã đến cả rồi và đang sửa soạn trong hậu trường và lại số nghệ sĩ đông đảo nhất kể từ trước cho tới nay (đúng theo sự quảng cáo bích chương của Trung Tâm Asia). Mặc dù các nhạc phẩm của Lê Minh Bằng đã được trình diễn rất nhiều lần khắp nơi ở hải ngoại suốt hơn ba mươi năm nay, nhưng có lẽ phần đông khán giả (kể cả giới trẻ đã sinh ra và lớn lên sau năm 1975) vẫn chưa biết thật rõ ràng, rành mạch về tác giả Lê Minh Bằng và những huyền thoại còn phủ kín chung quanh nghệ danh rất nổi tiếng này. Rồi tự hỏi Lê Minh Bằng là ai? Một người hay nhiều người?

Ai trong chúng ta cũng đều biết vào năm 1954 cả triệu người từ miền Bắc đã rời bỏ nơi chôn nhau cắt rốn một cách khổ đau để trốn tránh chế độ Cộng sản bạo tàn, phải gạt nước mắt di cư vào miền Nam tìm tự do nên nghe bài hát dạo đầu của chương trình Nỗi Lòng Người Đi thì như sống lại ngày xa xưa ấy nên nhiều người hiện diện trong rạp đã mắt hoen lệ nhoà.

oOo

 

Bài Đêm Nguyện Cầu mở đầu cho chương trình, hoạt cảnh do Thanh Lan đóng vai

Ma Sơ, tiếng hát cất lên nghe thật não nùng đứt nuột, như những tiếng khóc than van nài Thượng Đế hãy thương xót dân lành VN cho đến nay đã trên nửa thế kỷ rồi mà dân ta vẫn còn quằn quại thương đau dưới gông cùm Cộng sản. Chỉ cách nay mấy năm không xa, cảnh người dân Thái Bình bị cán bộ CS ức hiếp, chiếm đất đuổi nhà, cướp cạn tài sản dân nghèo khiến người dân lành không chịu nổi, phải khăn gói lên đến tận thủ đô Hà Nội khiếu tố với cấp chính quyền trung ương, mặc dù phải chịu cảnh thiếu thốn đói khát, nắng mưa hành hạ, ăn chực nằm chờ, vất vưởng ngay trong các phố chợ hay công viên, với một ước vọng nhỏ nhoi là mong được cấp trên để ý đến sự việc bất công mà giải quyết . Ai ngờ chính sách thi nhau đạp lên đầu dân đen chính là chủ trương của Cộng Sản. Nạn nhân dân đen thấp cổ bé miệng bị hà hiếp tận xương tuỷ chỉ còn cách ngước mặt lên trời van xin cho đỡ tủi lòng.

Khi nghe Đêm Nguyện Cầu như nức nở của nhạc sĩ Lê Minh Bằng thật cảm động, hình như nước mắt ai tuôn trào . . .


Thượng Đế hỡi có thấu cho Việt Nam này

Nhiều sóng gió trôi dat lâu dài.

Từng chiến đấu tiêu diệt quân thù bạo tàn.

Thượng Đế hỡi hãy lắng nghe người dân hiền.

Vì đất nước đang còn ưu phiền.

Còn tiếng khóc đi vào đêm trường triền miên.


Bản nhạc “Đêm Nguyện Cầu” mà MC Nam Lộc nói là phần mở đầu cho chương trình, đã làm cho khán thính giả say mê đắm đuối và cảm động, hứa hẹn cho cả một chương trình hấp dẫn và sôi động. MC Nam Lộc giải thích tại sao chương trình được mệnh danh là Huyền Thoại Lê Minh Bằng, đây là tên một người hay là của sự kết hợp của nhiều nhạc sĩ tài danh của nền âm nhạc Việt nam sau năm 54 của thế kỷ trước, kéo dài đến tận ngày hôm nay. Tiếp theo Leyna Nguyễn thật duyên dáng đã nói qua về sự gặp gỡ, kết hợp của ba nhạc sĩ tài danh Lê Dinh, Minh Kỳ và Anh Bằng đã gặp nhau trong lúc vận nước khổ đau, phân ly, Bắc Nam chia lìa, họ đã sáng tác hằng trăm ca khúc về đất nước, về quân đội, về nhiều chủ đề khác nữa nên đã tạo cho vườn hoa nhạc Lê Minh Bằng muôn phần quyến rũ. Tuỳ theo hoàn cảnh mà họ đã dùng rất những bút hiệu khác nhau như Mạc Phong Linh, Mai Quốc Lĩnh, Vũ Chương, Dạ Cầm, Dạ Ly Hương, Mai Bích Dung v.v.

