Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

DƯƠNG VIẾT ĐIỀN ĐỌC

“HẠT BỤI NÀO BAY QUA”

CỦA THÁI TÚ HẠP

 

Sinh trưởng tại thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam, nơi có những ngôi chùa cổ kính, là những di tích văn hóa lâu đời, nhà thơ Thái Tú Hạp lớn lên bên những câu Kinh tiếng Kệ vọng ra hằng ngày từ các chùa chiền khiến tâm hồn ông đã rung cảm theo những tiếng chuông chùa mầu nhiệm.

Nhờ hấp thụ tinh thần Nho giáo và Phật giáo ngay từ thuở thiếu thời, ông luôn luôn tự tạo cho mình một cuộc sống thật thanh nhàn, thoải mái, tịch mặc, một cuộc sống thật thanh tịnh hiền hòa như mặt hồ phẳng lặng. Chính cuộc sống này đã ảnh hưởng sâu đậm vào tâm hồn ông làm cho con tim ông rung cảm thật nhẹ nhàng. Sự rung cảm này được biểu lộ qua những bài thơ mang nhiều sắc thái về Thiền Học Phật Giáo như nhà văn nổi tiếng Duy Lam đã nhận xét: “thấp thoáng bàng bạc trong một số bài thơ trong tập Hạt Bụi Nào Bay Qua, ta cũng có thể thấy bộc lộ những ý niệm về Thiền và cái cao xa của Đạo Phật”.

Chịu ảnh hưởng của tinh thần Phật giáo đã đành, nhà thơ Thái Tú Hạp, có lẽ qua những dòng suy tư triền miên về cuộc sống, đã tìm được chân lý tuyệt vời của con người, đó là Thiền học Phật giáo.

 

Chính nhà thơ Thái Tú Hạp đã cảm nhận được rằng nhiều tư tưởng siêu việt nẩy sinh từ ngàn xưa đích thực là những tư tưởng có giá trị vĩnh cửu. Cho dù những tư tưởng đó phát xuất từ các triết gia, từ những bậc chân tu, hay từ các tôn giáo khác. Những tư tưởng đó - những tư tưởng lớn thường hay gặp nhau - đã đem Chân, Thiện, Mỹ về cho nhân loại. Chính tư tưởng: “Ngươi là cát bụi, ngươi sẽ trở về với cát bụi” đã ảnh hưởng cũng khá nhiều vào tâm hồn của nhà thơ. Chính điểm nầy mà người đọc thơ của Thái Tú Hạp đã tìm thấy được trong thơ ông “những bề sâu hun hút của những xúc động mãnh liệt trước cái bi thảm của cuộc sống hay cái chết”.

Vì thế, trong nhiều bài thơ của Thái Tú Hạp qua tập thơ “Hạt Bụi Nào Bay Qua”, người đọc thấy ông đã chịu ảnh hưởng của Thiền Học Phật Giáo một cách rõ rệt. Đó là lý do khiến ông đã xử dụng rất nhiều từ ngữ liên quan đến những tư tưởng của Phật Giáo như: luân hồi, giác ngộ, vô thường, thạch thất, ta bà, vô lượng, bát nhã, chân kinh, sát na, thiền sư v.v...

Những từ ngữ này chen lẫn với những dòng thơ êm ái nhẹ nhàng làm cho người đọc cảm thấy như đang đi vào một thế giới hư vô huyền ảo, “sắc sắc không không”, một thế giới mông lung nhiệm màu, trầm mặc vì nhà thơ đã thể hiện được ngôn ngữ của thi ca về Thiền đúng như thầy Thích Mãn Giác đã viết: “Thiền muốn hoàn toàn vượt qua ngôn ngữ như là các chất liệu của hí luận (prapãnca) để khai mở ra ngôn ngữ như là một biểu thị của “Thánh đế đệ nhất nghĩa”. Có lẽ chính vì thế mà Thiền đã chọn ngôn ngữ của thi ca”.

