Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


Saigon Times USA

 

BÁNH PHU THÊ

 

LAN HƯƠNG - HUỲNH PHONG LƯU

 

 

Bánh Phu Thê – biểu tượng của thủy chung

Chẳng biết từ bao giờ, trong các đám cưới, đám hỏi của người Việt đặc biệt là người Kinh Bắc lại không thể thiếu một loại bánh. Loại bánh tượng trưng cho sự thủy chung – Bánh Phu Thê.

Bánh phu thê còn được gọi với nhiều tên như bánh xu xê, bánh xu xuê là một loại bánh ngọt cổ truyền của người Việt. Nhiều ý kiến cho rằng, làng Đình Bảng dưới triều nhà Lý là nơi đầu tiên làm ra loại bánh này. Ngày nay nếu có dịp đến thăm Đền Đô, phường Đình Bảng, Từ Sơn tỉnh Bắc Ninh, du khách sẽ nhận thấy vùng quê này vẫn đang lưu truyền nghề làm bánh từ hàng trăm năm nay.

Mặc dù có rất nhiều truyền thuyết xung quanh việc ra đời bánh Phu Thê như: khi vua Lý Anh Tông xuất chinh, hoàng hậu chính tay vào bếp làm ra món bánh gửi theo chồng đi đánh trận. Vua ăn thấy ngon, nghĩ đến tình vợ chồng đã đặt tên bánh là phu thê. Nhưng lại có người kể rằng: trong một lần hội làng ở Đình Bảng, Lý Thánh Tông cùng vợ là Nguyên phi Ỷ Lan về quê lễ ở Đền Đô đã được dân làng dâng bánh xu xuê. Sau khi thưởng thức, Đức vua và Nguyên Phi đều phải khen ngon. Người cho rằng nếu được ăn bánh thì gia đình sẽ hạnh phúc hơn… Song dù là truyền thuyết nào thì cũng đều chung một quan điểm để nói lên rằng bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung, cho tình nghĩa vợ chồng... Có lẽ bởi vậy mà tục lệ trong đám hỏi phải có bánh Phu Thê đã trở thành truyền thống đối với người Việt Nam, đặc biệt là người dân Kinh Bắc.

Nổi tiếng là nơi tạo nên loại bánh này và cách làm bánh truyền thống vẫn được tiếp nối truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, do đó làng Đình Bảng vẫn luôn luôn là lựa chọn số một cho những người có nhu cầu mua.

Cũng giống như nhiều loại bánh truyền thống khác của Việt Nam, bánh Phu Thê không cầu kỳ về hình thức nhưng đừng vì nhìn vẻ ngoài đơn giản mà nghĩ rằng cách làm bánh cũng đơn giản. Để có được một chiếc bánh hoàn hảo, thơm ngon phải trải qua nhiều giai đoạn chuẩn bị, thực hiện kỹ lưỡng cũng như áp dụng các phương pháp bí truyền.

Đầu tiên muốn có bánh ngon phải chọn loại gạo nếp cái hoa vàng thơm ngon. Tiếp đó đem vô gạo thật sạch, để ráo nước và dùng cối giã chứ không được xay bằng máy. Sau đó, lọc lấy tinh bột gạo. Một cân gạo nếp cái hoa vàng thường chỉ lấy được 4 lạng tinh bột. Bột lọc đó lại đem xay cho thật nhuyễn rồi phơi hoặc sấy khô để qua 15 ngày mới đem ra làm bánh, nếu làm ngay thì bánh sẽ nát.

Chuẩn bị phần nguyên liệu làm bột bánh xong thì đến chuẩn bị nguyên liệu làm nhân bánh. Nhân bánh là đổ xanh được ngâm kỹ đãi sạch vỏ, đem hấp chín, nghiền mịn, thắng với đường và trộn lẫn vài sợi dừa đã được nạo nhỏ. Khi ăn, bánh thường được cắt làm bốn nên trong nhân bánh 4 hạt sen được đặt ở 4 góc.

Khi bóc chiếc bánh ra ta sẽ thấy bánh có màu vàng ươm trong suốt nhìn rõ những sợi dừa nạo nhỏ lẫn bên trong trông thật hấp dẫn. Màu vàng của vỏ bánh được tạo thành từ hoa dành dành. Người làm bánh đem hoa dành dành phơi khô, khi nào làm bánh thì ngâm vào nước sôi để chiết xuất nước có màu vàng, lấy nước này trộn vào bột để tạo màu bánh. Theo truyền thống bánh được gói bằng hai thứ lá. Bên trong là lớp lá chuối chống dính, ngoài cùng lá lớp lá dừa, tuy trên tráp ăn hỏi có thể bánh được đặt trong hộp giấy màu đỏ. Luộc bánh tốt nhất là luộc bằng bếp củi đun vừa lửa.