Người nhạc sĩ được nhắc đến đầu tiên là Lê Dinh, ông là một công chức mẫu mực, thứ đến là Anh Bằng, nhà soạn nhạc tình tứ lãng mạn. cuối cùng là nhạc sỹ Minh Kỳ, ông theo nghiệp nhà binh ngành Cảnh sát, cấp bậc cuối cùng cho đến tháng Tư Đen 1975 là đại uý. Ba người nhạc sĩ tài hoa này đã kết hợp với nhau từ năm 1966 cho đến 1975 thì vì hoàn cảnh đất nước họ phải tan hàng. Tuy chi hoạt động với nhau vỏn vẹn có 9 năm trời ngắn ngủi, nhưng ít ai dám phủ nhận công lao to lớn của họ trong nền âm nhạc Việt Nam, cũng không ai chối bỏ được ảnh hưởng sâu rộng của họ đối với nền âm nhạc hiện hành. Khi miền Nam sụp đổ tháng 4-1975 thì nhạc sĩ Anh Bằng may mắn di tan được sang định cư tại Hoa Kỳ, nhạc sĩ Lê Dinh vượt biển vào năm 1978 được tầu Nhật vớt, sau đó gia đình ông được định cư tại Canada. Riêng đại uý Minh Kỳ thi bị cộng sản bắt đi tù mệnh danh là học tập cải tạo, và ông đa qua đời một cách không rõ ràng minh bạch chỉ sau vài tháng kể từ ngày bị bắt, ông mất vào tuổi 45, để lại vợ và 9 người con. Tin ông chết bị nhà cầm quyền Cộng sản dấu nhẹm, mãi đến hơn một năm sau bọn cán bộ mới thong báo cho gia đình người xấu số đến để tìm nơi chúng vùi dập xác ông một cách tàn nhẫn. Khúc phim video clip được chiếu lại diễn tả những tình tiết éo le về cái chết của ông, những tình cảm thân thương và những giọt nươc mắt của những người trong gia đình đã làm rất nhiều khán giả hiện diện xụt xùi giọt lệ.

Nhạc sỹ Minh Kỳ sinh năm 1930, và trưởng thành ở Nha Trang nên những sáng tác phần lớn nói về quê hương Nha Trang của ông, một số bài khác ông lấy đề tài về Huế, vì theo gia phả của hoàng triều nhà Nguyễn ở Huế thì ông là cháu đời thứ năm của vua Minh Mạng, chính vì sự quyến luyến, thân thích Hoàng tộc mà ông đã sáng tác ra những bài về Huế thật trữ tình và xúc tích, bài Mưa Trên Phố Huế đã được nhiều người ưa thích.

Nhạc phảm Nha Trang của ông được danh ca Hà Thanh lần đầu tiên xuất hiện sau những năm vắng bóng hát cùng với đôi song ca Phương Thảo và Ngọc Le rất hay và cảm động.

Nói đến đôi song ca này, tôi xin mượn mấy dòng mà nhà văn Việt Hải đã viết về họ được trích đoạn như sau:

“Theo tạp chí People có bài viết về một cô bé Việt Nam. Chuyện ban đầu thương tâm, nhưng đọan cuối cho thấy nỗi hạnh phúc của tình phụ tử. Vào chiều 29/4/1975, cô bé 7 tuổi Phương Thảo sống thị xã Sa Đéc nhỏ bé của mình lại nhốn nháo một cách khác thường trong hoang mang. Sáng ngày 30 khi thức dậy, cô nghe thấy hai chữ “giải phóng”. Hai chữ ấy đã mang đến những thay đổi lớn lao trong cuộc đời cô gái Việt lai Mỹ, thuở nhỏ cô đơn, lạc lỏng giữa chúng bạn với cái tên “Mỹ lai”. Ngày 30/4/1975 thì cô bé lại được ông bà ngoại dẫn đi trốn bên nhà dì, đợi khi tình hình ổn định mới quay về. Những cô nhỏ bạn hồi ấy đã trốn ba mẹ đi coi Việt cộng, về kể lại: “Thấy Việt cộng đội nón tai bèo là trùm mền”.

