Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

NHỮNG DÒNG SÔNG

THƠ MỘNG LẠC LOÀI TRONG

THƠ MẠC PHƯƠNG ĐÌNH

 

THÁI TÚ HẠP

 

 

Thi ca bắt đầu từ khi có loài người. Trong những trang cổ thi đã viện dẫn: con người sinh ra vốn tĩnh, đó là tính trời. Cảm sự vật tạo nên những xúc động đó là cái dục của tính, chuyển hóa nên tư tưởng. Và cũng chính từ những tư duy phát sinh ra ngôn ngữ có tiết tấu, có âm điệu, để diễn tả gọi là thơ. Sự hình thành của thi ca là sự phát sinh của tình cảm và tư tưởng con người. Ngôn ngữ tinh lọc, cô đọng đầy nhạc tính và chuyên chở nhiều ảnh tượng. Thi ca là một nghệ thuật của siêu nghệ thuật về ngôn ngữ. Người xưa đốt trầm tạo cái không khí thanh khiết và trang trọng mỗi khi đọc thơ. Thi gia được xem như một á thánh mang cái thông điệp thiêng liêng của trời đất đến với nhân gian. Những thi phẩm của họ được bảo tồn và phát huy như những di sản văn hóa quý báu của nhân loại. Theo dòng thời gian, kiến thức loài người được phát triển, thăng hoa về mọi phương diện. Thời đại mê cuồng vọng ngã, viễn mơ đó đã trở thành hoang tưởng trong ý thức khai phóng hiện hữu của nhân loại. Thơ đã đi vào đời sống một cách cụ thể hơn. Và thi sĩ cũng chỉ là một người bình thường trong quần chúng. Trải dài theo dòng văn học sử của Dân Tộc Việt Nam có hơn 4 ngàn năm đã từng chứng minh miền đất trù phú nẩy mầm muôn vạn loài hoa quý. Tiếng hát giữa rừng sâu bên dòng suối reo dưới ánh trăng vàng thơ mộng. Tiếng hát trên dòng sông hiu hắt nắng chiều. Tiếng chuông khua giữa đêm tịch lặng... Tiếng lá rơi chuyển mùa. Tiếng hơi thở của đàn nai xuống núi. Tiếng gọi nhau của nồng ấm tình yêu. Tất cả đã chuyển hóa thành thơ lưu truyền từ đời này sang đời khác trong nhân gian liên tục trong lịch sử. Mỗi người Việt là một nhà thơ. Thi nhân đông vui từ trong nước ra hải ngoại. Có lẽ sau gạo là thơ đối với người Việt Nam, sinh tố nuôi dưỡng thể xác cũng không kém cần thiết như dưỡng tố của tinh thần. Trong một bài viết giới thiệu về thơ Mạc Phương Đình, nhà thơ Hà Thượng Nhân đã nói: Thơ là một nghiệp, không phải là nghề. Từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, thơ không bao giờ nuôi nổi người dã sản sinh ra nó. Nhưng người ta vẫn làm thơ, vẫn say mê thơ, vẫn gắn bó tận tình với thơ. Hoa không hữu dụng như hạt gạo, nhưng không có hoa thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao nhiêu... Thơ càng ngày càng nở rộ khắp nơi. Ngay trong thời Thịnh Đường, các nhà thơ được tuyển chọn đến hơn 2.500 thi phẩm lần hồi qua vài thế kỷ chỉ còn lại khoảng 300 bài gọi là tuyệt tác (Đường Thi Tam Bách Thủ) nhưng thử hỏi cho đến bây giờ thật sự những người còn yêu thơ Đường chỉ còn lưu giữ loáng thoáng trong tâm hồn vài bài đáng nhớ như Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, Đằng Vương Các của Vương Bột, Hồi Hương Ngẫu Thư của Hạ Tri Chương, Đề Tích Sở Kiến Xứ của Thôi Hộ, Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục, Tĩnh Dạ Tứ và Trương Tiến Tửu của Lý Bạch... Nhìn về văn thơ Việt Nam ngoại trừ trường hợp ngoại lệ của thi hào Nguyễn Du với Truyện Kiều quá tuyệt hy vọng đa số người còn nhớ đến. Ngoài ra chúng ta cũng khó mà nhớ hết những bài thơ hay của Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Hàn Mạc Tử, Hồ Dzếnh, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Bùi Giáng... Cho dù thời gian là độc giả khắt khe để thẩm định giá trị tác phẩm nhưng những nhà thơ vẫn không lùi bước, vẫn cứ làm thơ như con tằm tự rút tơ lòng đến hơi thở cuối cùng, mặc cho đời hờ hững khen chê. Trong đội ngũ thi ca người Việt lưu vong vẫn hăng hái can đảm tham gia cuộc chơi "phóng tiền qua cửa sổ” - có nhà thơ Mạc Phương Đình - cuộc chơi mà chúng tôi hay dọa dẫm với nhau: Cơm áo không đùa với khách thơ. May mắn thay chúng ta cũng còn có khá nhiều tri âm đồng hành đi vào thế giới mộng mơ huyễn hoặc này với những đam mê đầy thú vị. Thi Phẩm “Lời Ru Của Mẹ!" không còn là thế giới tâm thức riêng của Mạc Phương Đình. Đó là hình ảnh cưu mang từ cõi lòng thương nhớ của đa số người đồng điệu về Mẹ đang sống những tháng ngày mỏi mòn nghiệt ngã nơi quê nhà:

