Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

SÔNG LĂNG VÂN

VÀ CHUÔNG CHIÊU HỒN AI

 

THÁI TÚ HẠP

 

Trong thời gian cuối đời, nhà văn Mai Thảo hay tự khai mở những chuyến đi bất ngờ cùng khắp chân trời để thăm bằng hữu gần xa, có khi đến năm sáu tháng chúng tôi mới gặp anh một lần. Cảm giác lâu lâu mới gặp nhau đó bỗng dưng lại hiện đến nhân ngày giỗ đầu, khi chúng tôi đến thăm anh ở nghĩa trang Westminster, tại Vườn Vĩnh Cửu, trên đường Bolsa, gần khu Little Saigon. Đôi lúc, chúng tôi vẫn còn giữ cảm tưởng về sự vắng mặt của anh như một khoảng cách đi xa chưa về. Đứng trước mộ phần anh hôm nay, mới hiểu thực tế là anh đã lìa xa chúng ta vĩnh viễn. Chuyến du hành dài vô tận. Những kỷ niệm về anh được bằng hữu nhắc đến. Chẳng lẽ chúng ta không còn người anh văn nghệ nào trong cõi đời hư huyễn này giữ nguyên vẹn tấm lòng chân thành rộng lượng và nhiều cởi mở dễ thương như anh Mai Thảo? Sống đời có nhiều bạn bè quý mến, ra đi cả năm trời vẫn còn nhiều người mến thương đến thắp vài nén hương, mang đến vài cành hoa tưởng niệm, kể cũng “hài lòng nơi chín suối”. Những người đến viếng thăm anh sau cùng, Nguyễn Mạnh Trinh, Long Ân và chúng tôi đều đồng ý: Sở dĩ anh được nhiều người thương vì anh đã sống trọn tấm lòng với bằng hữu. Suốt đời anh quả thực là một cuộc rong chơi, thăm bằng hữu khắp bốn phương trời. Chắc nhờ chất liệu cảm hứng từ những chuyến du hành lãng tử đó, anh đã hình thành nhiều tác phẩm giá trị.

Mới hôm qua, đưa con vào thư viện Monterey Park, tình cờ bắt gặp cuốn sách The Old Man And The Sea của Ernest Hemingway. Cuốn sách tôi đã có dịp đọc cách đây gần ba mươi năm trước. Một thời tôi đã từng say mê những tác phẩm của nhà văn Mỹ vĩ đại thế kỷ 20 này. Ông cũng là nhà văn rong chơi khắp nơi, suốt cả một đời không thấm mệt. Nơi viễn xứ, Ernest Hemingway cũng mang tâm trạng cô đơn lạc lõng tận cùng như nhà văn Mai Thảo. Những hiện tượng bi thảm đó, chúng ta có thể tìm thấy trong những tác phẩm của E. Hemingway như Mặt Trời Vẫn Mọc, Giã Từ Vũ Khí, Cái Chết Trong Chiều, Hạnh Phúc Ngắn Ngủi Của Macomber, Tuyết Trên Đỉnh Kilimanjaro, đến Chuông Chiêu Hồn Ai và nhất là sự phấn đấu đơn độc nhưng không bao giờ chịu thua hay tuyệt vọng trong tác phẩm đã đưa ông lên đài vinh quang bằng giải thưởng Nobel năm 1954, Ông Già Và Biển Cả.  Nhưng đối với Ernest Hemingway, giải thưởng cao quý giá trị về văn chương bậc nhất mà bất cứ nhà văn nào trên thế giới đều mơ ước chiếm đoạt, thì ông vẫn không tạo nên điều kiện tâm lý hạnh phúc, nỗi cô đơn vẫn âm ỷ nẩy mầm càng ngày càng phủ ngập tâm hồn ông. Cái tâm trạng Lưu Nguyễn đến Thiên Thai, không còn mơ ước Thiên Thai.  Cũng giống như anh chàng ngồi trong vườn, bên hoa với vợ con nhìn ngàn sao lấp lánh trên bầu trời, mơ ước có đôi cánh bay lên thăm Nguyệt Điện Hằng Nga. Đến một ngày nào đó, anh được chọn vào phi hành đoàn lên thám hiểm cung trăng và phải ở trên đó vài tháng để nghiên cứu nhiều vấn đề liên quan đến khoa học và cứ mỗi đêm nhìn về địa cầu, anh đau khổ vì da diết nhớ đến vợ con, bằng hữu và nhân   loại.  Cho đến khi anh thực sự quay về trái đất, anh mới cảm thấy chưa có hạnh phúc nào vĩ đại bằng vòng tay ôm của vợ con, và anh yêu trái đất này vô cùng vì đã cho anh tình thương và anh không còn cảm giác cô độc.  Tất cả danh lợi chỉ là vô nghĩa, chẳng khác gì bộ xương trắng dài của con cá kình trên bờ biển chờ sóng kéo ra khơi. Không biết có phải vì triết lý sâu xa về thân phận cô đơn của con người mà Ernest Hemingway đã giã từ cuộc đời bằng chính phát súng của mình. Tất cả cũng chỉ là bóng câu qua cửa sổ. Chỉ còn lại sống mãi trong ký ức người Việt khắp nơi những Đêm Giã Từ Hà Nội, Tháng Giêng Cỏ Non, Bầy Thỏ Ngày Sinh Nhật, Mười Đêm Ngà Ngọc, Sống Chỉ Một Lần, Để Tưởng Nhớ Mùi Hương... Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền... của nhà văn, nhà thơ Mai Thảo. Và xa hơn trong ký ức nhân loại, những tác phẩm tuyệt vời như Chuông Chiêu Hồn Ai, Giã Từ Vũ Khí, Ông Già và Biển Cả... của Ernest Hermingway...  Đúng là “Một thời để yêu và một thời để chết!”, nói theo giọng điệu của Hermann Hess. 