Vượt qua tất cả những năm tháng khó khăn gánh vác gia đình cùng mẹ và người em khác cha, cô gái ấy đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng, Phương Thảo. Và nhờ giọng hát nổi tiếng này, Phương Thảo tìm lại được người cha ở bên kia bờ đại dương, sau 28 năm xa cách. Ngoài ra, Phương Thảo cũng đã từng xuất hiện trên chương trình rất nổi tiếng 20/20 với Barbara Walters của đài ABC qua câu chuyện “Tìm Cha” (Looking For Daddy) mà Asia-51 cho trình chiếu video clip.

Tôi cũng xem trong một bài báo phỏng vấn, Phương Thảo tâm sự về những ngày xa xưa:

“Thuở nhỏ, Thảo đã không sống gần mẹ, chỉ sống với ông bà, đã phải luôn luôn quay đi khi trông thấy những đứa bé như mình được ba mẹ dắt đi trên đường, bị chọc hoài là ‘Mỹ lai’. Có lẽ vì thế mà Thảo luôn sống thu mình lại trong một cảm giác cô đơn, đi ra đường thì lưạ những chỗ ít người mà đi...”

Phương Thảo kể tiếp về người cha Mỹ như sau:

“Năm 1967 ông từng làm cố vấn ở huyện Hoà Long, tỉnh Sa Đéc, đến năm 1968 về nước, lập gia đình nhưng lại không có con. Cuộc tìm kiếm thực ra ban đầu rất mong manh. Hồi đó là năm 1990, ông Thomas Bass, một nhà báo Mỹ đang thực hiện đề tài về những đứa con lai tại Việt Nam, qua giới thiệu có tìm gặp Thảo. Ông đã lục tìm hồ sơ ở khắp 20 tiểu bang, đến năm 1993, có một cú điện thoại báo cho Thảo biết đã tìm thấy ba. Điều đầu tiên ba viết trong lá thư gửi về là ông bị sốc lớn khi biết mình có một đứa con và lại là đứa con ở Việt Nam. Ông kể những ý thích của mình: yêu súc vật, yêu thiên nhiên, tính hài hước..., tất cả đều giống Thảo. Chỉ có điều ông ngạc nhiên là bên nhà ông không ai có giọng hát cả. Năm 1996 về lại Việt Nam, một trong những từ tiếng Việt đầu tiên ông nói là “nước mắm”, ông về thăm lại Sa Đéc và kinh ngạc về sự thay đổi ở đây. Ông không chịu ở khách sạn mà muốn về nhà ở cùng vợ chồng Thảo. Niềm vui nhat của Thảo khi tìm thấy ba là để bé Na Na cũng có ông bà ngoại như những đứa trẻ khác, không như Thảo ngày xưa.”.