Ta hãy đọc một số bài thơ của nhà thơ Thái Tú Hạp mang nhiều sắc thái về Thiền học Phật giáo sau đây:

 

...từ trong cõi ưu tư sầu muộn

thân xác ta rã rời

qua từng sát na mầu nhiệm

ôi! Kiếp người hư vô

(Hạt Bụi Nào Bay Qua)

 

Hay là:

 

...hỏi em nguồn cội hư hao

hỏi không sắc tướng lối vào tử sinh

hỏi ta hạt bụi vô minh

sát na trong cõi hữu tình xuân thơm

(Tự Vấn)

 

Hoặc mấy dòng thơ dưới đây cũng cho ta thấy rõ nét về Thiền học Phật giáo:

 

...trang kinh giở mãi đều vô sắc

đá núi trầm ngâm chuyện thế nhân

hạt cát bên bờ hằng sa mộng

vô lượng triều dâng sóng bạt ngàn

(Huyền Không Động)

 

Hay là:

 

...một thuở ta về chim hót lá

Niết Bàn cánh mở đón ta theo

(Tiền Kiếp)

 

Ngoài những câu thơ trên, người đọc còn thấy những ý niệm về Thiền học Phật giáo cũng bàng bạc trong một vài dòng thơ khác như:

 

...em cười như nụ hoa

trong mai tâm Bồ Tát

tiếng chuông đời thoảng qua

phù vân chim hót lá

(Chợt Ngộ)

 

Hay là:

 

...ta cùng em hát bên đồi xuân xưa

nhất quán rồi - mộng mai sau

tâm vô lượng mở - có nhau luân hồi

(Luân Hồi Có Nhau)

 

Ngoài những bài thơ mang nhiều sắc thái về Thiền học Phật giáo, qua tập “Hạt Bụi Nào Bay Qua”, người đọc còn thấy được tình tự dân tộc và tình yêu quê hương nồng nàn của nhà thơ Thái Tú Hạp.

Nếu ngày xưa bên xứ sương mù triền miên ở Anh quốc, thi sĩ Lord Byron đã ca ngợi tình quê hương nồng thắm, đã ca ngợi quê nhà là nơi diễm tuyệt nghìn năm qua mấy câu thơ bất hủ sau:

 

...Home, home, home, sweet home

How humble The home may be

There is no place like home

(Ta về ta tắm ao ta

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn)

 

Thì ngày hôm nay, nhà thơ Thái Tú hạp cũng đã xúc động triền miên khi nghĩ về quê hương nước Việt.

Vì quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn, là nơi có rất nhiều kỷ niệm buồn vui nên suốt cả đời người khó ai mà quên quê hương được. Cho dù quê hương có đất cày lên sỏi đá đi nữa, cho dù quê nhà có tang tóc sầu thương, nhà thơ Thái Tú Hạp vẫn luôn luôn vọng về cố quận và ước mơ một ngày về để tìm lại những kỷ niệm thuở thiếu thời cũng như để gặp lại những người thân thương mà vì nghịch cảnh của cuộc đời phải phiêu bạt giang hồ nơi đất khách.

Qua mấy dòng thơ sau đây, người đọc sẽ thấy rõ tâm hồn của nhà thơ luôn luôn hướng về quê mẹ:

 

...quê hương đích thực chân tình yêu dấu

giọt nước suối xưa

lời ca dao mầu nhiệm

tiếng gió lũy tre thơ nhạc hiền hòa

đã thắm trong hồn ta bất diệt

dù cho đời gian dối điêu ngoa

hạt bụi trần ai khổ lụy

ta hẹn em sẽ trở về

bên đồi lau xanh biếc

chim rủ nhau quấn quít

trên ngàn cây...