 

những dòng sông ngọt ngào thời thơ ấu

lời mẹ ru âm hưởng giữa chiều mưa...

 

trăm con nước trôi chìm vào dĩ vãng

sông nước nào đằm thắm nỗi cay chua

nguồn sữa mẹ như những dòng sông lớn

tắm mát cuộc đời dầu dãi nắng mưa...

 

...dõi theo ngày tháng êm đềm

vẳng nghe tiếng mẹ ru đêm ngọt ngào...

 

Trong kho tàng văn học của nhân loại không thiếu những tác phẩm ca ngợi hình ảnh người Mẹ cao quý và tôn vinh Mẹ như: Mẹ là kỳ quan trong tất cả kỳ quan của loài người trên thế giới. Một số bài thơ khác trong thi tập Lời Ru Của Mẹ và Những Dòng Kỷ Niệm, Mạc Phương Đình đã bày tỏ những nỗi niềm sâu sắc nhớ quê, nhớ bạn, nhớ đến những phút giây êm đềm thơ mộng bên người yêu dấu, mà bây giờ đã ngàn dặm chia xa.

 

người đi bỏ lại vầng trăng

nỗi cô đơn với đường gần nẻo xa

ngùi trông khuất dải ngân hà

bơ vơ từng giọt sương sa lạnh lùng...

 

Mỗi tác phẩm trình diện với đời dĩ nhiên qua sự thẩm định tùy theo quán tính, cảm quan và trình độ của mỗi người nhưng chúng ta hy vọng mỗi nhận xét đều là những thăng hoa. Cái ưu điểm của Mạc Phương Đình là người yêu thơ làm thơ, trước 75 ở quê nhà, nay ông mới trở lại hòa điệu cùng thế giới thi ca hải ngoại nhưng ông đã tạo nên những ngạc nhiên bằng những sáng tạo bày tỏ sự chân thành, đôn hậu, những khắc khoải ưu tư cho thân phận, cho quê hương còn mang nỗi khổ đau, cho kiếp sống lạc loài, cho những đồng hương nơi viễn xứ, cho tình yêu và hạnh phúc, lúc hiện thực, lúc lãng đãng phù vân, hư ảo. Sự chân thành của ông đã tạo những thành quả đáng kể trên thi đàn văn học hải ngoại:

 

mỗi giọt nắng vàng thêm rực rỡ

soi trong tiềm thức cõi vô thường...