Sau sự hạnh phúc tìm lại người cha, Phương Thảo đề cập đến hạnh phúc hôn nhân của mình: “Thảo hát từ khi còn nhỏ. Trong những lúc cô độc nhất, vất vả nhất, đấy chính là chỗ dưạ tinh thần lớn nhất và gần như duy nhất. Nhờ ca hát mà Thảo tìm được cha mình, tìm được tình yêu và hạnh phúc ngày hôm nay... Năm 1989, anh Ngọc Lễ gap Thảo khi ấy, anh là trưởng ban nhạc tại phòng trà Cửu Long. Ai Cho Em Tình Yêu là bài hát đầu tiên anh Lễ viết cho Thảo dự thi “Giọng Hát Hay Thành Phố” và đoạt giải Ba . Nhưng mỗi người lúc ấy đều đã và sắp có một cuộc sống gia đình riêng. Và rồi tất cả đều tan vỡ. Cuộc hôn nhân đầu tiên khiến Thảo sa sút tinh thần cực độ, còn sự nghiệp thì dậm chân tại chỗ. Năm 1993, hai người gặp lại nhau và ngay lập tức đã nghĩ rằng không thể xa rời. Tình yêu đã khiến chúng tôi nhìn thấy con đường đi riêng cho mình, anh Lễ thì cố gắng viết hay cho người yêu hát, còn Thảo cũng không nôn nóng, phải tập cho thành công mới thôi... Trải qua những đổ vỡ, Thảo càng quy những gì mình đang có. Từ nhỏ, Thảo đã mơ một cuộc sống gia đình có cha, mẹ, con cái và cả hai đều cố gắng cho con mình có những gì mình không có. Chúng tôi là hai người giống nhau, đều yêu cuộc sống gia đình và tự làm cac việc trong gia đình.”

Đó là câu chuyện về người con gái mang hai dòng máu, may mắn sau cùng tìm được cha mình và được gặp người phối ngẫu, cùng đồng nghiệp và chửng chạc về quan niệm hôn nhân. Điểm đặc biệt là Ngọc Lễ sáng tác nhạc và Phương Thảo ca nhạc Ngọc Lễ. Asia-51 trình chiếu bài nhạc Xe Đạp của Ngọc Lễ, qua ba giọng ca Phương Thảo, Ngọc Lễ và Thùy Hương.

Về nhạc sĩ Lê Dinh: MC Việt Dzũng đã cho biết: Nhạc sĩ Lê Dinh sinh năm 1934, tiêu biểu cho người miền Nam, ông là một công chức hiền hoà cần mẫn, ông đã sáng tác rất nhiều bản nhạc tình cảm như Tình Yêu Trả Lại Trăng Sao, và những bài ca về miền đất mà ông đã sống. Bài Hà Tiên được ông viet vào năm 1964 tả lại cảnh êm đềm của nếp sống thanh bình và hiền hoà của miền Nam lúc đó.

Bài ca Bóng Đêm ông đã viết với nhạc sĩ Anh Bằng vào năm 1963 đã được ca sĩ Thái Doanh Doanh và Dalena một ca sĩ người Mỹ hát tiếng Việt thật nhuần nhuyễn, đã lần lượt diễn tả mối tình của em gái hậu phương với anh lính chiến thật đậm đà thắm thiết:

...

Em viết thư xanh gửi đến một người …

Từ khi xa cách lòng nhớ khôn nguôi

Em đã viết tên anh vào áo gối .....

Chúng ta được biết ca sĩ Thái Doanh Doanh là con của hai nhà thơ nổi tiếng Thái Tú Hạp và Ái Cầm, cô ca sĩ Thái Doanh Doanh trẻ đẹp, lại thật duyên dáng đã cất lên tiếng hát trước, rồi sau đó đến phien Dalena hát tiếp theo sau rất nhịp nhàng ăn khớp, làm khán thính giả say mê theo dõi.

MC Leyna Nguyễn, với một giọng nói miền Trung pha lẫn với giọng nói của người con gái trưởng thành trên đất Mỹ thật duyên dáng cùng vơi Trịnh Hội và Việt Dzũng đã cho chúng ta biết lai lịch của bài hát Nỗi Lòng Người Đi do nhạc sĩ Anh Bằng sáng tác: Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám… Nhưng thực ra lúc đó ông đã hai mươi tám tuổi rồi, nhưng ông coi như mới có 18, bớt đi 10 tuổi để bài hát đươc tình tứ và duyên dáng hơn.

Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu

Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói tan theo mây chiều

Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ

Ai đứng trông ai ven hồ khua nước trong như ngày xưa

Tôi xa Hà Nội năm em mười sáu xuân tròn đắm say

Đôi tay ngọc ngà dương gian, tình ái em đong thật đầy ...

