Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NGÔN NGỮ HUYỀN ẢO

VẪN TRƯỜNG TỒN

 

TRẦN VĂN NAM

 

Chữ nghĩa công hầu khanh tướng như thứ ngôn ngữ đã qua rồi của thời phong kiến.  Văn thơ lãng mạn quá ư thanh lịch, thứ ngôn ngữ của tầng lớp khá phong lưu thành thị thời Pháp thuộc, cũng đã qua rồi.  Và văn chương triết lý hiện sinh, ngôn ngữ biểu hiện những vô địch bất trắc thời kỳ chiến tranh Việt Nam.  Khi một giai đoạn lịch sử xã hội không còn nữa thì văn thơ phản ảnh của nó cũng tàn phai.

Nhưng văn thơ huyền ảo của văn hóa Phật giáo, có từ thời văn học thời Lý thời Trần, tại sao đến nay vẫn còn tồn tại.  Bởi vì tôn giáo ấy vẫn còn, lời kinh tiếng kệ ấy vẫn được truyền bá.  Cảnh chùa thanh tịnh, hồi chuông siêu thoát, Phật đài nghi ngút trầm hương, những người áo nâu áo lam vào ra sùng kính...ngàn xưa đến nay vẫn như vậy.  Phản ảnh từ một thực thể trường tồn, ngôn ngữ huyền ảo vẫn hiện hữu qua dòng đời biến dịch, lịch sử sang trang.

Có chủ trương đưa Phật giáo đi vào đại chúng, phát huy tôn giáo về hướng bình dân, kinh sách bớt mang tính trang nghiêm đầy Hán tự để mang tính truyền kỳ cổ tích, tục hóa với các truyện tình hệ lụy rồi được giải thoát ra khỏi trầm luân.  “Hồn Bướm Mơ Tiên”, truyện tình “Lan và Điệp”, thật có công phát huy tôn giáo vào đại chúng.  Đại chúng bình dân có truyện thần thông cổ tích, đại chúng thành thị có những truyện tình.

Ta cũng nên phân biệt cái đơn giản của tu Thiền với cái tục hóa của Phật giáo đi vào đại chúng.  Đơn giản thay thế cho huyền ảo, nhưng đơn giản an nhiên chính là khai lộ về siêu hình hố thẳm.  Tính chất này ta thấy trong thơ của Thượng Tọa Nhất Hạnh.  Thơ như ăn như thở, như đóa tường vi vẫn nở bên hàng rào.

Ngôn ngữ huyền ảo trong Phật giáo nếu có trong thơ thì không phải là những sáo ngữ, không phải những khoa trương hiểu biết về kinh điển.  Chính vì tính huyền ảo đó đã khiến cho các nhà thơ tới gần, muốn đưa vào thơ như một ngưỡng mộ.  Nhưng các từ ngữ này khi nằm trong nguồn mạch sáng tạo thì mới là của thi sĩ, nếu không chỉ là ngôn ngữ chung của mọi tín đồ Phật giáo.  Ở trên nguồn mạch sáng tạo, ngôn ngữ mới bay lượn nhờ tài năng của nhà thơ, ví dụ như trong thơ Phạm Thiên Thư:

 

Anh nằm gối cỏ chờ hoa

Áo em bạch hạc la đà Thái Hư

 

Là vốn chung nên ai cũng có thể mượn từ ngữ Thái Hư khi làm thơ có tư tưởng Phật giáo, nhưng hình dung Thái Hư lãng đãng như hạc trắng áo em thì chỉ có Phạm Thiên Thư.  Một người nữa, trong cõi thơ đặc biệt, chúng ta khám phá thêm Thái Tú Hạp với những thi phẩm đã xuất bản tại hải ngoại, nhưng dùng nhiều từ huyền ảo của Phật giáo, thấy rõ nhất trong tập thơ “Hạt Bụi Nào Bay Qua”, đây là vài ví dụ:

 

Ta về phủ bụi trần gian

Nghe kinh Bát Nhã gõ trăng luân hồi

.....

Lá theo tiếp lục đường chim

Hồn mai phục giữa Hoa Nghiêm lặng tờ

.....

