Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

THÁI TÚ HẠP - THI SĨ

CỦA TÌNH YÊU SIÊU THOÁT

 

Phiếm Luận của NGUYỄN TRIỆU NAM

 

 

* “Cho nhau một lần, phiền muộn cả trăm năm”: bi ái nhiễm, khổ đau nhưng Thái Tú Hạp không bi lụy như thi hào Pháp Alfred de Musset.  Anh là “Thi sĩ của Tình yêu siêu thoát”, tin vào thuyết luân hồi.

* Phải chăng người thục nữ Tây Phương, biết thông thạo tiếng Việt, có đủ công dung ngôn hạnh kia là nhân vật có thật trong cõi phù thế này và là hậu thân của Hoàng Hoa: một sự ứng nghiệm của luân hồi?  Hay đó chỉ là mẫu người được nhào nặn, tu tạo trong ảo giới?

* Hãy đặt lên bàn cân, coi xem cán cân nghiêng về phía tình nhân tiền kiếp tái sinh hay về phía người từng đồng cam cộng khổ, thăm nuôi thi sĩ, từng vào sinh ra tử, vượt biển tìm tự do với anh.

* Thái Tú Hạp mới chỉ đặt hồn mơ ngủ trên thềm Tôn giáo.  Thơ anh tản mạn, lãng đãng như những áng mây bềnh bồng phiêu diêu trên ranh giới vô minh giữa cõi Ta-bà và Xuất-thế-gian.

 

Chiều đông ấy, khi đặt chân lên phi trường Los Angeles, tôi được một bà Việt kiều tặng cho tờ báo SAIGON TIMES.  Trong thời gian chờ đợi thân nhân đến đón, tôi đọc hết tập báo trong đó có chuyện Hoa Vàng Thiên Thu của Đan Thanh và mấy bài thơ của Thái Tú Hạp.  Bài cùng nhan đề “Hoa Vàng Thiên Thu” có bốn câu hàm xúc, hợp cảnh mình:

 

trong hồn em có mưa sa

mùa đi vàng võ cội hoa nhân tình

cho dù lỡ kiếp ba sinh

trong ta nguyên thủy trăng xanh cuối ngàn

 

Bốn câu thơ ấy làm cho tâm tư tôi giao động, ngậm ngùi.  Mới đêm qua còn cùng nhau thưởng trăng trên bến Bạch Đằng, giờ đã ở Thành phố Thiên Thần rồi.  Cả một quá khứ ngọc ngà, tưởng đã lịm chết, bỗng hồi sinh trở lại.  Buồn mênh mông.  Một vấn vương, nuối tiếc dầy vò, dằng co trong trí tưởng.  Chợt nghĩ ra, vô tình thôi, Thái Tú Hạp đã viết trúng ý ta.  Dám tự hào: tình ta kiên trung bất nhị ví như “Trăng Xanh Cuối Ngàn” chiếu diệu từ nguyên thủy hồng hoang đến nay, mặc cho vật đổi sao dời...  Sau ngày ổn cư ở El Monte rồi, ta mới đọc thi phẩm Hạt Bụi Nào Bay Qua của Thái Tú Hạp.  Tứ thơ trùng điệp, khai phóng và bát ngát.  Khó mà tổng kết cho hết dẫu có nghiền ngẫm kỹ tập thơ dầy hai trăm lẻ chín trang (không kể phần phụ lục).  Cho nên chỉ bàn lông bông về một chủ đề thôi.  Chủ đề Tình Yêu, đề tài muôn thuở của thi văn.  Tình yêu nơi Thái Tú Hạp.  Vì lẽ chuyện hoa vàng bắt nguồn từ thi phẩm của anh cho nên đề cập tình yêu trong thơ anh không phải là việc vô ích.  Vậy hãy hỏi:  phải chăng người thục nữ mắt xanh, tóc vàng, biết thông thạo tiếng Việt, có đủ công dung ngôn hạnh kia là nhân vật có thật trong cõi phù thế này và là hậu thân của Hoàng-Hoa: một sự ứng nghiệm của luân hồi?  Hay đó chỉ là mẫu người được nhào nặn, tu tạo trong ảo giới mặc dầu Thái Tú Hạp đã gián tiếp giải đáp:

 

ta về cổ tự nghe kinh

suối mây chim hót trên cành tĩnh tâm

hoa vàng xưa gặp cố nhân

sợi tơ nhân ngãi, trăm năm đợi chờ

vầng trăng từ cõi nguyên sơ

hỏi nhau lá trúc thắm tờ Kim Cang

(thắm tờ Kim Cang)

 