Bánh Phu Thê có hình vuông và tròn biểu trưng của triết lý âm dương ở phương Đông. Bột bánh được dàn mỏng, đặt nhân vào một đầu rồi đắp phần bột còn lại lên nhân như thể hiện sự ôm ấp, che chở của tình phu thê. Triết lý Á Đông cũng được thể hiện một cách tinh tế qua các màu của bánh. Lá gói xanh tượng trưng cho sự chung thủy, lạt buộc hồng mô phỏng sợi tơ hồng kết nối, bánh màu vàng thể hiện tình yêu thương của vợ đối với chồng.

Với ý nghĩa sâu sắc và hương vị thơm ngon đặc biệt, bánh Phu Thê trở thành một phần không thể thiếu trong mỗi đám hỏi của người Việt. Đồng thời là món vặt hấp hẫn và cũng là một thứ quà ngon để làm quà cho những người đi xa.

[Lan Hương]

Nhớ ghé Sông Cầu mua Bánh Phu Thê

Bánh su sê, hay còn gọi là bánh phu thê không những ngon mà còn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc, biểu trưng cho tình nghĩa vợ chồng keo sơn gắn bó, không thể thiếu trong lễ dạm hỏi, cưới.

Nói về bánh có ý nghĩa nhất đối với người Việt Nam, trước nhất phải nói đến bánh chưng, bánh dày của Lang Liêu thời Vua Hùng Vương thứ VI.

Kế đến là bánh su sê (hay còn gọi là bánh phu thê) ở Sông Cầu, tỉnh Phú Yên. Đây là loại bánh ngon thơm có ý nghĩa đã được thi sĩ từ xưa nhắn gởi lại cho ai ngược xuôi vào Nam ra Bắc bằng câu thơ:

Ai ra xứ Huế

Nhớ ghé sông Cầu

Mua cau, mua trầu

Mua bánh su sê...

Bánh được làm bằng nguyên liệu dừa nạo sợi, bột, đậu xanh nghiền nhuyễn và gói bằng lá dừa. Cách thức làm bánh có nhiều giai đoạn. Tuy hơi phức tạp nhưng với những bà nội trợ khéo tay thì mọi việc cũng xong. Về hình dáng, bánh su sê dài 4cm ngang 6cm, gói bằng lá dừa, nguyên liệu gồm: bột, đường, nước dừa đem hòa chung, sau đó đem lược lại cho sạch, cơm dừa nạo thành sợi nhỏ như cọng tăm dài độ 5-10cm.

Bột và dừa trộn đều, bắc lên bếp lò khuấy đều cho bột đặc lại, thấy bột nửa chín nửa sống là được. Người ta còn đãi sạch vỏ đậu xanh rồi nấu chín nhừ, tán nhuyễn cho đường và chút dầu ăn để xào cho đặc lại rồi múc bột cho vào khuôn bánh lá dừa đã xếp sẵn. Cái khéo ở đây là làm thế nào để bột ở ngoài, nhưn chính giữa, dùng tay xoa bốn cạnh bánh thành góc vuông và bằng phẳng.

Xong đem xếp vào xửng để hấp khoảng 15- 20 phút, thấy bột trong là được. Đó là cách làm bánh ở miền Trung, ở miền Nam làm bánh phu thê có khác đôi chút.

Cái bánh su sê miền Trung đã đi dần theo vua chúa nhà Nguyễn vào Nam, không những ngon mà còn có ý nghĩa đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc: bánh hạnh phúc phục vụ cho ngày cưới, cho tình vợ chồng khắng khít bên nhau trọn đời.

Bánh phu thê vào Nam đơn giản hơn nhiều, cách gói thì giống nhau, nguyên liệu gói có khác đôi chút, ở miền Nam họ gói bằng lá dừa non, bằng lá chuối. Nhưng làm bằng dừa kéo sợi, có thêm đu đủ mỏ vịt nạo sợi dài cũng trộn chung với bột nên khi ăn nghe sần sật.

Đó là những vật liệu có thêm đôi chút để thấy bản sắc người Nam là tổng hợp từ nhiều vùng miền Bắc, Trung, Nam.

Cái khác biệt rõ nét nhất ở bánh phu thê miền Nam là khi nấu người ta thường lấy dây buộc hai cái dính chặt vào nhau, điều này muốn nói lên tình vợ chồng luôn gắn bó không rời nhau.

Về hương vị, có sự khác nhau giữa các miền nhưng về ý nghĩa thì không thay đổi.

Nhìn chung đây là loại bánh xuất phát từ cây nhà lá vườn, qua bàn tay khéo léo của chị em phụ nữ mà bánh su sê đã đi vào lòng dân tộc, có ý nghĩa trong ngày cưới.

Dù bánh phu thê ba miền có khác nhau, nhưng cùng ý nghĩa và đậm đà tình quê, sâu sắc tinh tế và bản sắc của người Việt Nam. Nếu bánh chưng, bánh dầy tượng trưng cho trời đất thì bánh su sê (phu thê) tượng trưng cho tình vợ chồng thuyền nhân Việt nam trên 25 năm qua.

Converted with the trial version of Word Cleaner
To remove this message click here to buy the full version now.