Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

 

BƯỚC VÀO THẾ GIỚI

"CƯỜI RA NƯỚC MẮT"

CỦA NHÀ THƠ VŨ LANG

 

THÁI TÚ HẠP

 

Vào những năm đầu cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, đất nước Việt Nam đang bị cuốn hút vào cơn lốc lịch sử đầy bi thảm. Sự mâu thuẫn trong cơ chế một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến cai trị trong tinh thần suy nhược bù nhìn nô dịch. Tương lai mờ mịt, quan chức cầm quyền sa đọa hưởng thụ trên xương máu của dân lành. ở các thành phố lớn là những môi trường sinh hoạt thuận lợi cho những thành phần kẻ chợ, phơi bày những mảnh sống lố lăng nham nhở thiếu đạo đức và truyền thống văn hóa của dân tộc.

Trước những cảnh chướng tai gai mắt đó, xuất hiện những kẻ sĩ như Tú Xương, Cao Bá Quát, Tú Quỳ, Tản Đà Trong thơ văn của những tài danh nầy, họ mang cái tâm chân thật của lòng nhân dạo thương xót dân tộc đang bị đọa đày. Họ mang trong cái trí sáng suốt để phản kháng những cảnh trí phơi bày đồi bại trước mắt:

...

Lẳng lặng mà nghe, nó chúc sang

Đứa thì mua tước, đứa mua quan

Phen này ông quyết đi buôn lọng

Vừa chưởi vừa rao cũng đắc hàng

...

Nó lại chúc nhau cái sự giàu

Trăm nghìn vạn mớ để vào đâu

Phen này ắt hẳn gà ăn bạc

Đồng rụng đồng rơi lọ phải cầu

 

Bắt chước ai ta chúc mấy lời

Chúc cho khắp hết cả trên đời

Vua quan sĩ thứ người trong nước

Sao được cho ra cái giống người

(Năm Mới Chúc Nhau - Tú Xương)

 

Nhà thơ Tú Xương đã dám nói thẳng nói thật, để bày tỏ, để nói lên tiếng nói từ lòng dân mà không một chút lo sợ trước những quyền uy và hận thù vây bủa. Bằng lối thơ mang tính chất trào phúng thời đại Tú Xương, Tú Quỳ, Hồ Xuân Hương, Tản Đà, phục hoạt đúng mức nguồn gốc sâu sắc của bản chất khôi hài, sản phẩm của lòng tự tôn sinh tồn của giống nòi Lạc Việt. Một số nhà nghiên cứu về nhân chủng học Tây phương đã phân tích và nhận định về dân tộc Việt Nam: Cũng may Dân Tộc Việt còn lại nụ cười Chính nhờ tâm hồn bén nhạy phát sinh ra nụ cười trong mọi hoàn cảnh thăng trầm buồn vui của đất nước, nên dân Việt mới can đảm chịu đựng trước những an nguy và hiên ngang vượt qua những biến cố kinh hoàng đau thương của lịch sử ghi dấu triền miên từ hàng nghìn năm nô lệ phương Bắc, hàng trăm năm nô lệ phương Tây, rồi bao nhiêu năm nội chiến và cuồng điên của bạo lực xua quân cưỡng chiếm miền Nam, gây nên bao cảnh huống hận thù, kẻ ở người đi ngậm ngùi đau xót. Một vở bi hài kịch mới ở trong nước và nơi đất khách được dàn dựng làm đau lòng cho những người còn biết tỉnh thức đấu tranh cho Tự Do, Nhân Quyền, mang hoài bão chuyển hóa ác tâm, để mơ ước hình ảnh một quê hương thanh bình Dân Chủ thực sự.

Nếu hình dung ra khuôn mặt của thời đại qua thơ trào phúng của Tú Xương Tản Đà... thì qua thi tập "Nhị Thập Bát Tự" của Vũ Lang, chúng ta cũng hình dung ra được những cái tốt cái xấu cái đẹp cũng như thói hư, tật xấu của người đời, như tác giả ghi nhận và diễn đạt một cách linh động, sắc nét, tế nhị và ngộ nghĩnh cười ra nước mắt. Nhà hài kịch vĩ đại của Pháp là Molière, vào thế kỷ 17, chết trên sân khấu trong khi diễn hài kịch "Người Bệnh Tưởng". Ông là một thiên tài trào phúng đã viết nên nhiều tác phẩm giá trị làm cho người ta cười ra nước mắt.