Duyên nợ nào đây?  Không lẽ do ngẫu nhiên mà một sự quảng cáo tác phẩm được thi vị hóa khéo léo, ý nhị và đượm nồng đến thế.  Ý thơ Thái Tú Hạp tỏa bao la, chứa chan trữ tình, phong phú ngấn tích tình sử tiềm ẩn trong cảnh trí bàng bạc chất Thiền hòa-quyện hương vị Đường Thi.  Tình sử hoa vàng được ghi dấu bằng niên hiệu triều Nguyễn.  Năm Bảo Đại thứ bốn mươi.  Ủa! Ông Hoàng Vĩnh Thụy làm vua lâu đến thế cơ ư?  Không!  Đó chỉ là nét chấm phá linh hoạt gia tăng thêm vẻ mỹ miều, thanh tú của thiên tình sử xuyên không gian, thời gian mà thôi.  Tựa hồ nét chấm phá tài tình, đầy sáng tạo của họa sĩ trên bức tranh sinh động, rực rỡ sắc mầu.  Ghi niên hiệu Bảo Đại thứ bốn mươi là mặc nhiên sửa lại lịch sử.  Hay nói cách khác, coi sự “đổi đời”, sự “cộng nghiệp lao lý” như không hề có.  Hai sự ấy đã không hề có thì ách thống trị của cộng sản cũng không có luôn.  Hay, nói rõ hơn, chỉ là việc cưỡng đoạt quyền bính nhất thời.  Không khí huyền sử bao trùm hết.  Như hư, như thực.  Thơ mộng biết bao!  Mối tình lỡ dở từ tiền kiếp được mãn nguyện kiếp này với sự vẹn nguyên được phục hồi.  Thế nhưng Định mạng, vốn hay dỗi hờn, đâu có chiều lòng người.  Bên cạnh cái tìm lại được vẫn có nhiều cái mất mát vui nên cảnh trớ trêu, ai oán, đến nỗi nhà thơ đa sầu đa cảm phải ta thán khi viếng thăm cảnh cũ với...

 

hàng cây khô nội thành câm lặng đứng

lệ của Trời hay Tôn Nữ chờ mong

loài hoa dại trong vườn Thu Thượng Uyển

người đã quên từ lúc bỏ hoàng cung

(từ lúc bỏ hoàng cung)

 

Thi hào Pháp Alfred de Musset từng được mệnh danh là “Nhà thơ của đau khổ”.  Ta cũng có thể tặng Thái Tú Hạp danh hiệu “Thi sĩ của Tình yêu siêu thoát”.  Có nghĩa là anh đã từng đau khổ nhiều vì yêu nhưng không hề bi lụy.  Vì anh tin vào thuyết luân hồi:

 

ta về tịch mịch ngàn hoa

lá cao vút đẫm mây qua đỉnh trời

nhân gian dành trọn cuộc chơi

ta cùng em hát bên đồi xuân xưa

nhất quán rồi - mộng mai sau

tâm vô lượng mở có nhau luân hồi

(luân hồi có nhau)

 

Đối chiếu với những bài thơ đăng rải rác trong Văn, Bách Khoa, Khởi Hành, Tiền Phong, Tiểu Thuyết Tuần San...cách đây hai mươi năm, nhận thấy thơ Thái Tú Hạp vẫn giữ nguyên phong độ của một kẻ sĩ tiết tháo, đại lượng, cũng như cung cách trân quý của một ý trung nhân chí tình, chí nghĩa.  Trong thơ anh có sự chuyển hóa thanh thoát về tư tưởng.  Hơi thơ anh sung mãn, dạt dào như suối bạc.  Triết lý Phật giáo và công án Thiền đã gây ảnh hưởng lớn trong thơ anh.  Đọc thơ Thái Tú Hạp mà nếu gạt tình yêu sang một bên thì tưởng như đó là lời quảng diễn của một nhà tu hành. Mặc dầu vậy, thơ anh không hẳn là một thứ thơ thuần túy tôn giáo.  Từ ngữ rút ra từ kinh Phật chỉ là phương tiện cho thi sĩ chuyên chở tư tưởng đến độc giả mà thôi.  Chẳng qua là cái cảnh:

 

thềm tôn giáo ta đặt hồn mơ ngủ

(Quách Thoại)

 

Thái Tú Hạp đang mơ ngủ trên thềm tôn giáo. Giấc chiêm bao của anh thật là đẹp.  Đẹp nhưng chập chờn, chơi vơi.  Cố vùng ra thoát khỏi vòng phong tỏa của tham sân si mà vẫn không sao tránh khỏi huyễn mộng và ác tính.  Thơ anh tản mạn, lãng đãng như những áng mây bềnh bồng phiêu diêu trên ranh giới vô minh giữa cõi Ta-bà và Xuất-thế-gian Vô ưu:

 

ngàn mây trắng bay qua

tiếng kinh khuya vọng lại

ngõ trúc chiều chia xa

sớm mai nào chợt ngộ

tâm ta tưởng là hoa

trong sắc mầu giả tưởng

có không nào trong ta

(Chợt Ngộ)

