Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

NƠI CHỐN TRỞ VỀ

 

THÁI TÚ HẠP

 

Tôi không nhớ tên nhà phân tâm học Đông Tây nào đã nhận xét về hiện tượng diễn biến đời người: tuổi trẻ vươn tới tương lai, tuổi già quay về dĩ vãng. Có thể nhận xét này rất chí lý vì nếu tuổi già cứ xông tới tương lai chỉ có nước lên đồi hồng. Trong thời gian gần đây chính tôi đã cảm thấy dĩ vãng cứ lờn vờn trong trí tưởng. Qua một dốc đồi xanh cỏ non tôi tưởng chừng như mình dạo qua một nơi chốn quen thuộc ở Đà Lạt. Đi qua một góc phố ở Los Angeles mình tưởng chừng như đang dạo Sài Gòn, Đà Nẵng ngày xưa... Buổi trưa im nắng trong vườn, tiếng chim Cu gù trên cành phong tưởng như mình đang ở Kỳ Sơn, Ái Tử, Kim Bồng, Hội An. Buổi chiều mặt trời đỏ bồng bềnh trên sóng nước gợi nhớ Vũng Tàu, Thuận An, Quy Nhơn một thuở nào nồng nàn thương mến... Hiện tượng của tuổi già. Hãy ngồi im trong hiên nắng nghe chút nhạc êm dịu của Chopin, Mozart, Beethoven, Strauss... những giọt đàn dương cầm rơi trên từng chiếc lá đong đưa trong làn gió nhẹ. Hiện tượng của tuổi già. Một mình lên núi “hú dài với hư không” như thiền sư Không Lộ.

 

Trạch đắc long xà địa khả dư

Dã tình chung nhật lạc vô dư

Hữu thời trực thượng cô phong đỉnh

Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư

 

Đất kia rồng rắn là nhà

Suốt ngày vui thú đậm đà tình quê

Leo lên đỉnh gió bốn bề

Hú dài một tiếng lạnh về hư không.

(Võ Đình)

 

Chỉ còn lại mình ta với mênh mông đất trời. Một cõi riêng ta. Không nói với người được thì nói với chính ta. Công án đầu tiên Bích Nham Lục đã mở ra những trang văn học Thiền sâu sắc rạng rỡ. Con đường đi vào thế giới nội tâm sâu thẳm nhất. Con đường Đạt Ma bỏ lên Thiếu Thất ngồi diện bích suốt ròng rã chín năm để đi vào cõi tịch lặng Chân Như. Đó là hiện tượng tuổi già.

.

Khi được tin nhà văn nữ Marguerité Duras từ trần tại Pháp đăng tải trên New York Times, tôi vội vã đến thuê cuốn phim “Người Tình” về xem. Nội dung đề cập đến một cô gái Pháp xuất thân từ một gia đình nghèo khó ở miền Nam Việt Nam tình cờ gặp chàng trai Việt gốc Hoa giàu có và cuộc tình bén lửa từ chuyến xe quá giang ở Bắc Mỹ Thuận về đến Sài Gòn. Ngày tháng tràn ngập hạnh phúc về dục tính nhiều hơn thơ mộng lãng mạn. Cuốn sách người ta tin rằng chính cuộc đời thanh xuân của tác giả khi bà sống với gia đình ở Việt Nam. Bà Duras tên thật Marguerite Donnadieu sinh tại Gia Định năm 1914, thân phụ bà mất khi bà vừa lên 4 tuổi. Cuốn sách Người Tình “The Lover” đã bán hơn hai triệu ấn bản trong thời gian ngắn. Bà Duras đã từng đoạt giải Prix Goncourt, giải thưởng được đánh giá cao của nước Pháp về văn học. Ngoài tác phẩm The Lover, bà còn nhiều cuốn khác cũng danh tiếng không kém. Bà Duras mất tháng 3 vừa qua, hưởng thọ 81 tuổi và bà được rất nhiều thân tín bằng hữu trong mọi giới chính trị văn học nghệ thuật Paris tiễn đưa đến nơi an nghỉ cuối cùng. Bà đã dành suốt tháng năm tuổi già để viết về dĩ vãng, về một thời vang bóng ở Việt Nam với tình yêu và kỷ niệm. Xem qua cuốn phim The Lover tôi cảm thấy bà có lý vì ít ra bà cũng dám nói lên tất cả nỗi đam mê bốc lửa của tuổi trẻ. Và bà đã cương quyết bỏ đi đúng lúc. Cho đến tuổi già bà mới viết lại. Dù sao bà cũng gợi cho tôi nhìn thấy lại thành phố Sài Gòn dưới thời Pháp thuộc.