Rồi từ bài thơ "Cần Thiết" của thi sĩ Nguyên Sa, nhạc sĩ Anh Bằng đã sáng tác bài Nếu Vắng Anh, khi bài hát này được cho ra đời và phổ biến rộng rãi, thì tình cảm giữa các anh lính chiến và em gái hậu phương càng nồng nàn thắm thiết nên đã được hát đi hát lại rất nhiều lần trên các đài phát thanh Quốc Gia cũng như đài phát thanh quân đội, và đài truyền hình số 7 và số 9 thời bấy giờ.

Nếu vắng anh ai dìu em đi chơi trong chiều lộng gió.

Nếu vắng anh ai đợi chờ em khi sương mờ nẻo phố.

Nếu vắng anh ai đon em khi tan trường về,

kề bóng em ven sông chiều chiều,

gọi tên người yêu.

Bài hát Linh Hồn Tượng Đá mà các nhạc sĩ Lê Minh Bằng sáng tác được ký tên Mai Bích Dung về lai lịch của chúng cũng thật là kỳ thú. Số là ba chàng nhạc sĩ một hôm cùng đi lang thang trên bãi biển Vũng Tàu, thời gian vào khoảng năm 68-69 thì tình cờ gặp dược ba cô gái xinh tươi, sau khi tán tỉnh làm quen được với các nàng, biết tên từng người một, là cô Mai, cô Bích và cô Dung thì ba chàng nhạc sĩ mời 3 cô đến môt quán sang trọng vào bậc nhất Vũng Tầu, đãi các cô một chầu no nê rồi… chia tay. Từ đó tất cả không còn gặp nhau nữa nên 3 chàng nhạc sĩ đâm nhớ nhung và nhờ đó bài hát Linh Hồn Tượng Đá được sáng tác để rồi lấy tên ba nàng ghép lại thành bút hiệu: Mai-Bích-Dung tức là Lê Minh Bằng. Bài hát này được diễn tả bằng hai giọng ca thật điêu luyện của nam ca nhạc sĩ Khải Tuấn và Minh Thông.

Tiếp theo đó bài Cánh Buồm Chuyển Bến và Chuyến Tàu Hoàng Hôn do ca sĩ Phương Dung, “Con Nhạn Trắng Gò Công” đồng hương với nhạc sĩ Lê Dinh trình bày và tiếp theo đó là tiếng hát liêu trai Thanh Thuý.

Có những canh buồm lạc hướng tâm hồn dạt sóng đi xa

Lênh đênh sông hồ về bến mong chờ từ bao năm qua

Sao đi đi mãi không lạnh con tim

Cho đây thương đấy, bao giờ thôi quên

Ai nhớ thương ai trong giấc êm đềm tha thiết gọi tên....

Qua một đoạn video clip ngắn, nhạc sĩ Anh Bằng thổ lộ tâm tình rằng, vào thời đó hai ông chóp bu lãnh đạo miền Nam Việt Nam không có tinh thần đoàn kết, nhưng các cơ quan truyền thông và báo chí thì sợ liên lụy tù đày nên không dám khuyên can trên báo chí, cho nên Anh Bằng đã quyết định sáng tác bài Huynh Đệ Chi Binh để hy vọng thức tỉnh họ đoàn kết lại trong giai đoạn rất cần sự đoàn kết, đấu tranh với chủ nghĩa ngoại lai Cộng sản vô luân. Bài Huynh Đệ Chi Binh do “lắc ca” Mai Lệ Huyền (MLH) hát. Chính MLH cũng thú nhận từ nhỏ đến bây giờ bất cứ lúc nào ra sân khấu là nàng phải lắc phải giật mới nghe, bởi vì khán thính giải thích được coi MLH nhúng nhẩy khi hát, nhất là trước đây các anh lính chiến lại càng thích MLH nhún nhảy trong chiếc váy soa-rê thật ngắn, lúc mà MLH đứng hát chung với cố ca sĩ Hùng Cường. Cô còn cho biết thêm rằng có một lần trên chiến trường Quảng Trị, cô và ca sĩ Hùng Cường được máy bay trực thăng chở tới, khi trực thăng định đáp xuống thì một loạt đạn … tạch tạch tạch bắn lên, làm phi công lại phải lái trực thăng bay lên cao tránh lằn đạn, chờ khi im tiếng súng, trực thăng mới lại đáp xuống. Lần đó các anh em chiến sĩ thật vui khi được nghe MLH & HC hát. Đó là một kỷ niệm khó quên trong đời mà MLH đã kể để khoe với khán thính giả của Trung tâm Asia ngày hôm nay.