 

Mặc dầu lưu lạc ở xứ lạ quê người, mặc dầu hưởng thụ những văn minh của vật chất, nhà thơ Thái Tú Hạp vẫn luôn luôn nhớ nhà, nhớ quê hương da diết, hình bóng lũy tre xanh cùng với đồng lúa chín rì rào, hình bóng của hàng cau sum sê trái ngọt ngào, hình bóng của cây đa ở cuối làng cũng như bến đò buổi chợ chiều ở phố Hội như luôn luôn canh cánh bên lòng khiến nhà thơ nhớ mãi không bao giờ quên được.

Những nỗi nhớ nhung về quê hương yêu dấu đó, đã được nhà thơ bộc lộ qua mấy dòng thơ sau:

 

...cố hương trăng khuyết đìu hiu nhớ

dạ lý hoa còn phảng phất hương

trăng cưu mang niềm đau vong quốc

bỏ đám mây tang tóc trên trời

kẻ lưu đày u hoài đất khách

đạp trăng sầu lên núi rong chơi

 

Niềm nhớ nhung về quê nhà của nhà thơ Thái Tú Hạp không khác nào niềm nhung nhớ của thi sĩ Giả Đảo đời Đường khi ở trọ 10 năm trên đất Tinh Châu, lòng ông ta vẫn buồn vời vợi vì thương nhớ quê nhà Hàm Dương qua bài Độ Tang Càn:

 

...Khách xá Tinh Châu dĩ thập sương

Qui tâm nhật dạ ức Hàm Dương

Vô đoan cách độ Tang Càn Thủy

Khước vọng Tinh Châu thị cố hương...

 

Mười năm quán trọ đất Tinh Châu

Thương nhớ Hàm Dương canh cánh sầu

Ai tưởng sông Tang nay lại vượt

Tinh Châu ngoảnh lại cố hương đâu?

Đào Hữu Dương dịch

 

Vì nước đã mất, nhà đã tan nên nhà thơ Thái Tú Hạp cũng như hàng vạn người khác đã phải ra đi rồi lặn lội ở chốn quê người và ai nấy đều mang một niềm đau vong quốc. Để biểu lộ cho sự nhớ nhung vì cảnh quốc phá gia vong, nhà thơ Thái Tú Hạp đã rung cảm hồn mình thành thơ qua rất nhiều bài mà những dòng thơ chính sau đây là những biểu tượng điển hình của sự nhung nhớ đó:

 

...tiếng chim nào hót nhiêu khê

còn đau xót mãi trời quê giọt sầu...

(Giữa Núi Mù Sương)

 

Hay là:

 

...đời tan rã dấu chiêm bao

nhớ quê lòng chạnh nao nao muốn về

chiều nghiêng nắng mộng hoa lê

trời nhung nhớ đã mù tê tái rồi”

(Cõi Chờ Mong)

 

Hoặc là mấy dòng thơ đầy tình yêu quê hương, tình tự dân tộc thật đậm đà như sau:

 

...vườn xưa chim bỏ hót

cội mai tơi tả vàng

nước đôi dòng trắc trở

ta một lòng quê hương

(Ẩn Cư)

 

Hay là:

 

...ta hẹn về nơi cắt rốn

mai sau phủ dụ một đời chim

tha cọng cỏ khô về nơi mái ấm

nghe rừng xuân chuyển nắng mới qua tim...

 

Ngoài những dòng thơ mang nặng tình yêu quê hương như đã đề cập ở trên, người đọc còn thấy tình mẫu tử dạt dào bàng bạc trong nhiều bài thơ của ông.

Ai cũng biết rằng tình mẫu tử là tình thiêng liêng của con người bất chấp cả thời gian lẫn không gian.

Thế nên dù ở góc biển chân trời nào, tình mẫu tử cũng luôn luôn bất diệt ngàn năm.

Xúc động trước tấm lòng cao cả bao la của người mẹ, văn sĩ Pháp Anatone France đã để lại cho đời một tư tưởng bất hủ qua câu nói sau đây:

 

“il y a bien des merveilles dans la nature, mais la plus précieuse, c'est le coeur du mère”.