 

ngày ta đi vầng trăng quay trở lại

dấu chân mờ trên cát khóc mùa đông

con chim sáo bay về vùng gió bụi

để màu trăng che khuất ngõ tương phùng

 

ngẩn ngơ một chút quan hoài

nẻo xa bãi cát chừng phai nhạt màu

thắp tình rọi xuống đêm sâu

người đi bỏ lại vũng sầu lặng câm...

 

trong dấu bước đường về qua lặng lẽ

sầu dâng lên theo mây trắng ngang đèo

ta về nghiêng mắt nhìn sông nước

tìm lại hồn xưa trong bóng em

chỉ thấy mùa thu trôi lãng đãng

bãi thu, sông biển vẫn thì thầm...

 

Theo tài liệu nghiên cứu sưu tầm của các nhà bác học, địa chất học và nhân chủng họe thì trái đất đã hiện hữu trong vũ trụ có hơn 5 tỷ năm và con người có mặt trên quả địa cầu này hơn 2 triệu năm. Mỗi ngày từ phương đông ánh sáng thắp lên từng phút từng giây và hành tinh này xoay quanh mặt trời liên tục. Người xưa và chúng ta bây giờ cũng nhìn thấy mây trắng thơ mộng trên bầu trời xanh. Con suối vẫn reo và cây lá vẫn lên xanh trong khu rừng mùa xuân... sự lặp lại hàng triệu năm sinh diệt vô thường. Sự trùng hợp những dấu chân trong cuộc đời cũng như sự ngẫu nhiên hạnh ngộ những ngôn ngữ thi ca trong tiềm thức cũng chỉ là chuyện bình thường. Chúng ta bước vào cõi thơ của Mạc Phương Đình như ngắm dòng sông tuệ giác, mênh mông soi bóng mình. Nhìn ra cái “bản lai diện mục” đã hòa tan vào cái Tâm đại ngã vô lượng. Cái tâm Bồ Đề Bát Nhã Chân Như, thủy chung một đời phiêu bạt.

Chúng tôi chia xẻ nỗi niềm tâm sự của Mạc Phương Đình qua l'trái Tim Vẫn Thao Thức” như ông tỏ bày: ... và từ đó kỷ niệm bỗng hiện về, mang đầy những dấu vết ngậm ngùi. Với tôi, vẫn muốn chôn kín những kỷ niệm, những kỷ niệm vừa cay đắng, vừa ngọt ngào, vào thật sâu trong đáy tim mình, cho nó ngủ yên, nhưng... cuộc hành trình từ Lời Ru Của Mẹ như những khởi diễm tuyệt vời của thi sĩ Mạc Phương Đình đến Những Dòng Kỷ Niệm thì cái sâu sắc của tâm thức thoáng qua những lăng kính khói sương phai nhạt, cái nồng thắm đậm đà cũng có chút vơi tan... có lẽ khi Mạc Phương Đình đối diện với ảnh tượng thực tế phũ phàng thì y như những cảm xúc của ông không còn bùng vỡ những tuệ giác sáng tạo xuất thần như khi ông đã thực thà nuôi mộng. Cái thực thể đau lòng dàn trải trước mắt đã chuyển hóa ông thành một Tô Đông Pha của thời đại mới lưu vong, chợt tỉnh ngộ, thà đuổi theo cơn viên mộng còn hơn trở lại quê nhà:

 

Lô Sơn yên tỏa Chiết Giang triều

Vị đáo sinh bình hận bất tiêu

Đáo đắc hoằn lai vô biệt sự

Lô Sơn yên tỏa Chiết Giang triều

(Tô Đông Pha)

 

Mù tỏa Lô Sơn sóng Chiết Giang

Khi chưa đến đó hận muôn vàn

Đến rồi về lại không gì lạ

Mù tỏa Lô Sơn sóng Chiết Giang...