Huynh đệ chi binh là gì đó anh Hai ?

Huynh đệ chi binh là là huynh đệ chi binh… a la la

Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính

Thương nhau khác chi nhân tình

Từ người deuxième cùi bắp

Và rồi đi lên thượng cấp đều là huynh đệ chi binh

Lúc sống có nhau là huynh đệ chi binh

Lúc chết có nhau là huynh đệ chi binh

Sống chết có nhau là huynh đệ chi binh… a la la la

Huynh đệ chi binh là mình cùng chung đời lính

Thương nhau khác chi nhân tình

Từ người deuxième cà cuống

Và rồi đi lên Ðại Tướng đều là huynh đệ chi binh....

. . .

Hơn 100 ca khúc mà Lê Minh Bằng viết cho đất nước, cho quân đôi, và cho nhạc tình, dã ký nhiều bút hiệu như Mạc Phong Linh, Mai Quốc Lĩnh, Mai Quốc Trung, Vũ Chương , Da Cầm, Dạ Ly Hương v.v. qua những dòng nhạc nổi trôi theo định mệnh quê hương và đất nước thật đúng là một kết hợp tuyệt diệu của nền âm nhạc Việt Nam.

Một bài thơ Hoa Học Trò của nhà thơ Nhất Tuấn sáng tác vào năm 1962 hay 63 , và nhac sỹ Anh Bằng phổ nhạc vào năm 1965 với tên là “Bây Giờ Còn Nhớ Hay Không” do hai ca sỹ Nguyên Khang và Diễm Liên song ca:

…. bây giờ còn nhớ hay không,

anh đem cánh phượng tô hồng má em...

Môt sáng tác mới nhất của nhạc sĩ Anh Bằng viết về Mẹ là bài Khóc Mẹ Đêm Mưa. Theo tâm sự của Anh Bằng kể trong một đoạn video skip đã kể rằng mặc dù ông mất mẹ năm 14 tuổi, chưa được hưởng tình yêu của mẹ, nhưng ông nói cang về già càng cảm thấy tình mẹ là nhất trên đời này cho nên ông sáng tác bài này và coi là đắc ý nhất đã do ca sỹ Đặng Thế Luân trình diễn.

Tiếp đó MC Nam Lộc đã mượn bài hát này để tặng bà Mẹ của ông đã về bên kia thế giới sau khi làm đầy đủ bổn phân người Mẹ với 11 đứa con (NL có cả thảy 11 anh chi em).

Chưa hết, huyền thoại LMB còn phải kể đến 3 miền đất nước, Anh Bằng sáng tác những bài nói về Hà Nội, Minh Kỳ người miền Trung thì sáng tác những bài về Nha Trang, về Huế, còn Lê Dinh là người miền Nam sáng tác những bài Thương Về Gò Công, Về Thăm Mỹ Tho v.v. và đặc biệt Hà Tiên, một địa danh về dòng sông có những nàng tiên xuống tắm mát, sau đó lại bay lên trời nhảy múa ca trên miền tiên cảnh. Trong khi đó hạ giới thì có Lăng Mạc Cửu nằm bên con Voi Phục, có Hòn Phụ Tử chỉ cách bờ chừng trăm thước dưới trời bát ngát mênh mông, nhưng vào trung tuần thang 7 năm 2006 vì không được săn sóc cho nên hòn con đã sụp. Hà Tiên đã là nơi Gia Long đã ẩn náu trốn tránh khi nhà Tây Sơn còn quyền hành, người ta ngờ rằng ở đâu đó nơi đây còn chôn dấu những kho tàng của nhà Nguyễn mà chưa được tìm thấy.

Quý khán giả hiện diện được thưởng thức bài Hà Tiên qua tiếng hát Ngọc Huyền, người ca sĩ sinh ra và lớn lên tại Việt Nam:

. . .