Cái vô lý nhất là mình tự chối bỏ chính mình. Cho dù trái đất đã quá già trên 4.5 tỷ năm nhưng vẫn còn cho ta thơm tho hoa lá cỏ, tiếng chim vẫn hót líu lo trong vườn cây. Những cánh hoa vừa mới nở. Tất cả y như mới mẻ đối với ta khi vừa thức dậy. Tản Đà vẫn mới với “Cửa động, đầu non, đường lối cũ. Nghìn năm thơ thẩn bóng trăng chơi”. Hàn Mặc Tử với Mùa Xuân Chín “Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi. Hổn hển như lời của nước mây. Thầm thì với ai ngồi dưới trúc. Nghe ra ý vị và thơ ngây...” Hay “Bữa nay lạnh mặt trời đi ngủ sớm...” trong Tương Tư Chiều của Xuân Diệu. Nồng nàn hơn trong thơ Vũ Hoàng Chương:

 

Hãy buông lại gần đây làn tóc rối

Sát gần đây, gần nữa cặp môi điên

Rồi em sẽ dìu anh trên cánh khói

Đưa hồn say về tận cuối trời quên...

 

Cho đến bây giờ lưu lạc xứ người, Thâm Tâm vẫn ở trong tôi nguyên vẹn bài thơ Tống Biệt Hành:

 

Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng?

Bóng chiều không thắm không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong

Đưa người ta chỉ đưa người ấy

Một giã, gia đình một dửng dưng

Ly khách, ly khách con đường nhỏ

Chí lớn chưa về bàn tay không

Thì không bao giờ nói trở lại

Ba năm mẹ già cũng đừng mong

Ta biết người buồn chiều hôm trước

Bây giờ mùa hạ sen nở nốt

Một chị hai chị cũng như sen

Khuyên nốt em trai dòng lệ sót

Ta biết người buồn sáng hôm nay

Trời chưa mùa thu tươi lắm thay

Em nhỏ thơ ngây đôi mắt biếc

Gói tròn thương nhớ chiếc khăn tay

Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực

Mẹ thà coi như chiếc lá bay

Chị thà coi như là hạt bụi

Em thà coi như hơi rượu say

 

Tôi không tin những bài thơ đầy rung động tuyệt vời đến như thế, có thể bị mai một hay quên lãng trong những thế hệ kế tiếp còn cưu mang hồn tính dân tộc ở hải ngoại. Không phải chỉ trong Tống Biệt Hành của Thâm Tâm mà tên tuổi hàng hàng lớp lớp thi nhân Việt Nam thể hiện qua thi phẩm những góc cạnh trung thực rung động của hồn mình, mang sắc thái nguyên ủy của giá trị nghệ thuật vẫn được xem như những viên ngọc quý vượt qua thời gian. Chúng ta cũng đừng ngạc nhiên Lưu Nguyễn từ bỏ Thiên Thai về trần. Nhà văn đã từng đoạt giải Nobel Aleksandr Isayevich Solzhenitsyn từ bỏ đời sống tiện nghi để trở về an nghỉ trên quê hương yêu dấu.

Trở về cõi tâm để biết mình là sông, là biển, là giọt nước đang chuyển hóa về nguồn chân nguyên Bát Nhã vi diệu.