Nhà thơ Alfred de Musset của Pháp vào thế kỷ thứ 19 đã viết: "Cái vui cười sâu sắc nhất đến nỗi mới cười xong, ta thấy cần phải khóc...

Quả đúng như thế, nhà thơ Nguyễn Công Trứ cũng từng chia xẻ nỗi niềm tâm tư mong được thoát kiếp người nếu thực sự có luân hồi:

 

Ngồi buồn mà trách ông xanh

Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười

Kiếp sau xin chớ làm người

Làm cây thông đứng giữa trời mà reo...

 

Nhiều nhận định chủ quan về dân tộc tính cho rằng, mỗi người Việt là một nhà thơ.  Nhưng thơ là một nghệ thuật siêu đẳng vào bậc nhất. thưởng ngoạn thì dễ mà sáng tạo thì khó. Làm thơ thật không khó, nhưng làm thơ cho hay quả thật là kho. Trong suốt chiều dài hàng trăm năm, Văn Học Việt Nam có được mấy nhà thơ có năng khiếu về thể thơ trào phúng.

Trong thời gian gần đây, chúng tôi hân hạnh nhận được thi tập "Nhị Thập Bát Tự" của Vũ Lang. Đọc qua một số bài trong thi tập nầy, thú thật, chúng tôi bị thu hút vào nỗi vui buồn đầy xót xa chua chát, vừa đắng cay ngọt ngào vô cùng thú vị.

Thói đời, mỗi khi đề cập đến cái ta, đều tìm cách che dấu những cái xấu xa đáng ghét, tô điểm sơn phết cho ra cái vẻ con nhà tiểu thư công tử con nhà trâm anh thế phiệt, dòng dõi khoa bảng trong triều đình, con nhà giàu, học giỏi, đẹp trai... ít ai chịu nhận cha mẹ mình xuất thân từ ruộng vườn nghèo khổ, và nhất là tự cho mình ngu ngốc kém tài thiếu đức trong thiên hạ, thật sự đó chỉ là lối nói khiêm nhượng theo bản chất của người thức thời "khôn sống bống chết":

 

Khôn nghề cờ bạc là khônd ại

Dại chốn văn chương ấy dại khôn

(Tú Xương)

 

Trí là một trong năm đức tính mà trong tinh thần Đạo Khổng đề cao - Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín. Ở đây, chúng tôi muốn đề cập đến Trí liên quan đến Khôn và phản nghĩa với Dại. Nhưng trong cuộc sống đầy nhiễu nhương, khó phân biệt tâm người chánh tà, nên có nhiều lúc phải thực hiện thái độ - Giả dại qua ải. Và Dại đó chính là người Khôn. Ở đây, nhà thơ Vũ Lang tự cho mình là người xấu nhất trong thế gian, ẩn dụ thái dộ khôn ngoan của người thức thời:

 

Xấu ơi là xấu xấu như ma

Xấu xí vô duyên, xấu nhất nhà

Xấu tính, xấu người, thêm xấu nết

Hỏi còn ai xấu, xấu hơn ta?!

 

Cho dù bản tính nhà thơ là mô phạm hiền hòa, nhưng trong tâm nhà thơ Vũ Lang cũng chứa chất đầy dẫy những hỉ nộ ái ố bình thường như mọi người đua chen sống giữa thế gian đầy bụi hồng gai nhọn, nên cũng có những lúc mặt hồ gợn sóng, tâm động với những chuyện thị phi khi vô duyên gặp toàn những người bất chánh:

 

Vô can, vô cớ, vô tình

Vô tài, vô phớc, vô minh, vô thường

Vô năng lực, lại vô phương

Vô duyên toàn gặp những phường lưu manh

 

Những cảnh tượng xảy ra giữa thủ đô Sài Gòn, sau tháng 4-1975, làm cho nhà thơ Vũ Lang không khỏi đắng cay cười ra nước mắt, trước cảnh đổi đời kịch cớm. Cái chất trào lộng đột xuất giữa phố chợ trong cuộc đời không phải chỉ riêng mình nhà thơ Vũ Lang cảm nhận, mà chính trong tất cả chúng ta cũng cảm thấy buồn nôn trước những tấn tuồng ê chề sống sượng:

 

Nửa người, nưa ngợm, nửa đười ươi

Nửa kiếp phong sương, nửa cuộc đời

Nửa dại, nửa khùng, thêm nửa ngố

Nửa thân tàn tạ, nửa thân cùi

 

Những từ ngữ mang tính chất thế gian, ông xử dụng thật tài tình như Tú Xương, như nữ sĩ Hồ Xuân Hương..

thanh tục và cũng có tục thanh.