Tôi nhớ hoài một chiều dừng chân ghé qua thăm miền ước mơ

Hà Tiên mến yêu đẹp như xứ thơ xa cách tôi còn nhớ

Nhớ ghi muôn đời nước trời biển mơ

xanh xanh màu ánh mắt em gái chiều năm xưa

như vấn vương ai trên bến chiều xa vắng năm tháng còn ngẩn ngơ


Hà Tiên ơi, đây miền xinh tươi như hoa gấm trong đời

Hà Tiên ơi, đây những bóng dừa xanh mát biển khơi


Tôi qua lăng Mạc Cửu, nằm trên con voi cùn

Tôi vô thăm Thạch Động, trời bát ngát mênh mông

Nghe chuông ngân chiều vắng như tiếng nói cô miên

xao xuyến tâm tư người ghé thăm Hà Tiên

Sau nửa thế kỷ dòng nhạc Lê Minh Bằng đã là một huyền thoại kết hợp hài hoà giữ 3 miền Nam Trung Bắc, tuy nhiên với định mệnh của đất nước nổi trôi, và như đã báo trước định mệnh khắt khe của nhạc sĩ Minh Kỳ một trong 3 nhạc sĩ mà Anh Bằng gọi là cái kiềng 3 chân, đã sáng tác ra hai bài Những Nấm Mộ Hoang và Trở Về Cát Bụi đã như một lời tiên tri cho nghịch cảnh. Bài ca này đã được ca sĩ Lâm Thúy Vân và Lâm Nhật Tiến trình bày

Sống trên đời này người giàu sang cũng như người nghèo khó.

Trời đã ban cho ta cám ơn trời dù sống thương đau

Mai kia chết rồi trở về cát bụi giàu khó như nhau

Nào ai biết trước số phận ngày sau ông trời sẽ trao

Này nhà lớn lầu vàng son

Này lợi danh, chức quyền cao sang

có nghĩa gì đâu... sao chắc bền lâu

như nước trôi qua cầu


Một đoạn video clip đặc biệt đáng ghi nhớ là Trịnh Hội đi tìm kiếm những văn nghệ sĩ kẹt lại khi đất nước bị chia đôi, nhưng vì họ có tinh thần bất khuất mà họ bị chế độ vùi dập đày ải một cách vô nhân đạo như Hồ Dzếnh, nhất là nhà thơ Hữu Loan.

Trịnh Hội kể lại rằng khi anh đi tìm nha thơ Hữu Loan, anh đã vào hỏi thăm ở “Hội Các Nhà Văn, Nhà Thơ” thì được trả lời “chết rồi”! Nhưng Trịnh Hội không tin, biết rằng ông còn sống, và nhất định phải tìm cho bằng được, cuối cùng anh đã gặp nhà thơ Hữu Loan, năm nay ổng đã 91 tuổi, coi người khắc khổ nhưng bản tính vẫn kiên cường như thuở nào. Ông kể lại rằng một ngày nọ, khi các văn nghệ sỹ được mời đến họp, nghe chỉ thị của đảng lúc đó có sự hiện diện của Hồ Chí Minh. Đang và Hồ Chủ Tịch bảo phải theo chỉ đạo khi sáng tác, và phải theo đường lối đã vạch ra. Trong khi các văn nghệ sĩ khác nghe thì im lặng, nhưng với Hữu Loan thì không, ông lớn tiếng cãi lại Hồ Chí Minh và bảo:“...như thế là văn nghệ một chiều, là văn hoá nô dịch...”; Và hậu quả là nhà thơ Hữu Loan đã kể lại ông bị đày đọa suốt 40 năm trời ròng rã với công việc thật nhọc nhằn là đập đá. Nghe như vậy xong, Trịnh Hội có hỏi nhà thơ Hữu Loan rằng nếu anh đem câu chuyện này phổ biến ra xứ ngoài thì bác Hữu Loan có sợ hệ lụy gì không, thì Hữu Loan trả lời không một chút đắn đo suy nghĩ, rằng: “cậu cứ việc phổ biến, vì 40 năm trời bị khổ nhục trần ai trong viec đập đá mà tôi còn chưa sợ nữa huống là bây giờ tôi đã bằng này tuổi…”. Những năm Hữu Loan bị đầy ải, vợ con ông phải về quê làm ruộng để sống, người vợ đảm đang của nhà thơ Hữu Loan cũng rất kiên cường, bà dứt khoát nói rằng thà bẻ bút vứt đi, không thèm viết nữa, không làm nô lệ cho ngòi bút bẩn thỉu.