 

Thái Tú Hạp viết khá đều tay.  Trang trọng.  Cẩn thận.  Nghiêm khắc với chính mình.  Ở thơ anh, thiếu vắng hẳn sự buông phóng ý thức bảo tồn chất tinh tuyền của thi ca.  Sự phá vỡ thành lũy của định thể xét ra không cần thiết.  Thi phóng anh dàn trải tự nhiên, sáng sủa, lưu loát.  Vần gieo khít khao, tiết tấu hài hòa.  Anh chọn chữ rất khéo và đúng.  Tuy điệp ngữ (như ta-bà, vô thường, vô lượng...) nhưng không điệp ý.  Không kiểu cách.  Không cầu kỳ.  Không đặc dị.  Không có những tiếng sáo trống rỗng.

Tagore, thi hào Ấn Độ viết:

 

Nàng đã chết một lần

Ru hồn ta thống thiết

Lời bi ca da diết

Nức nở suốt nghìn thu

 

Bởi lẽ không phải là Thái Tú Hạp, “Thi sĩ của Tình yêu siêu thoát’, nên đã bi lụy, đã khóc.  Quả thế, khóc cho vơi niềm đau thế tục.  Nhưng nhà thơ của chúng ta lại không nhỏ lệ.  Vì anh tin vào thuyết luân hồi.  Người đẹp Hoàng-Hoa trong thơ anh không chết một lần như ái-nhân của Tagore.  Nàng chết hai lần.  Một lần ở tiền kiếp trên quê hương nghiệt ngã khốn cùng.  Một lần ở hậu kiếp khi đầu thai thành thục nữ Tây Phương.  Nhưng hãy hỏi nhà thơ đa tình: anh đã thật sự có người con gái tóc vàng mắt xanh ấy trong “tận cùng đất khổ” không?  Hay là người mà anh đã thật sự có trong cõi sống cùng khổ ấy lại chính là người đồng cam cộng khổ, thăm nuôi anh, từng vào sinh ra tử, vượt biên tìm tự do với anh?  Hãy đặt lên bàn cân, coi xem cán cân nghiêng về phía tình nhân tiền kiếp tái sinh hay về phía người đã cùng anh nên nghĩa đá vàng.  Ai đáng được biểu dương?  Thật tình không cầm lòng nổi khi đọc đoạn thơ thắm thiết dưới đây:

 

mùa xuân từ độ bao dung

tiếng chung thủy ở tiếng đường mật vui

tiếng hờn ghen tiếng ngậm ngùi

tiếng đau dao cắt tiếng mùi mẫn yêu

lúc khuya sớm thủa quê nghèo

lúc chinh chiến lửa phận treo tuổi mình

lúc ngã ngựa khi tàn binh

lúc non cao vẫn trọn tình thăm nuôi

trùng dương u thảm phận người

quẩn quanh hải đảo tiếng cười đắng cay

xa rồi thác lũ trời tây

đời hư ảo thoáng chim bay cuối ngàn

đất trời thơm ngát lộc non

cho ta xuân thắm vô vàn yêu em.

(mùa xuân yêu em)

 

Giờ, bàn dông dài về nhan đề thi phẩm (mặc dầu sách đã trình làng).  Tại sao tác giả lại đặt là Hạt Bụi Nào Bay Qua?  Đếm được bụi sao mà lại chỉ đích danh hạt bụi nào đó? Ấy, nỗi u uất khó tiêu trầm, khó tống xuất ra khỏi chủ cảm của thi sĩ nó là thế đó.  Hạt Bụi Nào Bay Qua là đã tan vào không khí.  Niềm vui phù vân cũng biến luôn vào Hư vô.  Chung quy, chuyện quá thường.  Có gì đáng bận tâm.  Vậy mà Thái Tú Hạp vẫn bận tâm.  Vì lẽ một hạt bụi có thể làm giao động, vẩn đục tâm hồn trong sáng như gương hồ thủy.  Có khi còn gây gió bão cho cõi lòng nữa.

 

sá chi đời hạt bụi

trong mắt em ngậm ngùi

(dặm ngàn tịch lặng)

 

Đâu phải là không chấp nê một hạt bụi vương vào mắt hay một hạt bụi diễu cợt con người khao khát niềm vui, mặc kệ sự phá phách bên ngoài mà đã tránh được cái tâm, định được cái khí, giải thoát được mình ra khỏi cơn u muội phiền não.  Đọc đi đọc lại thi phẩm của Thái Tú Hạp mà suy ngẫm về phận mình lận đận, nổi nênh trong khổ hải.  Gấp sách lại, lòng cứ bâng khuâng mãi, xoát xa mãi.  Vì không có cách nào thu hồi được những mất mát đáng tiếc do tác động vô thức của những hạt bụi gây nên.