Chúng ta luôn luôn hoài nghi về sự hiện hữu giữa cõi ta bà này. Đến từ đâu và ra đi về đâu trong cõi trùng trùng duyên khởi. Cái bóng đầy sắc màu đã quyến rũ ta.  Những lời mật ngọt đã lôi cuốn ta.  Những lợi danh đã phủ dụ ta và xô ta rơi ngã trên những bờ vực thẳm. Có được như một giai thoại về thiền sư Vô Căn (Ryokan) thì quá hạnh phúc tuyệt vời.  Kẻ trộm viếng thiền thất của thiền sư trong khi thiền sư đi vắng.  Kẻ trộm vô cùng thất vọng vì thiền thất không có vật gì quý giá để lấy, cuối cùng đành phải quay ra cổng, bất ngờ gặp lúc thiền sư trở về, nhìn thấy vẻ thất vọng hiển lộ trên khuôn mặt kẻ trộm, thiền sư Vô Căn không chần chờ suy nghĩ vội cởi bộ áo đang mặc trên người trao cho kẻ trộm. Qua vài giây phút, vừa ngỡ ngàng, vừa kinh ngạc, nhưng không quên giựt bộ áo chạy thoát ra cổng chùa. Thiền sư Vô Căn nhìn theo mỉm cười và từ tốn ngồi với mình trần  trên phiến đá trước Thiền tự ngắm ánh trăng đang lồng lộng tỏa sáng khắp cảnh chùa. Thiền sư Vô Căn chạnh nghĩ đến kẻ trộm buột miệng than: Tội nghiệp quá, giá chi mình lấy được mảnh trăng thơ mộng này cho hắn thì hay quá...

Khi tâm không còn vọng ngã là lúc tâm thanh tịnh lắng đọng hoàn toàn. Cái tâm trạng của Đường Tăng Tam Tạng khi đứng trên thuyền Bát Nhã nhìn thấy xác mình trôi dật dờ dưới giòng sông Lăng Vân và tự hỏi xác ai trôi đó?  Lý trí thực sự đã hủy diệt theo dòng thời gian, nghiệp chướng cũng không còn theo đuổi khi qua bến bờ bên kia. Và Đường Tăng Tam Tạng chợt ngộ thấy mình nhẹ như bông.  Những trang kinh gió cuốn dập dìu như bướm trắng trên giòng sông hiện thực cuộc đời...