Nhưng đó chỉ mới "nửa hồn thương đau' của tác giả, còn lại nửa hồn thương yêu' ông cũng không kém đậm đà chất thi sĩ đầy lãng mạn mộng mơ, cũng lãng đãng mây trời cũng thoát ly trần tục cũng thẩm thấu uyên bác hương thiền vi diệu:

 

Nai vàng ngơ ngác chân đồi

Vượn kêu, chim hót xa nơi núi rừng

Vừng trăng lơ lững từng không

Nào ai nhung nhớ cho lòng vấn vương..

 

Thật là tình tứ như thuở còn thanh xuân khi mới tán tinh người yêu lần đầu:

 

Hỏi em, em chẳng trả lời

Hỏi mây, hỏi gió, hỏi trời trăng sao

Hỏi sao xa tít từng cao

Hỏi gió, gió thổi rì rào bên tai

Hỏi trời, trời cũng chẳng hay

Hỏi trăng, trăng lặn, hỏi mây, mây mờ...

 

Ai muốn hiểu cách nào tùy ý không phân bua chối cãi, tuy nhiên cũng tạo cho người đọc có được những phút giây mỉm cười đầy thú vị. Cũng giống như tâm trạng của chúng ta đang thưởng thức những vần điệu tài hoa của nhà thơ Vũ Lang trong Nhị Thập Bát Tự giữa phương trời viễn xứ ly hương.

Sau cái thời điểm được gọi là "Hoà Bình Thống Nhất"

đó, màu tang tóc đau thương đã phủ nhòa trên khắp quê hương, người vào tù, kẻ vượt biển tìm tự do, thách đố số mệnh qua những cuộc hành trình đầy máu và nước mắt trên biển Đông đã làm cho nhân loại trên thế giới kinh hoàng:

 

Tôi có chờ đâu, có đợi đâu

Đem chi xuân lại gợi thêm sau

Với tôi tất cả đểu vô nghĩa

Tất cả không ngoài nghĩa khổ đau.

(Chế Lan Viên)

 

Càng bước qua ngưỡng cửa "tri thiên mệnh", nhà thơ Vũ Lang cũng như chúng ta đều hiểu những bước thăng trầm, những cuộc chạy đuổi theo danh lợi chỉ là những hư ảo vô thường, tâm chúng ta giảm bớt cường độ vọng động như sóng biển ngàn năm. Tuy nhiên chúng ta vẫn chưa bao giờ tìm thấy tâm an bình ngơi nghỉ. Chỉ có một phương pháp duy nhất để tiếp xúc với sự sống một cách đích thực là hãy trở về với phút giây hiện tại và chính trong những sát-na tâm vi diệu đó, chính ta mới tìm lại ta một cách hạnh phúc trọn vẹn với sự tỉnh thức trôi theo gióng tư tưởng hướng thiện cụ thể, như chính nhà thơ Vũ Lang thể hiện ý nghĩ thực thà, phát xuất từ bản chất đôn hậu hiền hòa từ ái của thi sĩ:

 

Khi còn sống nghĩa là ta hiện hữu

Ở trần gian trong khoảnh khắc nào thôi

Hãy sống với nhau cho có tình người

Để khi mất người đời còn luyến tiếc

 

Luật tuần hoàn ai mà không phải chết

Kiếp phù du nào có nghĩa gì đâu

Đừng quá so đo hèn, kém, sang, giàu

Tranh đua, ty hiềm, gian manh, xảo trá

 

Hãy đối với nhau bằng tình yêu cao cả

Không hận thù, gian dối, ghét ghen nhau

Sắc sắc không không quả thật nhiệm mầu

Thì Thiên Đường, Địa Ngục cũng như nhau...

 

Khép lại những trang thơ Vũ Lang là khép lại những vở bi hài kịch cuộc đời quen thuộc xảy ra chung quanh chúng ta trong đời sống thường nhật. Thơ như con thuyền đưa thi sĩ qua bến bờ bên kia. Khi tâm không còn ranh giới giữa Thiên Đường Địa Ngục thì còn gì hạnh phúc cho bằng. Thi sĩ thực sự đã bước vào cảnh giới Không giữa cánh đồng hoa tịch mặc và trong sát- na vi diệu chính là lúc nhà thơ đã tìm thấy bóng mình long lanh trong dòng suối Chân Nguyên.