Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

MỘT THOÁNG NHỚ

ÁO LỤA HÀ ĐÔNG

 

THÁI TÚ HẠP

 

 

Có những đời thơ, những cõi thơ, những tâm thơ khác ẩn dụ nhiều tâm sự sâu kín cõi lòng thi sỹ như Nguyễn Du không chỉ có Đoạn Trường Tân Thanh với hơn mười lăm năm luân lạc u trầm qua hình bóng của Thúy Kiều đầy tài hoa nhưng bạc mệnh. Tố Như Thi còn gởi gắm bao nỗi niềm cay đắng của thi hào. Tố Như Thi giải bày tâm sự đau thương sầu thảm của người lưu vong trên chính giải đất nhiễu nhương yêu dấu của mình. Như một thứ bèo giạt hoa trôi trên giòng sông sinh diệt mà phù hoa danh lợi chỉ là bóng mây hư ảo ngang trời sắc không. Thời gian sẽ trôi qua. Thời gian là thủ phạm vô tình giết chết bao nhiêu hình hài thi sỹ nhưng không thể giết chết những tác phẩm đích thực tài hoa.

Những “... nhật mộ hương quan hà xứ thị. Yên ba giang thượng thử nhân sầu...” của Thôi Hiệu. (... Quê hương khuất bóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai? Tản Đà). Những “...Cử đầu vọng minh nguyệt. Đê đầu tư cố hương...” của Lý Bạch. (...Ngẩng trông trăng sáng như gương. Cúi đầu chạnh nhớ cố hương xa vời! Đỗ Bằng Đoàn - Bùi Khánh Đản).

Mới đêm qua, ánh trăng còn vàng võ lọt vào phòng gợi bao nhớ nhung những mùa trăng ở quê nhà. Đêm nay, trời đã mù mịt, cơn mưa đã kéo về như màn lưới phủ mờ thành phố Rosemead. Những cơn mưa còn quái ác hơn trăng, mưa theo gió từng cơn rào rào trên mái ngói. Tiếng mưa gây thành tiếng động đánh thức từng cơn nhớ nhung khủng khiếp yêu thương, từng nỗi niềm sâu thẳm tâm can xa xót vọng quê nhà. Bao nhiêu năm rồi, những cơn mưa ở Huế, như dày vò bao sầu đau của người viễn khách tha phương. Những buổi chiều mưa ở Đà Nẵng, ở Hội An trầm buồn thơ mộng. Những cơn mưa phùn lất phất trên những hàng mimosa Đà Lạt hẹn hò. Mưa đã thành thơ, thành chữ nghĩa đi vào cõi văn chương tuyệt vời. Bao nhiêu năm, “Buồn Đêm Mưa” của Huy Cận vẫn còn ray rứt u hoài:

 

Đêm mưa làm nhớ không gian

Lòng run thêm lạnh nỗi hàn bao la...

Tai nương nước giọt mái nhà

Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn

Nghe đi rời rạc trong  trong hồn

Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi...

Rơi rơi...dìu dịu rơi rơi...

Trăm muôn giọt nhẹ nối lời vu vơ...

Tương tư hướng lạc, phương mờ

Trở nghiêng gối mộng, hững hờ nằm nghe

Gió về, lòng rộng không che

Hơi may hiu hắt bốn bề tâm tư...

 

Cơn mưa đính hạt lấp lánh trên những cành liễu trước nhà. Tôi chợt nhớ đến nhà thơ Nguyên Sa, mới gặp ông ngày nào với vợ ông trong một dạ tiệc của bằng hữu, thế mà nay ông đã vĩnh viễn bỏ lại cuộc vui nơi trần thế đã một năm rồi. Nếu Bà Nga, Vợ của ông Nguyên Sa, nhà thơ Nguyễn Mạnh Trinh không gọi chúng tôi, chắc rồi, vì đời sống trong guồng máy đầy tiếng động này, không thể nào tôi nhớ chính xác ngày giỗ đầu của ông. Tôi yêu bài thơ “Em Gầy Như Liễu Trong Thơ Cổ” của thi sỹ Nguyên Sa. Đa số những thi phẩm đời Đường nổi tiếng đều bắt gặp “Cây liễu buồn trong thơ cổ” bàng bạc trong cõi thơ của họ. Có lẽ, Nguyên Sa là nhà thơ Việt Nam duy nhất đưa hình ảnh cây liễu vào cõi thơ của ông:

...

Anh nhớ em ngồi áo trắng thon

Ngàn năm còn mãi lúc gần quen

Em gầy như liễu trong thơ cổ

Anh bỏ trường thi lúc thịnh Đường...

 

Khi những thi phẩm Áo Lụa Hà Đông, Tuổi Mười Ba,Tháng Sáu Trời Mưa, Tương Tư, Paris Có Gì Lạ Không Em... được vang vọng khắp nơi chốn là lúc tôi đang học ở miền Trung. Như hiện tượng thơ tình,  những đôi nhân tình hay mượn ý thơ của Nguyên Sa để tán tỉnh, để tỏ tình...

...

Áo nàng vàng tôi về yêu hoa cúc

Áo nàng xanh tôi mến lá sân trường

Sợ thơ tình không đủ nghĩa yêu dương

Tôi thay mực cho vừa màu áo tím...

 

Hay lãng mạn hơn:

...

Có phải em mang trong áo bay

Hai phần gió thổi một phần mây

Hay là em gói mây trong áo

Rồi thở cho làn áo trắng bay?..

...