(Thầy Mật Thể dịch)

 

(Bài nói chuyện về thơ Mạc Phương Đình tổ chức Chiều Chủ Nhật ngày 25-8-2002 tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt)

NHỮNG DÒNG SÔNG

THƠ MỘNG LẠC LOÀI TRONG

THƠ MẠC PHƯƠNG ĐÌNH

 

THÁI TÚ HẠP

 

Thi ca bắt đầu từ khi có loài người. Trong những trang cổ thi đã viện dẫn: con người sinh ra vốn tĩnh, đó là tính trời. Cảm sự vật tạo nên những xúc động đó là cái dục của tính, chuyển hóa nên tư tưởng. Và cũng chính từ những tư duy phát sinh ra ngôn ngữ có tiết tấu, có âm điệu, để diễn tả gọi là thơ. Sự hình thành của thi ca là sự phát sinh của tình cảm và tư tưởng con người. Ngôn ngữ tinh lọc, cô đọng đầy nhạc tính và chuyên chở nhiều ảnh tượng. Thi ca là một nghệ thuật của siêu nghệ thuật về ngôn ngữ. Người xưa đốt trầm tạo cái không khí thanh khiết và trang trọng mỗi khi đọc thơ. Thi gia được xem như một á thánh mang cái thông điệp thiêng liêng của trời đất đến với nhân gian. Những thi phẩm của họ được bảo tồn và phát huy như những di sản văn hóa quý báu của nhân loại. Theo dòng thời gian, kiến thức loài người được phát triển, thăng hoa về mọi phương diện. Thời đại mê cuồng vọng ngã, viễn mơ đó đã trở thành hoang tưởng trong ý thức khai phóng hiện hữu của nhân loại. Thơ đã đi vào đời sống một cách cụ thể hơn. Và thi sĩ cũng chỉ là một người bình thường trong quần chúng. Trải dài theo dòng văn học sử của Dân Tộc Việt Nam có hơn 4 ngàn năm đã từng chứng minh miền đất trù phú nẩy mầm muôn vạn loài hoa quý. Tiếng hát giữa rừng sâu bên dòng suối reo dưới ánh trăng vàng thơ mộng. Tiếng hát trên dòng sông hiu hắt nắng chiều. Tiếng chuông khua giữa đêm tịch lặng... Tiếng lá rơi chuyển mùa. Tiếng hơi thở của đàn nai xuống núi. Tiếng gọi nhau của nồng ấm tình yêu. Tất cả đã chuyển hóa thành thơ lưu truyền từ đời này sang đời khác trong nhân gian liên tục trong lịch sử. Mỗi người Việt là một nhà thơ. Thi nhân đông vui từ trong nước ra hải ngoại. Có lẽ sau gạo là thơ đối với người Việt Nam, sinh tố nuôi dưỡng thể xác cũng không kém cần thiết như dưỡng tố của tinh thần. Trong một bài viết giới thiệu về thơ Mạc Phương Đình, nhà thơ Hà Thượng Nhân đã nói: Thơ là một nghiệp, không phải là nghề. Từ xưa đến nay, từ Đông sang Tây, thơ không bao giờ nuôi nổi người dã sản sinh ra nó. Nhưng người ta vẫn làm thơ, vẫn say mê thơ, vẫn gắn bó tận tình với thơ. Hoa không hữu dụng như hạt gạo, nhưng không có hoa thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết bao nhiêu... Thơ càng ngày càng nở rộ khắp nơi. Ngay trong thời Thịnh Đường, các nhà thơ được tuyển chọn đến hơn 2.500 thi phẩm lần hồi qua vài thế kỷ chỉ còn lại khoảng 300 bài gọi là tuyệt tác (Đường Thi Tam Bách Thủ) nhưng thử hỏi cho đến bây giờ thật sự những người còn yêu thơ Đường chỉ còn lưu giữ loáng thoáng trong tâm hồn vài bài đáng nhớ như Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu, Phong Kiều Dạ Bạc của Trương Kế, Đằng Vương Các của Vương Bột, Hồi Hương Ngẫu Thư của Hạ Tri Chương, Đề Tích Sở Kiến Xứ của Thôi Hộ, Bạc Tần Hoài của Đỗ Mục, Tĩnh Dạ Tứ và Trương Tiến Tửu của Lý Bạch... Nhìn về văn thơ Việt Nam ngoại trừ trường hợp ngoại lệ của thi hào Nguyễn Du với Truyện Kiều quá tuyệt hy vọng đa số người còn nhớ đến. Ngoài ra chúng ta cũng khó mà nhớ hết những bài thơ hay của Tản Đà, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Hàn Mạc Tử, Hồ Dzếnh, Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Bùi Giáng... Cho dù thời gian là độc giả khắt khe để thẩm định giá trị tác phẩm nhưng những nhà thơ vẫn không lùi bước, vẫn cứ làm thơ như con tằm tự rút tơ lòng đến hơi thở cuối cùng, mặc cho đời hờ hững khen chê. Trong đội ngũ thi ca người Việt lưu vong vẫn hăng hái can đảm tham gia cuộc chơi "phóng tiền qua cửa sổ” - có nhà thơ Mạc Phương Đình - cuộc chơi mà chúng tôi hay dọa dẫm với nhau: Cơm áo không đùa với khách thơ. May mắn thay chúng ta cũng còn có khá nhiều tri âm đồng hành đi vào thế giới mộng mơ huyễn hoặc này với những đam mê đầy thú vị. Thi Phẩm “Lời Ru Của Mẹ!" không còn là thế giới tâm thức riêng của Mạc Phương Đình. Đó là hình ảnh cưu mang từ cõi lòng thương nhớ của đa số người đồng điệu về Mẹ đang sống những tháng ngày mỏi mòn nghiệt ngã nơi quê nhà:

 

những dòng sông ngọt ngào thời thơ ấu

lời mẹ ru âm hưởng giữa chiều mưa...

 

trăm con nước trôi chìm vào dĩ vãng

sông nước nào đằm thắm nỗi cay chua

nguồn sữa mẹ như những dòng sông lớn

tắm mát cuộc đời dầu dãi nắng mưa...

 

...dõi theo ngày tháng êm đềm

vẳng nghe tiếng mẹ ru đêm ngọt ngào...

 

Trong kho tàng văn học của nhân loại không thiếu những tác phẩm ca ngợi hình ảnh người Mẹ cao quý và tôn vinh Mẹ như: Mẹ là kỳ quan trong tất cả kỳ quan của loài người trên thế giới. Một số bài thơ khác trong thi tập Lời Ru Của Mẹ và Những Dòng Kỷ Niệm, Mạc Phương Đình đã bày tỏ những nỗi niềm sâu sắc nhớ quê, nhớ bạn, nhớ đến những phút giây êm đềm thơ mộng bên người yêu dấu, mà bây giờ đã ngàn dặm chia xa.

 

người đi bỏ lại vầng trăng

nỗi cô đơn với đường gần nẻo xa

ngùi trông khuất dải ngân hà

bơ vơ từng giọt sương sa lạnh lùng...

 

Mỗi tác phẩm trình diện với đời dĩ nhiên qua sự thẩm định tùy theo quán tính, cảm quan và trình độ của mỗi người nhưng chúng ta hy vọng mỗi nhận xét đều là những thăng hoa. Cái ưu điểm của Mạc Phương Đình là người yêu thơ làm thơ, trước 75 ở quê nhà, nay ông mới trở lại hòa điệu cùng thế giới thi ca hải ngoại nhưng ông đã tạo nên những ngạc nhiên bằng những sáng tạo bày tỏ sự chân thành, đôn hậu, những khắc khoải ưu tư cho thân phận, cho quê hương còn mang nỗi khổ đau, cho kiếp sống lạc loài, cho những đồng hương nơi viễn xứ, cho tình yêu và hạnh phúc, lúc hiện thực, lúc lãng đãng phù vân, hư ảo. Sự chân thành của ông đã tạo những thành quả đáng kể trên thi đàn văn học hải ngoại:

 

mỗi giọt nắng vàng thêm rực rỡ

soi trong tiềm thức cõi vô thường...