Một sự kiện khác khá lý thú, ta chỉ cần đọc bốn câu thơ sau đây trong bài "Làng Tôi", được nhạc sĩ Anh Bằng phổ thành nhạc với đề tựa "Chuyện Giàn Thiên Lý" mà nhà thơ Yên Thao, vì ý thơ mà nhà thơ đã bị khiển trách rằng có tư tưởng lệch lạc, phản động.

 

... Em nhìn theo bằng nước mắt chia phôi.

Tôi mạnh bước mà nghe hồn nhỏ lệ

Này anh lính chiến, người bạn pháo binh

Mẹ tôi tóc sương từng đêm nghe đạn pháo rơi thật buồn

 

Anh rót cho khéo nhé, kẻo lầm vào nhà tôi

Nhà tôi ở cuối chân đồi

Có giàn thiên lý, có người tôi thương

 

Vì theo cộng sản đã lý luận rang pháo binh của chúng rót đâu trúng đó chứ làm sao mà rót lầm được. Vậy tư tưởng trong bài thơ trên ngụ ý rằng pháo binh của chúng kém cỏi hay sao mà rót lầm không trúng được mục tiêu (?). Dám nghĩ như thế thì không phải tư tưởng lệch lạc còn là gì nữa đây! Và chỉ thế đủ để người làm thơ bị ngờ vực về tư tưởng rồi!

Liên khúc Chuyện Hoa Sim, Chuyện Giàn Thiên Lý và Chuyện Tình Hoa Trắng của Kiên Giang, Yên Thao và Hữu Loan, Anh Bằng phổ nhạc đã được năm giọng ca: ba nữ (Băng Tâm, Ngọc Huyền, Y Phụng) với 2 nam (Đăng Thế Luân, Mạnh Đình) lần lượt trình bày thật linh động liên hoàn vui tươi. Mạnh Đình là người ca sĩ rất hợp và sở trường hát nhạc Lê Minh Bằng.

Phải công nhận rằng TT Asia có dầy công phái người đi sưu tầm những tài liệu mà hầu như không một trung tâm nào làm được vì vừa tốn công lại vừa tốn tiền, có khi một đoạn video dài mà chỉ lấy được một khúc phim chừng vài phút, trong khi đó phải tốn rất nhiều tiền bạc và công phu để chỉ lấy có vài phút như thế thì công trình biết là bao nhiêu mà kể.

Ta thấy thời gian gần 5 tiếng đồng hồ có lẽ không đủ để trình diễn những nhạc phẩm của bộ ba Lê Minh Bằng, nhiều chi tiết và những nhạc phẩm của họ đã được TTAsia cho trình làng. Khách thưởng ngoạn tham dự có dịp chiêm ngưỡng và thưởng thức những lời ca tiếng hát của những ca sĩ quen thuộc của hai thế hệ chuyển tiếp trong nghệ thuật âm nhạc, và phần nhạc đệm của âm nhạc, những màn nhảy múa của những vũ công trên sân khấu hí viện Hobby Center for The Performing Art.

Sau cùng, tôi thiết nghĩ những huyền thoại về LÊ MINH BẰNG đã được trình bày trung thực nhất, ý nghĩa nhất của những sự kiện đã qua. Để biết thêm chi tiết về buổi trình diễn âm nhạc thật hoành tráng và vĩ đại đã diễn ra tại Hobby Center for The Performing Art của thành pho Houston, quý vị hãy theo dõi DVD ASIA 52 sẽ ra mắt vào tháng 10- 2006.

 

TẠ XUÂN THẠC,

Houston, 09-2006.