Sài gòn mai gọi nhau bằng cưng

Vành môi nghiêng cánh xuống phân vân

Lưng trời không có bầy chim én

Thành phố đi về cũng đã xuân...

 

Ở những đoạn thơ khác ướt đẫm tình yêu thánh thiện, thơ ngây của thuở học trò áo trắng trinh nguyên.

...

Không có anh lấy ai đưa em đi học về

Lấy ai viết thư cho em mang vào lớp học

Ai lau nước mắt cho em ngồi khóc

Ai đưa em đi chơi trong chiều mưa

Những lúc em cười trong đêm khuya

Lấy ai nhìn hàm răng em trắng

Đôi mắt sáng là hành tinh lóng lánh

Lúc sương mờ ai thở để sương tan

Ai cầm tay cho đỏ má em hồng

Ai thở nhẹ cho mây vào trong tóc...

(Cần Thiết)

 

Những hình ảnh  dịu dàng, dễ thương nơi người yêu vừa chớm  lớn:

 

Trời hôm nay mưa nhiều hay rất nắng

Mưa tôi chả về bong bóng vỡ đầy tay

Trời nắng ngạt ngào... tôi ở lại đây

Như một buổi hiên nhà nàng dịu sáng...

(Tuổi Mười Ba)

 

Mỗi nhà thơ chỉ mong có được một bài thơ để đời là vinh dự và hạnh phúc lắm rồi.  Thơ tình của ông Nguyên Sa không những là hành tinh lấp lánh, mà còn sáng chói một giải ngân hà. Điều nhận xét sâu sắc nầy của những người yêu thơ ông quả không quá đáng chút nào qua các tập thơ Nguyên Sa 1, 2, 3 và 4, đã xuất bản và tái bản nhiều lần từ trong nước và hải ngoại. Sở dĩ thơ ông đạt được sự nồng nhiệt yêu thích ở mọi lớp tuổi, vì ông dùng ngôn ngữ mới nhưng đơn giản và chân thật, chính điều đó đã hiển nhiên tạo cho ông một chỗ đứng trong thơ tình với sắc thái đặc biệt, không nhầm lẫn thơ tình của Xuân Diệu, Đinh Hùng, Hồ Dzếnh, Vũ Hoàng Chương, Lưu Trọng Lư... Thơ tình ông được tinh lọc từ những ngôn ngữ Nguyên Sa, phảng phất một chút ngọt ngào Paris - và hương cốm thơm Hà Nội. Đẩm một chút hoa sương nồng nàn của Đà Lạt và đậm đà lá me vàng rơi trên tà áo Sài Gòn.

Tôi nhớ hôm nào nhạc sỹ Trần Duy Đức hát bài thơ Lúc Chết của Nguyên Sa do anh vừa xúc động phổ thành ca khúc đã làm rơi lệ nhiều người...

 

Anh cúi mặt hôn lên lòng đất

Sáng ngày mai giường ngủ lạnh côn trùng

Mười ngón tay sờ soạng giữa hư không

Và đôi mắt đã trũng sâu buồn ảo ảnh

Ở trên ấy mây mùa thu áo lạnh

Anh nhìn lên mái cỏ kín chân trời

Em có ngồi mà nghe gió thu phai

Và em có thắp hương bằng mắt sáng?

Lúc ra đi hai chân anh đằng trước

Mắt đi sau còn vương vất cuộc đời

Hai mươi năm, buồn ở đấy, trên vai

Thân thể nặng đóng đinh bằng tội lỗi

Nằm ở đấy hai bàn tay thấm mệt

Ngón buông xuôi cho nhẹ bớt hình hài

Những bài thơ anh đã viết trên môi

Lửa trái đất sẽ nung thành ảo ảnh

Sẽ tan vào hư không...

 

Trong cuộc sống thường trực, những cái bất ngờ xảy ra nhưng ta phải chấp nhận, và xem mọi chuyện bất ngờ trở nên bình thường như cả sự sống và nỗi chết như trời mưa nắng ở Cali. Thỉnh thoảng mới gặp nhau cả hai đều than thở: Thời gian sao qua nhanh quá, mới đó đã xa quê hương hai mươi bốn năm rồi. Mới đó ông Mai Thảo, ông Nguyên Sa đã bỏ chúng ta đi biền biệt,  có hơn một năm rồi... Hôm ở nhà Nguyễn Mộng Giác giới thiệu thi phẩm Nguyễn Xuân Thiệp, đến từ Houston, Texas. Khi có anh bạn nhắc đến ngày tiễn đưa ông Mai Thảo, ông Nguyên Sa và tỏ ra bùi ngùi thương tiếc giây phút vĩnh biệt. Hoạ sỹ Rừng phản ứng ngay:

- Sao lại gọi là vĩnh biệt. Chúng ta tạm biệt các anh ấy  chứ. Trước sau gì chúng ta cũng gặp các anh ấy cơ mà. Trong mỗi sát na đi tới tương lai là y như mỗi bước đi lần tới huyệt mộ. Làm sao thoát khỏi quy luật sinh lão bệnh tử của tạo hóa. Những ngày còn lại xin bạn hãy vui chơi với tấm lòng mở rộng đầy tha nhân, vì cuộc đời vẫn đẹp và mùa Xuân đang rực rỡ ngàn hoa. Trong muôn ức triệu hành tinh, chỉ có trái đất nầy là đẹp tuyệt vời, hãy quên khổ đau dập tắt lửa hận thù,  hãy lấy cỏ hoa và mây trời kết thành thơ ca ngợi hòa bình, tự do, ngợi ca sự sống đầy yêu thương hiện thực hôm nay.