 

(Trong thiên nhiên có rất nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quan đẹp nhất là tâm hồn người mẹ)

 

Cũng như nhà văn Anatone France của Pháp, nhà thơ Thái Tú Hạp cũng đã thể hiện được lòng mình đối với tâm hồn của người mẹ qua những câu thơ ngũ ngôn thật chân tình:

 

...đêm hoài mơ thấy mẹ

thắp nến soi hồn đau

đời con chiều quạnh quẽ

đất lạ hắt hiu sầu...

 

Hay là:

 

...mười năm rời xa mẹ

lòng con đầy tiếng kinh

tuổi đời rêu nắng xế

lời mẹ thiết tha tình...

 

Nếu nhạc sĩ Y Vân đã để lại cho hậu thế một tác phẩm tuyệt vời qua bài “Lòng Mẹ” với những câu thật chân tình, tha thiết như:

 

“Lòng mẹ bao la như biển Thái Bình dạt dào

Tình mẹ tha thiết như dòng suối hiền ngọt ngào...

Tiếng ru bên thềm trăng tà soi bóng mẹ yêu...”

 

Thì nhà thơ Thái Tú Hạp khi nghĩ đến mẹ già đang chống gậy đợi con về sau lũy tre xanh cũng đã xúc động thành thơ qua những bài ngũ ngôn chứa chan tình mẫu tử:

 

...lời ru nào của mẹ

tiếng hát nào của em

rã rời trong vực thẳm

giữa mùa xuân lặng câm

(Về Thiếu Thất)

 

Hay là:

 

...chùa quê gầy bóng mẹ

hoàng hôn ngắm trúc đào

máu về đâu trăm cõi

tim mẹ một niềm đau...

(Tâm Động)

 

Nói chung, qua tập thơ “Hạt Bụi Nào Bay Qua” của nhà thơ Thái Tú Hạp, người đọc đã thấy rõ được những dòng thơ mang nhiều sắc thái về Thiền học Phật giáo, về tình yêu quê hương, tình tự dân tộc cũng như về tình mẫu tử dạt dào, tha thiết.

Riêng về âm điệu trong thơ, người đọc thấy hầu như bài thơ nào cũng rất nhẹ nhàng. Nhà thơ Thái Tú Hạp như đã trau chuốt, đẽo gọt và nâng niu từng chữ, từng câu, từng đoạn khiến nhiều bài thơ khi đọc lên người đọc có thể nghe như có nhạc trong thơ.

Đặc biệt trong “Hạt Bụi Nào Bay Qua”, ta không thấy hình bóng của cuồng nộ, căm hờn, hận thù, uất ức. Bởi vì những hình bóng nầy không có đất dụng võ, không có nhà để dung thân và cũng là hình bóng tương phản của Thiền học Phật giáo, nên khi thấy khu vườn đầy những hoa thơm cỏ lạ với bầu không khí thanh tịnh trầm mặc, với những con chim hiền hòa đang tung tăng hót líu lo trên cành, hình bóng bạo động đành phải ra đi. Có chăng đi nữa người đọc chỉ thấy một vài sự hờn căm xuất hiện từ đầu rồi biến mất hẳn vì lúc thân tàn ma dại đang bị hành xác trong ngục tù.

Vì không có những cuồng nộ trong thơ nghĩa là không có những hình ảnh bạo động làm xáo trộn cuộc sống mà hầu hết chỉ là những hình ảnh trầm mặc, thanh tịnh của Thiền học Phật giáo, nên những dòng thơ rất nhẹ nhàng, êm ái. Rất nhiều bài được kiến trúc bởi những chất liệu, mang ý niệm về Thiền học, cũng như được viết với những vần bằng nên những dòng thơ khi đọc lên người đọc cứ tưởng như đang nghe một giai điệu tuyệt vời.

North Hollywood, 15/6/1995