Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

THƠ THÁI TÚ HẠP,

BẢN LỘ TRÌNH TÂM, THỨC

 

DU TỬ LÊ

 

So với những người cùng thời với ông, như Thành Tôn, Luân Hoán, Hoàng Quy, Hà Nguyên Thạch...thì, Thái Tú Hạp là người bước vào thi ca sớm nhất, và cũng có những thành tựu sớm nhất.  Ngay tự những năm giữa thập niên 50, ông đã bắt đầu với những bài thơ thứ nhất đăng tải trên tạp chí Bách Khoa, khi ông mới 16 tuổi; rồi lần lượt các tạp chí khác của Sàigòn, thời điểm đó, như Mai, Nghệ Thuật, Văn Học, Văn, vân vân...Trong hàng ngũ những người trẻ tuổi thời điểm đó, Thái Tú Hạp cũng là người mau chóng bứt lìa khỏi mức khởi hành chung kia, để quan định lấy cho mình một chỗ đứng riêng.  Bằng vào những lát dao ngôn ngữ, những ngọn dáo suy tư, cùng những nỗ lực vỡ bờ, Thái Tú Hạp đã tạo được cho ông một căn cước riêng, một thẻ nhận dạng, một thẻ tùy thân mang những nét đặc thù thi ca mang tên Thái Tú Hạp.  Dọc theo bước trường chinh chữ nghĩa, ông cũng là người ở lại với thi ca Việt Nam trong tất cả mọi giai đoạn gập ghềnh, nhồi xóc nhất của nó.

Sinh năm 1940, tại Hội An, Quảng Nam, người cựu sĩ quan chiến tranh chính trị của QLVNCH, người cựu tù chính trị sau biến cố 30-4-75, cựu thuyền nhân, định cư tại miền Nam California từ năm 1979, tính tới giữa thập niên 90, riêng về thi phẩm, họ Thái đã cho xuất bản tất cả 6 thi phẩm.  Không kể thi phẩm đầu tay Sông Thu, xuất bản năm 1962 cùng với Thành Tôn và Hoàng Quy, mỗi thi phẩm sau này của Thái Tú Hạp là một dấu mốc thi ca quan trọng của họ Thái, như thi phẩm Thèm Về, xuất bản năm 1970, Yêu Em Một Đời, xuất bản 1973, Chim Quyên Lạc Ngàn xuất bản năm 1982 và Miền Yêu Dấu Phương Đông, xuất bản năm 1987, và thi phẩm mới nhất, Hạt Bụi Nào Bay Qua, xuất bản năm 1995.  Tất cả, cho thấy, họ Thái ký thác trọn vẹn cuộc đời mình cho tôn giáo thi ca.  Tất cả, cho thấy, họ Thái chung thủy ở với thi ca, như ở với định mệnh đầu tiên và sau cùng của cuộc đời mình.

Phát biểu về sinh phần thơ Thái Tú Hạp, nhà văn Mai Thảo nói, cõi thơ Thái Tú Hạp là “một gắn bó sắt son và bất biến với giống nòi và, nguồn gốc do nơi những rung động ở quê nhà ngày trước, trên quê hương người bây giờ, trước sau nhất quán, không bao giờ đổi thay.  Những bài thơ trong sáng, êm đềm, như có một thiền định nào đó giữa hai giòng chữ.  Đó là điều tôi ghi nhận được ở tư duy Thái Tú Hạp, ở cõi thơ và ngôn ngữ Thái Tú Hạp...”.

Tuy nhiên, nếu dõi theo tiến trình sinh, diễn biến trên 40 năm thơ Thái Tú Hạp, ta sẽ thấy đôi cánh thi ca Thái Tú Hạp mỗi ngày mỗi bay bổng, mỗi vươn cao hơn, vào khoảng không mênh mông vô tận:

 

hãy như gương lặng hồn ta

trăm năm soi bóng trăng tà đầu non

bụi nào chao động hoàng hôn

trong vô lượng kiếp mù tăm mặt hồ

 

Hay:

 

ta về cổ tự nghe kinh

suối mây chim hót trên cành tĩnh tâm

hoa vàng xưa gặp cố nhân

sợi tơ nhân ngãi trăm năm đợi chờ

vầng trăng từ cõi nguyên sơ

hỏi nhau lá trúc thắm tờ Kim Cang

bụi nào xóa dấu sắc không

nghe chuông đại nguyện hóa thân chim trời

 

Thi ca, với ông, không còn là những buộc ràng, những phản ánh nhân sinh.  Thi ca, với ông, không còn là những cánh cửa mở vào những vấn nạn đời thường, mà, thi ca với ông, càng ngày, càng cho thấy nó là một ngõ tương thông với trời đất, với những nguyên lý siêu hình.  Trên những đường bay ngẫu hợp giữa trí tuệ và rung động, giữa ngôn ngữ (chỉ như một chiếc thuyền chở người qua sông), và nhịp điệu (chỉ như những lượng sóng vỗ đâu đó giữa vô cùng lênh đênh), thơ Thái Tú Hạp đã “đáo bỉ ngạn”.  Đã tới bến bờ thức ngộ về lẽ sinh diệt, lẽ hữu hạn và vô nghĩa của kiếp người.  Chính từ sự đáo bỉ ngạn kia, do nơi đạt tới bến bờ nọ, đã thăng hoa tiếng thơ Thái Tú Hạp.  Một thăng hoa an nhiên, tự tại, êm và lắng như cành hoa trong tay Phật và nụ cười của ngài Ca Diếp, năm xưa...Bằng cảm nhận nào đó, chúng ta sẽ bắt gặp rất nhiều cành hoa và nụ cười trong thơ Thái Tú Hạp hôm nay, ngay cả nơi những dòng thơ thế sự của ông nữa.

Chúng tôi đan cử bài thơ Tâm Động:

 

sáng mở ra hoàn vũ

hoa trúc đào đong đưa

tâm thoáng về đất cũ

rừng lá động chim khua

 

vườn xưa còn nguyệt hạ

giữ thơm tình cổ thư

mưa đời phai ý đá

còn chi nữa chân như

 

em về qua thị xã

trúc đào lẳng lơ bay

hoa sầu chia mấy ngã

trong hồn em thơ ngây

 

chùa quê gầy bóng mẹ

hoàng hôn ngắm trúc đào

máu về đâu trăm cõi

tim mẹ một niềm đau

 

kinh lặng vừng trăng khuyết

chiều tịnh mặc đâu đây

phương nào thương cố quận

cho ta về am mây

 

đời giạt trôi viễn xứ

núi sông khói vô thường

bụi hoen giòng mật ngữ

chiều hoang vỡ tà dương

 

trăm năm chừng ghé lại

cõi tạm đầy thương đau

căn nhà xưa quạnh quẽ

trong mắt sầu thiên thu

 

hiên trăng ngàn dặm hỏi

vườn cũ nở bông hồng

trong nhau còn hơi thở

trái tim người phương đông

 

tâm động trúc đào bay

gió đùa ngàn mây trắng

em qua vườn có hay

tình ta rơi giọt nắng

 

chương trình tác giả và tác phẩm/voa/tháng 9-97/

do Du Tử Lê phụ trách.