Bụi nào xóa dấu sắc không

Nghe chuông đại nguyện hóa thân chim trời

 

Cái từ ngữ “Bát Nhã, Luân Hồi, Hoa Nghiêm, Đại Nguyện...” là chữ nghĩa của bá tánh, của tất cả tín đồ Phật giáo.  Nhưng tiếng mõ của nhịp cầu kinh gõ vào trăng, hồn mai phục giữa các trang Hoa Nghiêm, hồi chuông thoát bay thành cánh chim trời, đó là huyền ảo riêng của Thái Tú Hạp.

Ta nhận xét có những dị biệt khi dùng ngôn ngữ huyền ảo Phật giáo trong thơ lục bát và thơ ngũ ngôn.  Vì nhạc tính êm đềm của lục bát, và vì nguồn mạch kéo dài của câu tám, nên tứ thơ qua hình ảnh sáng tạo rất uyển chuyển như dòng sông đang êm trôi.  Nếu có những đập nước chắn ngang, những dấu phẩy ngắt đoạn, thì dòng sông vẫn là dòng sông, lục bát vẫn là lụt bát.  Chỉ có những ngọn Cô sơn này tiếp đến ngọn Cô sơn khác thì mới có những lúc ngừng lại rồi tiếp tục lên đường.  Những khoảng ngừng lại đó có thể là đồng cỏ xanh tươi, có thể là hẻm vực hay thung lũng ngoạn mục.  Những lúc ngừng lại ấy là những lúc thấm sâu với cảnh vật.  Có khác nào những lúc thấm sâu vào tâm linh khi đọc những câu thơ thấy như rời rạc với nhau, thật sự là dành cho ta nhìn ra những ẩn chứa sâu sắc tạo thành những khoảng trống để độc giả tham dự bằng thể nghiệm tâm linh, thích hợp ở thể thơ ngũ ngôn (nhất là ở thể thơ Haiku).  Một so sánh cụ thể nữa: thơ lục bát với những ngôn ngữ huyền ảo Phật giáo như tiếng chuông chùa ngân dài, và thơ ngũ ngôn như những tiếng mõ cách quãng từng chập.  Cả hai đều huyền ảo, nhưng ta trôi theo lục bát, còn ta sẽ ngừng lại lắng nghe vào tâm hồn khi tiếng mõ đứt quãng trong mỗi câu ngũ ngôn.  Ví dụ trong thơ Quách Tấn:

 

Chim chiều kêu trước dậu

Gối sách nhìn hư không

Phơi phới làn mây trắng

Bay qua ngọn ráng hồng

 

Những sự vật trong đoạn thơ như “chim chiều, gối sách, mây trắng bay qua ráng hồng” gần như không liên hệ gì với nhau. Đó là những tiếng mõ rời rạc nhưng thể nghiệm vào tâm ta để biết trời đất vừa gần vừa xa, bao la tồn tại mãi mãi, và con người hiện diện như buổi chiều nay rồi có lúc không còn nữa.  Trong thơ ngũ ngôn của Thái Tú Hạp, ta cũng thấy có những khoảng trống giữa các câu thơ:

 

tha hương đầu núi tuyết

cuối mây hoa đào rơi

tri âm như cánh hạc

vút qua ngàn biển khơi

(trong bài: Phương Xa)

 

đêm giao thừa bất tận

tây trúc ngàn dặm xa

niệm từ tâm giao động

cơn gió thoảng ngoài ta

(trong bài: Một Thoáng Phù Vân)

 

mấy nghìn năm cổng gió

thổi qua mái chùa xưa

người đi và kẻ ở

đời buồn sao lưa thưa

(trong bài: Sao Khuya)

 

Trong thơ Quách Tấn cũng như Thái Tú Hạp, không hẳn mỗi câu là một tiếng mõ rời rạc, ví dụ mây trắng liên hệ đến việc bay qua ngọn ráng hồng, cánh hạc liên hệ đến việc vút qua ngàn biển khơi.  Thiết nghĩ như vậy vẫn chưa tạo ra nhiều khoảng trống, lý tưởng là mỗi câu một sự vật thấy như không liên hệ gì với nhau mà lại quy tụ thành một tứ thơ.  Chẳng hạn trong đoạn thơ trích ở bài “Một Thoáng Phù Vân”: đêm giao thừa, Tây trúc, cơn gió thoảng, dường như riêng lẻ mà liên kết thành tứ thơ vẽ nên cảnh đời cưu mang nghiệp chướng tối đen như đêm giao thừa, Tây trúc Niết Bàn còn ở thật xa, hãy ở ngoài tâm giao động thì mới biết mọi sự là phù vân.