Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

MỘT VÀI KỶ NIỆM

VỚI NHÀ VĂN MAI THẢO

 

THÁI TÚ HẠP

 

...Đã hơn mười năm qua, mỗi lần gặp anh Nguyên Sa, Du Tử Lê hay Kiêm Thêm đều hay nhắc nhở đến quán Doanh Doanh ở cuối con đường Sunset, Los Angeles, nơi chốn đã tạo nên cái không khí bằng hữu thân thương...Ở đó chúng tôi có nhiều kỷ niệm về nhà văn Mai Thảo...

.

Rời khỏi bệnh viện Fountain Valley, sau khi nhìn anh Mai Thảo phì phèo trong ống dưỡng khí, đôi mắt đục ngầu buồn bã ngước lên nhìn chúng tôi, rồi từ từ nhắm lại. Bỗng dưng lòng tôi chùng xuống thương anh quá. Tình thương giữa một người anh gần gũi như trong gia đình.

Trước năm 1975, thỉnh thoảng có dịp về Saigon, vì quý trọng tác giả Đêm Giã Từ Hà Nội, Tháng Giêng Cỏ Non...tìm đến thăm anh một đôi lần ở tòa soạn Sáng Tạo, Nghệ Thuật và Văn...nhưng những lần thăm viếng đó hoàn toàn không để lại trong tôi một dấu vết tạo thành kỷ niệm lâu dài vì anh có vẻ kênh kiệu xa lạ với anh em văn nghệ miền Trung.

Trong khi ở Bách Khoa, Gió Mới, chúng tôi tìm thấy cái không khí cởi mở thân mật chia xẻ và nồng nàn hơn. Cuộc chiến cuốn hút chúng tôi vào những cơn bão lửa ở miền giới tuyến, chúng tôi ít có dịp theo dõi những sinh hoạt của nhóm Sáng Tạo, những thời gian cận kề thảm trạng đau thương của đất nước. Mãi cho đến một buổi chiều ở hải ngoại, anh Mai Thảo đưa anh Phạm Đình Chương đến thăm quán Doanh Doanh của chúng tôi mới khai trương được vài tháng ở gần khu phố Chinatown, Los Angeles. Cái quán không lớn lắm, nhưng có tranh Nguyên Khai, Hà Quốc Huy...mỗi cuối tuần thay một màu khăn trải bàn có lót kính và thay một cành hoa hồng rất lãng mạn. Nhạc cổ điển Tây Phương êm dịu, trữ tình. Quán đã cuốn hút một số khách ngoại quốc, đến từ Hollywood, thưởng thức các món ăn Việt Nam và cà phê, pha theo lối Việt Nam tỏa mùi thơm quyến rũ.

- Phạm Đình Chương đến thăm cậu và có món quà biếu cậu đấy.

Anh Phạm Đình Chương, lần đầu tiên, tôi mới được hân hạnh đối diện với anh. Ngày xưa có dịp đến Đêm Màu Hồng, nghe Thái Thanh hát, chỉ thấy loáng thoáng anh trên sân khấu...Nhưng với Hội Trùng Dương, Mộng Dưới Hoa...thì tuyệt vời và quý trọng anh. Anh Phạm Đình Chương giữ bí mật chỉ mỉm cười ngồi xuống, xin ly rượu đỏ. Anh Mai Thảo hỏi qua mức độ sinh hoạt của quán và tỏ ý bằng lòng với món nem chua của nhà tôi:

- Tớ chịu món nhậu nầy của Cầm lắm...bận thế mà còn làm nem tré kiểu cách theo lối Huế...giỏi thật.

- Thưa anh, kiếm sống phải bày vẽ thêm nhiều mặt hàng, khách dùng mãi vài món cũng chán chứ anh...anh Chương dùng thấy được không?

- Được, được lắm...

- Chương, nó mới phổ bài thơ Hạt Bụi Nào Bay Qua của cậu đấy, tớ nghe được lắm, cả Nguyễn Đức Quang cũng đồng ý như vậy...

- Hôm nào cậu tổ chức một buổi gặp mặt anh em ở quán nầy cho vui...Thế là từ đó quán Doanh Doanh, ngoài cái mục đích kiếm sống, mỗi cuối tháng, đã tạo nên không khí họp mặt anh em văn nghệ.  Đã ở nhiều năm trong các trại cải tạo đầy nghiệt ngã hiểm độc.  Đã từng đi vào cõi chết để tìm lẽ sống “thập tử nhất sanh” ở Biển Đông.  Đã từng chấp nhận kiếp lưu vong ở miền viễn xứ.  Đã xem như hạt bụi thì sá gì phải vướng bận chuyện nhân thế phù vân.  Lòng tự vấn, trong hoàn cảnh lưu đày, anh em đồng điệu cùng thuyền, cùng đa mang nghiệp dĩ, cùng định mệnh an bài...không cảm thông chia xẻ, xót xa nhau thì bảo người ngoại cuộc đoái hoài thương quý chúng ta sao đặng!  Cứ tự chia phân từng vùng giới tuyến, để rồi tự chuốc lấy sự cô đơn kinh hoàng.

Khi còn ở quê nhà, cái nhìn chung của anh em văn nghệ miền Trung với các phe nhóm sinh hoạt văn nghệ ở thủ đô Saigon đồng đều tình cảm quý trọng, sông biển chung, hầu như không để ý đến những giòng hải lưu riêng biệt.  Do đó, chúng tôi  không ái ngại mời tất cả đến Doanh Doanh chung vui. Những Nguyên Sa, Du Tử Lê, Hoàng Dược Thảo, Hoàng Quốc Bảo, Hoàng Dung, Nhật Ngân, Nguyễn Dũng Tiến, Vũ Quang Ninh, Minh Trang, Hoàng Khởi Phong, Lê Đình Điểu, Đỗ Tiến Đức, Nguyễn Mạnh Trinh, Kiêm Thêm, Nguyễn Anh Tuấn. Những Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Trúc Chi. Những Linh Bảo, Minh Đức Hoài Trinh. Những Nguyên Khai, Trần Diệu Hằng, Đào Trung Đạo. Những Hà Quốc Huy, Phùng Minh Tiến, Nguyễn Đình Cường, Lâm Triết, Kim Anh, Hàn Vĩ, Nam Lộc, Kiêm Đạt, Phạm Duy, Lê Uyên Phương, Hoàng Hà Thanh, BS. Trần Kim Thục, BS. Đoàn Yến, BS Vưu Nam Trân, BS. Nguyễn Xuân Quang, Phạm Đình Chương, Yên Ly, Phạm Thành, LS. Ngoạn Văn Đào, Khánh Ngọc, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Đức Quang, Lý Văn Chương, Viên Linh, Thùy Hạnh, Kiều Chinh, Phạm Công Thiện, Trần Trúc Giang, Việt Dzũng, Nguyễn Xuân Hoàng, Trần Quang Long, Linh Linh Ngọc, Du Miên, Lâm Tường Dũ, Duy Sinh, Mai Chửng, Nghiêu Đề, Lệ Thu, Ngọc Minh, Hoàng Anh Tuấn, Đỗ Văn Trọn, Hoàng Ngọc Ẩn...và nhà thơ Du Tử Lê bao giờ cũng sốt sắng trong các chương trình tổ chức ra mắt sách của anh em. Anh Mai Thảo vẫn là đầu giây nối kết mọi thâm tình. Anh mời Nguyên Sa lên đọc thơ, mời Võ Phiến lên nói vài lời. Gọi Nguyễn Đức Quang lên hát.  Gọi Trần Diệu Hằng lên ngâm thơ...  Lối nói tếu và vui đùa tế nhị và lịch sự của anh, và anh Phạm Đình Chương, bao giờ cũng tạo thêm sự thâm tình giữa anh em trong các buổi họp mặt. Cũng từ cái quán Doanh Doanh và các buổi sinh hoạt nồng thắm tình cảm trân quý đó, tôi mới chiêm nghiệm thật sự giữa chúng ta không có cách ngăn dị biệt.  Mọi nghi kỵ sẽ được hóa giải khi đối diện với nhau cùng chia xẻ nụ cười và ly rượu thâm giao thật lòng.

Những ngày tháng đầu năm 1983, khởi đầu dựng bảng tiếp tục tạp chí Văn nơi đất khách. Nhà in Kim, của Họa sĩ Lâm Triết, phụ giúp ấn loát với một ngân khoản tượng trưng nên anh Mai Thảo phải tự chăm sóc, trình bày và theo dõi, phát hành.  Vừa chủ nhiệm, chủ bút, vừa nhân viên gởi báo, thu tiền độc giả khắp nơi. Buổi trưa, thường đi xe buýt từ Culver City lên Chinatown ghé lại quán Doanh Doanh.  Một mình, chọn một góc bàn kín khuất vừa nhâm nhi ly rượu, vài cái nem chua vừa xem một số bài văn độc giả gởi đến.  Hoặc để gặp anh chị Võ Phiến ghé qua ăn trưa, hay Kiều Chinh, Phạm Công Thiện, Lê Trọng Nguyễn, Phạm Đình Chương hẹn hò ghé đến.  Anh hay ngồi đó suốt cả buổi chiều, có khi đến 9 giờ tối.  Chúng tôi sắp đóng cửa anh vẫn chưa muốn về. Có lẽ anh thích vui lây cái không khí gia đình con cái quây quần của chúng tôi chăng?  Những lần say quá quên lối về như thế, chúng tôi đành phải dìu anh ra xe và chở anh về Culver City ở phía Tây thành phố Los Angeles, trong khi chúng tôi nhà ở ngược về phía Đông thuộc thành phố Monterey Park. Anh vẫn còn say khi chúng tôi dìu anh khẽ đẩy cửa nhà in, đưa anh nằm trên chiếc sofa cũ.  Tôi ngạc nhiên hỏi anh:

- Anh ngủ chỗ nầy à?

Anh cố nhướn mắt nhìn tôi bặm môi muốn cười nhưng cười không được:

- Ừ thì ngủ chỗ nầy. Có sao đâu. Không biết chừng ngày mai thằng Lâm Triết đến mở cửa nhìn tao nằm bất động...cũng tốt thôi.  Hạp đưa vợ về đi...Cám ơn nhé!

Những lần đưa anh về khuya như thế, nhà tôi vẫn chu đáo bới theo cho anh một ít thức ăn, có khi là tô phở, có khi chút ít cơm với thức ăn nguội và không quên dặn dò:

- Anh nhớ ăn chút đỉnh, cả buổi chiều, em không thấy anh ăn, chỉ có uống rượu thôi!  Anh phải coi chừng sức khỏe.

- Cám ơn, Cầm về đi...

Anh cố gắng đứng dậy khép hờ cánh cửa...dáng điệu cô đơn buồn bã...  Trên đường về, tôi kể chuyện về tác giả Mười Đêm Ngà Ngọc, Bản Chúc Thư Trên Ngọn Đỉnh Trời..., chủ nhiệm tạp chí Sáng Tạo, đầu đàn, khởi xướng một giòng văn học lừng lẫy có một vị trí trong văn học sử Việt Nam.  Ngày xưa, độc giả gặp nhà văn Mai Thảo không phải dễ...

Liên tục trong thời gian ba năm có lẻ, đến lúc thấu triệt chân lý giữa văn hóa lý tưởng và thực tế, nên mối duyên giữa văn học và thương mãi không thể nào hòa hợp hạnh phúc lâu dài.  Đến lúc chúng tôi quyết định phải sang nhượng quán Doanh Doanh cho người khác để theo cái nghiệp viết văn làm báo đến bây giờ. Trong ba năm, chúng tôi sống gần gũi thật nhiều với các anh Mai Thảo, Phạm Đình Chương, chị Kiều Chinh, Lê Trọng Nguyễn, LS Ngoạn Văn Đào, Hoàng Thi Thao...Có những giây phút anh nói thật (tôi tin như thế) là anh không muốn làm phiền ai cả, ngay cả chuyện có người nào đó dư giả, có thể cung phụng anh vài chục ngàn, chỉ cần có tên anh đứng chủ nhiệm cho một tạp chí, Nhưng anh không nhận vì anh bảo, anh không cần tiền...nhà cửa, vợ con, xe cộ, anh thật sự không cần, chỉ có một nhu cầu vài ly rượu bạn bè quý mến chân tình mang đến biếu anh. Anh cũng đã cười buồn khi nói về những trang báo đả kích anh với những lời lẽ nặng nề, nhưng anh không giận những người đó.  Hầu như trong suốt thời gian hơn mười lăm năm gần gũi chuyện vãn với anh, tôi nhận thấy anh không giận ai lâu hơn điếu thuốc tàn trên môi.  Anh cũng chỉ là con người bình thường, chúng ta không nên đòi hỏi anh phải là Tu sĩ, Thiền sư đầy đức hạnh, gương mẫu từ những cung cách mẫu mực trong đời sống.  Những thiên tài nghệ thuật cũng chỉ là con người đầy tham sân si, hỉ nộ ái ố của thân tứ đại rất là trần tục... cho nên, tôi không ngạc nhiên, nhìn thấy anh Mai Thảo giận dữ cãi vã một cách hăng say với một nhà thơ vừa đến Los Angeles từ Paris, về các khuynh hướng triết học của Hoelderlin, Walt Whitman, và đại thi bá Nguyễn Du...hoặc vài ba thứ tình cảm lãng mạn vụn vặt...  Nhưng sau đó lại cụng ly và cười xòa thân thiện.  Một đôi khi anh tỉnh táo, đã khiêm nhượng lạ lùng khi nói về tác phẩm của anh: - Văn chương của tớ à? Có đếch gì phải nhắc đến. Tôi bảo với Hạp một điều, trong đời sống có thể chúng ta không yêu người nầy, không thích người kia, xỉ vả nhau thẳng thừng trực diện một trận rồi thôi.  Bỏ! Đừng lôi nhau lên báo, kỳ lắm. Cõi văn chương hãy để cho nó trong sáng.  Hãy xử dụng ngòi bút mình một cách ngay thẳng, tử tế đối với mọi người...

Quả như lời anh tâm sự trong suốt 51 năm viết văn làm báo kể từ năm 1946 tại Hà Nội đến năm 1997 tại Hoa Kỳ. Trên 50 tác phẩm gồm truyện ngắn, truyện dài, tùy bút, đến nhận định, thi ca. Từ Đêm Giã Từ Hà Nội đến Ta Thấy Hình Ta Những Miếu Đền...Thực sự anh Mai Thảo không dùng ngòi bút mình ngoài sứ mạng làm đẹp đời sống bằng văn chương. Tôi quý trọng anh vì anh còn giữ được trung thực một nhà văn có phẩm cách giữa cõi sống nhiễu nhương phức tạp ở quê người...Có thể nhờ ưu điểm ngay thẳng, thủy chung, tâm lượng hài hòa nên bạn bè khắp nơi đều giữ nguyên vẹn tình cảm chân tình đối với anh.  Xem anh như người bạn tốt, người anh thân thiết trong gia đình.

Nhiều lần họp mặt tại nhà anh Phạm Đình Chương, chờ khi rượu thấm, nghe anh “phán” mới vui.  Chúng tôi có hỏi về chuyện tình một thời của anh với ca sĩ...  Những lúc nói về tình yêu, anh sáng rực lên từ đôi mắt, nụ cười, giọng nói...nồng nàn với Áo Nàng Vàng Tôi Về Yêu Hoa Cúc. Với Tiếng Hát Vượt Thời Gian. Với Lăng Tẩm Đầy Cổ Tích, Sông Hương Núi Ngự nhưng dở dang vì lý do gia đình bên nhà gái còn quá bảo thủ với gia phong đạo đức, không chấp nhận nghệ sĩ lãng tử, khổ cho nhau suốt cả một đời.  Tuy không thành nghĩa đá vàng nhưng ba mươi năm sau gặp lại nhau nơi xứ người ở quán Doanh Doanh.  Cả hai đều mái tóc điểm sương tuyết, nhưng vẫn còn nhận ra nhau ở con mắt cười có đuôi, bâng khuâng như câu thơ trữ tình độc đáo của cụ Phan Khôi thuở nào...