 

ngày ta đi vầng trăng quay trở lại

dấu chân mờ trên cát khóc mùa đông

con chim sáo bay về vùng gió bụi

để màu trăng che khuất ngõ tương phùng

 

ngẩn ngơ một chút quan hoài

nẻo xa bãi cát chừng phai nhạt màu

thắp tình rọi xuống đêm sâu

người đi bỏ lại vũng sầu lặng câm...

 

trong dấu bước đường về qua lặng lẽ

sầu dâng lên theo mây trắng ngang đèo

ta về nghiêng mắt nhìn sông nước

tìm lại hồn xưa trong bóng em

chỉ thấy mùa thu trôi lãng đãng

bãi thu, sông biển vẫn thì thầm...

 

Theo tài liệu nghiên cứu sưu tầm của các nhà bác học, địa chất học và nhân chủng họe thì trái đất đã hiện hữu trong vũ trụ có hơn 5 tỷ năm và con người có mặt trên quả địa cầu này hơn 2 triệu năm. Mỗi ngày từ phương đông ánh sáng thắp lên từng phút từng giây và hành tinh này xoay quanh mặt trời liên tục. Người xưa và chúng ta bây giờ cũng nhìn thấy mây trắng thơ mộng trên bầu trời xanh. Con suối vẫn reo và cây lá vẫn lên xanh trong khu rừng mùa xuân... sự lặp lại hàng triệu năm sinh diệt vô thường. Sự trùng hợp những dấu chân trong cuộc đời cũng như sự ngẫu nhiên hạnh ngộ những ngôn ngữ thi ca trong tiềm thức cũng chỉ là chuyện bình thường. Chúng ta bước vào cõi thơ của Mạc Phương Đình như ngắm dòng sông tuệ giác, mênh mông soi bóng mình. Nhìn ra cái “bản lai diện mục” đã hòa tan vào cái Tâm đại ngã vô lượng. Cái tâm Bồ Đề Bát Nhã Chân Như, thủy chung một đời phiêu bạt.

Chúng tôi chia xẻ nỗi niềm tâm sự của Mạc Phương Đình qua l'trái Tim Vẫn Thao Thức” như ông tỏ bày: ... và từ đó kỷ niệm bỗng hiện về, mang đầy những dấu vết ngậm ngùi. Với tôi, vẫn muốn chôn kín những kỷ niệm, những kỷ niệm vừa cay đắng, vừa ngọt ngào, vào thật sâu trong đáy tim mình, cho nó ngủ yên, nhưng... cuộc hành trình từ Lời Ru Của Mẹ như những khởi diễm tuyệt vời của thi sĩ Mạc Phương Đình đến Những Dòng Kỷ Niệm thì cái sâu sắc của tâm thức thoáng qua những lăng kính khói sương phai nhạt, cái nồng thắm đậm đà cũng có chút vơi tan... có lẽ khi Mạc Phương Đình đối diện với ảnh tượng thực tế phũ phàng thì y như những cảm xúc của ông không còn bùng vỡ những tuệ giác sáng tạo xuất thần như khi ông đã thực thà nuôi mộng. Cái thực thể đau lòng dàn trải trước mắt đã chuyển hóa ông thành một Tô Đông Pha của thời đại mới lưu vong, chợt tỉnh ngộ, thà đuổi theo cơn viên mộng còn hơn trở lại quê nhà:

 

Lô Sơn yên tỏa Chiết Giang triều

Vị đáo sinh bình hận bất tiêu

Đáo đắc hoằn lai vô biệt sự

Lô Sơn yên tỏa Chiết Giang triều

(Tô Đông Pha)

 

Mù tỏa Lô Sơn sóng Chiết Giang

Khi chưa đến đó hận muôn vàn

Đến rồi về lại không gì lạ

Mù tỏa Lô Sơn sóng Chiết Giang...

(Thầy Mật Thể dịch)

 

(Bài nói chuyện về thơ Mạc Phương Đình tổ chức Chiều Chủ Nhật ngày 25-8-2002 tại Phòng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt)