Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

NHỮNG DÒNG SÔNG

HẠNH NGỘ

 

 

THÁI TÚ HẠP

 

 

Từ khi còn niên thiếu quanh quẩn trong  những ngôi trường Phan Chu Trinh, Trần  Quý Cáp, Sao Mai, Phan Thanh Giản, Trần Cao Vân,  Diên Hồng - Hội An, Đà Nẵng, Tam Kỳ...  bao nhiêu lần ngước mắt nhìn lên  không thấy cánh hạc vút qua đỉnh  Sơn Trà, Ngọc Lĩnh, Hiên Giằng, Trà  Mi... hay trên những khe suối xanh vòi vọi  Hòn Kẽm Đá Dừng, để tìm căn  cơ của những nguồn nước khởi  nguyên từ Trường Sơn ngút ngàn  thăm thẳm.

Qua tháng năm trưởng thành theo những  nhánh sông mang tên Thu Bồn, Giao Thủy, Ô  Gia, Cẩm Lệ, Ly Ly, Vĩnh Điện... cuồn  cuộn ra Cửa Đại, cửa Sông Hàn...  cho đến khi thăng trầm theo mệnh nước,  mới chợt hiểu thân phận mình  là những nhánh sông lạc loài, lận  đận khổ đau, nhòa phai dấu tích huy  hoàng một thuở, mộng mơ một thời  trên miền đất miên viễn bất hạnh.  Sông đã là biển mặn mênh mông  ngàn phương lưu lạc.

Những giòng sông không còn mang tên  Cửu Long, Tiền Giang, Vàm Cỏ, Thạch Hãn,  Hương Giang, Hồng Hà, đau lòng chuyển  hóa với Biển Đông ngập tràn  máu và nước mắt, hình thành những  trang sử khát khao Tự Do và Hy Vọng.

Từ những ý tưởng trùng trùng  duyên khởi hạnh ngộ hôm nay, không  biết có phải tiền kiếp của những  nhánh sông quê hương ngọt ngào từ  những ngọn nguồn bản trạch yêu thương.  Có còn chăng là chút ân tình nguyên  khai nhất quán của trầm kha chia lìa, của  xót xa nơi viễn xứ. Cho dù bản thể  đã hòa tan vào tâm thức biển  khơi nhưng bản sắc mặn nồng không  thay đổi. Vẫn suối Quê Hương, vẫn  sông ngòi Dân Tộc, vi vút từ ngọn  đỉnh Ngũ Hành Sơn nơi cố quận.

Để hôm nay trùng phùng hạnh ngộ,  tạo nên một giòng hải lưu kỳ diệu  mang tên những Hoàng Định Nam, Mạc  Phương Đình, Quang Huỳnh, Vô Tình, Vũ  Đình Trường, cùng chung một Thu Bồn  rạng rỡ yêu thương, Trường  Giang nồng nàn thân thiết...

Tiền nhân đã nói "tha hương ngộ  cố tri". Ở nơi viễn phương lạc  loài đơn lạnh gặp được đồng  hương đã là một hạnh phúc hiếm  quý, ở đây không những bắt  gặp niềm sung sướng vô ngần ấy,  mà còn được nghe giọng quê mộc  mạc, chơn chất thân quen, chia xẻ nỗi  niềm nhớ thương nồng thắm, đồng  điệu ân tình nơi chốn văn thi đàn  tao nhã quả thật là một diễm phúc  tuyệt vời lớn lao.

Thơ hội tụ của năm người như  những cánh hoa trân quý từ một  đài sen tỏa ngát..

Mỗi nhà thơ là một thế giới,  một hành trình riêng biệt, một sắc  thái đặc thù, không thể bày tỏ  tâm đắc cảm thông, chia xẻ trọn  đầy từ những nỗi niềm thẳm  sâu diệu vợi chỉ qua vài trang giấy  khiêm nhượng mở đầu. Ở  đây chúng tôi chỉ phát thảo vài  nét lung linh của một vài bông hoa rực  rỡ trên lối vào khu rừng ngàn  sắc hoa dị thảo của Quảng Đà thân  thương.

 

*Nhà thơ thứ nhất là Vô Tình 

Nghe thoảng đâu đây trầm hương  ngậm ngùi nuối tiếc bao kỷ niệm êm  đềm của những cuộc tình lãng  mạn, một thời để nhớ trăm  năm.

Dâu biển chưa hề phai ký ức, đâu  đó vẫn còn trong tâm màu hoa đào  thả trôi trên giòng suối Cam Ly nồng  nàn say đắm. Chút tương tư lưu  luyến mãi, nhớ nhung vô bờ.. mỗi  độ xuân sang.. "Nhân diện bất tri  hà xứ khứ/ Đào hoa y cựu  tiếu đông phong" (Thôi Hộ).

Từ những thập niên sáu mươi,  chúng ta đã từng đọc thơ Vô  Tình trên những tập san Văn Học xuất  bản ở Saigon những bài thơ tình  thật dễ thương, trước sau vẫn  không thay đổi. Vẫn thanh xuân đầy  sinh lực. Vẫn mộng mơ và tình tứ  như mây trời Đà Nẵng - Thừa  Thiên:

...

Cặp sách tui ôm - như muốn rớt

Bạn bè tinh nghịch phá đùa thêm

Ôi chao con nhỏ làm thơ ấy

Lọt mắt anh chàng xứ Quảng Nam

Văn chương Ấy viết - ừ hay thật

Đọc mãi - tui càng thấy dễ thương

Lại khéo nịnh đầm khen đẹp nữa

Lòng tui xao xuyến nghĩa yêu thương...

...

Lời thơ xứ Huế ngày xưa

Làm tôi một thuở dại khờ  yêu em

Thế rồi hoàn cảnh trái ngang

Tình kia duyên nọ lỡ làng cả  đôi

Bây chừ cách trở đôi nơi

Trùng dương diệu vợi nhớ vơi  thương đầy...

 

*Nhà thơ thứ hai là Hoàng Định  Nam

Cõi thơ của anh man mác nỗi buồn  ray rứt nhớ thương. Điêu tàn  như ánh nắng chiều hiu hắt trên Cổ  Viện. Ngôn ngữ thi ca đích thực  đã vực dậy từ tiềm thức  những hoang vu trầm thống trong sa mạc cô  đơn nơi phương trời viễn mộng.  Tiếng nói đã chìm trong gió bão.  Sự im lặng kinh hoàng của bến bờ  vô vọng. Người lữ khách lạc  loài nơi xứ lạ, không biết đi  đâu về đâu:

...

Thuyền về đâu trên trường  giang quạnh vắng

Đoạn mưa lay, đoạn tuyết phủ sườn  non

Khúc tiễn biệt còn âm vang trong gió

Mà người đưa như khói rả  trên cồn...

Ta còn gì trên hành trình chưa dứt

Người còn gì trong ký ức của  ta

Cơn mưa bụi qua sông mờ, ảo cảnh

Quá khứ, tương lai - màn nước  nhập nhòa...

Bến chiều nay, bến chiều nay thấm lạnh

Chuyện bếp hồng là cổ tích xa xưa

Còn có ai cùng ngồi quanh lửa ấm

Kể nhau nghe về những tối giao thừa

Thuyền lại đi và đưa ta đi mãi

Trôi miệt mài qua bến nắng sông mưa...

 

*Nhà thơ thứ ba là Mạc Phương  Đình

Chúng tôi đã có dịp  tao ngộ với anh qua những thi tập Lời  Ru Của Mẹ. Những Dòng Kỷ Niệm, khi  anh về Quận Cam giới thiệu những  tác phẩm của anh với bằng hữu,  đồng hương Quảng Đà. Đọc thơ  anh ngát thơm mùi quế Trà Mi, Tiên Phước,  những hoa trà Kỳ Sơn, con suối Quế  Tiên lấp lánh dưới ánh mặt trời.  Tình yêu như đóa hoa Lan Rừng khép  nép bên bờ đá xanh thơ mộng:

...

Ta bắt gặp ngày xưa nơi vóc dáng

em thơ ngây nhịp guốc dưới sân  trường

bao kỷ niệm của một thời áo  trắng

vẫn đậm đà bao nỗi nhớ, niềm  thương

Xin được giữ chút hồn nhiên  thơ dại

để mang theo trên những nẻo đường  đời

hoa vẫn nở dẫu tháng ngày khó  nhọc

lòng vẫn vui cùng sương gió em ơi...

Nỗi lòng xa xứ, ai sầu hơn ai:

Đêm qua trời lạnh buồn không  ngủ

nằm nhớ quê hương, nhớ bạn  bè

mới đó mười năm như chớp  mắt

mái đầu còn mặn chút hương  quê

Trường Giang sóng vỗ đau bờ  cát

Núi Chúa, Dùi Chiêng dựng ngõ  về

mây trắng Sơn Chà che mất lối

Ngũ Hành chuông vọng khuất sơn khê

kẻ đi lòng thẹn cùng sông núi

người ở buồn trông cảnh não  nề...

 

*Nhà thơ thứ tư là Vũ Đình  Trường

Cõi thơ anh gợi cho tôi  những kỷ niệm một thời chinh chiến..  "Túy ngọa sa trường quân mạc  tiếu/ Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi.."  trong Đường Thi hay lãng đãng nơi  quê nhà trước những cơn bão  lửa trần lan đất nước, đốt  cháy làng xóm thân yêu. Với tôi,  những hình ảnh thân thương của  một thời xông pha ngoài trận tuyến  đó, vẫn là những hình ảnh vĩnh  viễn ở cùng với chúng tôi. Ở  cùng với giai đoạn đau đớn  tận cùng của Tổ Quốc. Cho dù nơi  đất khách, nhưng vẫn một lòng trung  trinh son sắt với Quê Hương, với  chiến hữu một thời tung cánh đại  bàng trên tuyến lửa liệt oanh...

...

Đêm nhìn trăng mơ bụi hồng vạn  lý

Bọn chúng mình hào khí ngất trời  đông

Buồm thanh xuân căng ngợp gió tang  bồng

Muốn cưỡi sóng cho trùng dương  biết mặt

Có lúc đắm trên giòng sông nước  mắt

Vẫn loi ngoi trổi dậy hé môi cười

Bạn long đong tráng sĩ bất phùng thời

Ta chới với giữa một trời  giông bão

Giờ ta đây lạc loài trên ốc  đảo

Hồn bâng khuâng mơ dưới cội  mai già

Bạn cùng ta nâng chén rượu hoàng  hoa

Gác kiếm rĩ quên đi thời lao nhọc

Bạn thân ơi, ta nhớ người  muốn khóc...

 

*Và nhà thơ thứ năm là Quang Huỳnh   Nhân loại đang cuốn hút vào guồng  máy u minh vọng tưởng, con nguười  đang trên đà suy thoái về những  khủng hoảng tinh thần, nhân tâm điên đảo, đua tranh với lợi danh, không  biết tất cả đều là hư huyễn  vô thường. Bắt gặp từ ý  niệm trong sáng, tỏa ngát hương thiền,  thẩm thấu giáo lý vi diệu, sự hiện  hữu ở thế gian cũng chỉ như căn  nhà ở tạm. Tất cả rồi sẽ ra  đi...

Thơ của Quang Huỳnh đượm nét từ  bi của Dấu Chân Vô Úy. Anh tiếp tục  khêu ngọn Hoa Đăng Chánh Pháp với  bao kỳ vọng tỏa sáng trên con đường  hướng tới tương lai:

...

Có phải là ngọn đèn Chánh Pháp

Từ ngàn năm vẫn rạng rỡ  lưu truyền

Từ thuở Luy Lâu, sông Nhị, núi  Nùng

Và rực sáng từ Trúc Lâm,  Yên Tử?

Có phải là từ một trang Kinh Kệ

tay kiếm cung mà bảo định sơn hà

Đạo Phật Việt nam kết tinh hồn Dân  Tộc

Như hơi thở người sự sống  thăng hoa?

...

Ngọn lửa thiêng truyền thừa chư  Thất Tổ

Thời nhiễu nhương vẫn cháy rực  bao dung

Là ánh sáng tỏ soi đường  Chánh Pháp

Rạng Từ Bi tâm Đại Lực, Đại  Hùng

Hãy vững niềm tin kết thành đại  nguyện

Quanh các Ngài như thành quách Kim Cương

Để độ dân thoát qua thời  khổ nạn

Đem an bình phổ chiếu khắp quê hương...

*

Như một hồi chuông ngân dài trong tâm  thức - Thật là kỳ diệu an bình...

Mỗi người một dáng vẻ lấp lánh  như xâu chuỗi Kim Cương trên cành  mai nở rộ. Xanh thắm núi sông bạt  ngàn. Sâu sắc mênh mông trí tuệ.  Có hữu hạn nào gom được hết  vô hạn của thi ca hiển lộng mây trời.

Quảng Nam không hổ danh là nơi chốn "địa  linh nhân kiệt". Lừng lẫy trong cách  mạng. Sáng chói trong văn chương. Tiền  nhân đã làm rạng danh xứ Quảng  qua bao nhiêu đời trong lịch sử Dân  Tộc. Những thế hệ kế tiếp cũng  đã cố gắng theo bước tiền nhân,  hình thành những trang sử vẻ vang  tạo nên những thành tích đáng  kể về học vấn, văn học nghệ thuật  nơi xứ người.

Thiền Sư Mãn Giác đã thể hiện  cái tâm thức sinh tồn của tạo hóa:

...

Mạc vị Xuân tàn hoa lạc tận

Đình tiền tạc dạ nhất chi mai...

...

Chớ bảo Xuân tàn hoa rụng hết

Đêm qua sân trước một cành  mai...

 

Chúng ta đều hiểu không gian và thời  gian chỉ là ảo mộng. Nhưng trước  những "thành trụ hoại không", đổi  thay của tử sinh luân hồi... Chúng ta  không bi quan sầu muộn, mà vẫn giữ  trạng thái tâm an nhiên tự tại với  niềm tin yêu trong từng phút giây hiện  hữu. Hãy yêu đời, yêu người  và làm thơ như một niềm hạnh phúc,  chia xẻ với nhau những yêu thương  thực thà nơi ngàn dặm lưu vong...  Và chỉ trong từng giây phút ấy, đích  thực chúng ta đã phục hoạt ngôn  ngữ chính thống thi ca, khẳng định  thể tính của những Giòng Sông tỉnh  thức cội nguồn.