Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

NỘI MỞ CHIẾN DỊCH

ĐÁNH PHÁ TRUNG TÂM ASIA,

THÓA MẠ CÁC NGHỆ SĨ HẢI NGOẠI

 

LTS: Báo Công An TpHCM trong loạt bài từ 7.9.2006 đi cái tít lớn như trên nhằm răn đe những ai “dám” xem  các chương trình của Trung tâm Asia như “Vinh danh Nhật Trường- Trần Thiện Thanh“ hay “Nhạc vàng 30 năm – tình khúc sau cuộc chiến“. “Lạnh mình” hơn nữa, theo chủ trương của Bộ Công An, người viết quy chụp những từ, đáng lẽ đã đi theo chủ nghĩa Mác-Lê vào viện bảo tàng như “phản động“, “tư tưởng chống phá cách mạng”, “ngụy”. Cuối bài anh “công an“ Sơn Tùng nầy còn “nhân nghĩa“ trích bài hát “Quê hương“ với “quê hương nếu ai không nhớ sẽ không lớn nổi thành người...”

Bài viết nầy mở màn cho một loạt bài thóa mạ “đánh phá” các nhạc sĩ, ca sĩ, MC nổi tiếng ở hải ngoại như Việt Dzũng, Nam Lộc, Trịnh Hội, Trần Quảng Nam, Ngô Thụy Miên, v.v... Và vô tình, bài viết trên báo Công An với chủ đích răn đe “ngăn chặn“ các đĩa hình của Trung tâm Asia... nhưng người viết lại “phản tuyên truyền”  thú nhận “trong những ngày qua đây là đĩa nhạc bán chạy nhất trong làng băng đĩa lậu tại các thành phố lớn”.

 

Ca Nhạc Sĩ Việt Dzũng

 

VÌ SAO “PHẢI KỊP THỜI NGĂN CHẶN

NHỮNG ĐĨA NHẠC ĐỘC HẠI”?

 Sông Lô, Đức quốc

 Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 số phận của những tác phẩm văn học nghệ thuật Miền Nam bị kẻ cưỡng chiếm tước đoạt hết chức năng, bị cưỡng bức khai tử và bị quăng ném tung toé, nằm xấp ngửa tả tơi trên khắp hè phố, từ thành thị đến thôn quê, từ đường cùng cho đến ngõ cụt. Nó chịu chung số phận với chế độ chính trị Việt Nam Cộng Hòa của nó, và ngay cả cái công cụ đắc lực của guồng máy bạo lực này, là Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, đứa con vô thừa nhận, sau khi đã bị "vắt hết chanh" cũng cam chịu bị "bỏ vỏ" .

Ngược về quá khứ, sau năm 1954 chế độ Cộng Sản Miền Bắc VN đã chủ mưu triệt tiêu một bộ phận văn học nghệ thuật của dân tộc, họ "cả vú lấp miệng em" mà gán cho bộ phận văn học nghệ thuật này cái nhãn hiệu "chết bằm" là "văn học phản động tư sản", trong đó vụ án Nhân Văn Giai Phẩm là lưỡi hái oan khiên đã kết liễu sinh mạng của nó. 

Văn học phản động tư sản, văn hóa đồi trụy phản động Mỹ Ngụy, nói chung đều là kẻ thù của chế độ, họ quyết "đào tận gốc, trốc tận rễ", trong đó âm nhạc là một cơ phận không thể không loại trừ. Từ những tình khúc trữ tình thời tiền chiến cho đến những nhạc phẩm thiết tha tình cảm của Miền Nam đều bị họ quy chung cho một cái tên là "nhạc vàng" và rồi họ dần loại ra khỏi dòng nhạc mà họ cho là "chính thống", đó là dòng nhạc cách mạng một chiều của họ.

Tuy nhiên nhà nước cấm thì cấm, nhân dân cán bộ nghe thì vẫn cứ nghe... cán bộ thì đóng cửa, trùm mền thậm thà thậm thụt thưởng thức, nhân dân thì âm thầm chuyền nhau những tác phẩm âm nhạc "phản động" đầy tình tự và dễ đi vào lòng người này. Cuối cùng, nhất là sau 1986, thời ông Nguyễn Văn Linh làm Tổng Bí Thư với bút hiệu “Nói Và Làm“, kêu gọi văn nghệ sĩ hãy tự cởi trói cứu lấy mình, không uốn cong ngòi bút và cũng chính từ cái mốc "tiền đề khờ khạo" này đã đẻ ra bao điều hệ lụy gây điêu đứng cho Ũy Ban Tư Tưởng Văn Hóa Trung Ương của chế độ, đó là nguy cơ phải đối phó. Ngăn chặn không được, đối phó cũng không xong, thế là hết chước, họ đành thả lỏng và dần chấp nhận như một đương nhiên.

Thử hỏi, nếu cách đây trên dưới 30 năm những nhạc phẩm trữ tình như Trái Tim Không Ngủ Yên của nhạc sĩ Thanh Tùng hay Chia Tay Hoàng Hôn của nhạc sĩ Thuận Yến v.v... có thể được công khai hát trên sân khấu trong nước như bây giờ hay không? Thế là "nhạc vàng" đã chiếm lĩnh lại địa vị thuở nào của nó ở trong nước và người viết cũng mượn giòng chữ mà người MC của chương trình đã dõng dạc tuyên bố làm tựa đề cũng như xây dựng nội dung cho bài chủ này. 

Số là, sau đĩa nhạc DVD Asia 50 "Vinh Danh Nhật Trường - Trần Thiện Thanh" của Trung Tâm Asia, đĩa nhạc có sức hấp dẫn và lôi cuốn đặc biệt này đã thân ái đi vào lòng người, xây dựng được mối cảm thông giữa con người với con người và nhất là giữa giới thưởng mộ với người nghệ sĩ, gây xúc động không biết bao nhiêu trái tim khán giả trong cũng như ngoài nước. Với đĩa DVD này, Trung Tâm Asia đã được mọi giới tán thưởng nhiệt liệt. Đây là khích lệ quí giá về mặt tinh thần cho những người chủ trương làm nghệ thuật của Trung Tâm Asia.

Còn gì bằng khi một tác phẩm nghệ thuật được thai nghén và khai sinh trong hoàn cảnh tha phương nơi đất khách quê người không mấy thuận lợi này, nhất là ở mặt tâm lý, ấy vậy mà đã được bà con nơi quê nhà mến mộ đón nhận và xem tác phẩm văn nghệ này như là một cơ phận không thể tách rờì  trong cơ thể nghệ thuật đúng đắn của quê hương.

Không dừng lại với những gì đã có, mới đây với cố gắng vượt bực, Trung Tâm Asia lại tung ra thị trường đứa con "tinh thần" kế tiếp, đĩa DVD Asia 51 "Nhạc Vàng 30 Năm - Tình Khúc Sau Cuộc Chiến". Đây là một đĩa nhạc được thu hình trực tiếp từ một chương trình Đại Nhạc Hội do Trung Tâm  Asia tổ chức ngày 10-6-2006 tại thành phố Dallas Fortworth thuộc tiểu bang Texas Hoa Kỳ. Sau khi phát hành, chỉ trong một thời gian ngắn đĩa nhạc này đã có số bán mạnh ở hải ngoại và được xem là có số bán chạy nhất trong làng băng đĩa lậu ở các thành phố lớn tại Việt Nam, như thú nhận của Sơn Tùng tác giả bài viết trong Báo Công An ngày 07-9-2006 với tựa đề Cần Ngăn Chặn Đĩa Nhạc Phản Động Nhạc Vàng 30 Năm - Tình Khúc Sau Cuộc Chiến của trung tâm Asia. 

Nhạc Vàng 30 Năm - Tình Khúc Sau Cuộc Chiến là một tuyển tập gồm những tình khúc được sáng tác sau năm 1975 của các nhạc sĩ  thuộc nhiều thế hệ, đại diện cho những khuynh hướng sáng tác khác nhau trong cũng như ngoài nước.

Mục đích của Trung tâm Asia ở đĩa DVD này là vinh danh những tác phẩm âm nhạc trữ tình "ngoài luồng" so với những tác phẩm âm nhạc "trong luồng" của chế độ được sáng tác trong suốt 30 năm qua ở một môi trường bị kiểm soát và sau đó buộc phải thả lỏng trong nước hay môi trường tự do sáng tác ở hải ngoại.

Lẽ dĩ nhiên, thay vì lấy sự thành công của tác phẩm nghệ thuật này làm vinh hạnh mà khuyến khích qua tinh thần giao lưu văn hóa cũng như hòa giải hòa hợp, đại đoàn kết dân tộc như chính nhà nước đã chủ trương qua nghị quyết 36 đầy tha thiết, nhưng tiếc thay chính họ không những đã nuốt lời mà còn ứng xử ngược lại.

Phản ứng trước tiên là họ sử dụng những từ ngữ hoàn toàn không có tính hòa giải để phê phán đĩa nhạc này, thậm chí còn tỏ ra bực bội, hằn học xem đĩa nhạc này như là cái gai nhọn đang cào chích da thịt họ. Có một điều nghịch lý đến khôi hài là những tác phẩm âm nhạc này nếu được diễn đạt càng hay, càng tình tự thấm thiết bao nhiêu thì cái gai nhọn tưởng tượng kia càng cào chích họ bấy nhiêu.

Chúng ta thử điểm qua "ngôn ngữ" mà những người gác cổng văn học nghệ thuật của chế độ đã phê phán tác phẩm văn nghệ này là như thế nào:

Đây là đĩa nhạc phản động, nhằm tôn vinh nhạc vàng và tung hô thời kỳ lên ngôi của nhạc vàng, thứ nhạc ủy mị, rên rỉ, não nề đã trở thành lạc lõng trong xã hội VN ngày càng hiện đại như ngày nay.

Mở đầu là liên khúc Tình Ca Sau Cuộc Chiến do Lâm Nhật Tiến, Ngọc Hạ và Đặng Thế Luân trình bày gồm những nhạc phẩm sặc mùi phản động, u uất như Em Còn Nhớ Mùa Xuân, Người Di Tản Buồn, Lời Kinh Đêm, Mưa Sài Gòn Còn Buồn Không Anh và Mười Năm Tình Cũ.

Rồi hàng loạt những bài hát đậm chất sến như Rừng Lá Thay Chưa nhạc Huỳnh Anh, và Xót Xa của Lam Phương, liên khúc Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về của Anh Bằng.

Thứ đến là họ gán cho những MC của chương trình bằng những cái tên cũng như những từ ngữ rất chi ư là khiếm nhã, mà MC Việt Dzũng là nạn nhân được họ "ưu ái" nhất.

-Việt Dzũng, gã gangster trên sân khấu hải ngoại, gã ôm chân đám tàn quân khủng bố, phản động và là kẻ chuyên hãm hại đồng nghiệp

-Việt Dzũng xuất hiện cùng Nam Lộc và Trịnh Hội với vai trò M.C, nhưng không chỉ dẫn chương trình ca nhạc mà muốn dẫn khán thính giả vào con đường hận thù, giết chóc 

-Trịnh Hội, đệ tử ruột của Việt Dzũng, cứ thoải mái đi đi về về VN quay những cuốn phim dựng chuyện vu khống,

-Nguyễn Chí Thiện đã cộng tác với Việt Dzũng trong nhiều chương trình tô vẽ, ca ngợi những đoàn quân xâm lược đã hủy diệt hàng chục ngàn làng quê, đô thị, công trình văn hóa, tôn giáo của Việt Nam. Giới trí thức hải ngoại khinh bỉ, nguyền rủa Nguyễn Chí Thiện, kẻ tự xưng là thi nhân có bài thơ “Đồng lầy” trơ trẽn ca ngợi sự đô hộ dã man của ngoại bang với VN.

Chưa dừng ở đó, các bài hát còn xuyên tạc sự thật, vẽ lên một cảnh tượng u ám, đau thương về đất mẹ đáng kính với đồng bào trong nước với nhiều ca từ xúc phạm, bôi nhọ tổ quốc nơi đã sinh ra, nuôi dưỡng họ.    

Với những đĩa nhạc có số bán chạy nhất trong làng băng đĩa lậu ở các thành phố lớn tại Việt Nam như họ đã thú nhận thì những lời lẽ thóa mạ trên đã chẳng những vô tình làm trò cười cho những khán thính giả bình thường mà còn "mỉa mai" cho ngay cả những người đảng viên bình thường của họ, hay những kẻ ngây ngô vừa thoát ra khỏi cái vỏ tuyên truyền bưng bít của chế độ.

Những lời lẽ xếch mé, châm chích, cay cú và xúc phạm trên cũng chỉ chứng tỏ được một điều là "giận quá mất khôn" mà nguyên nhân của nó một phần vì mặc cảm, vì ganh tức và một phần vì không hãnh diện với chính mình nên chi, họ đã sử dụng những từ ngữ "nghịch nhĩ" để bôi bẩn là điều dễ hiểu

Họ quên rằng nguyên nhân dẫn đến thành công của hai tác phẩm văn nghệ  trên ngoài phần kỹ thuật như hình ảnh, ánh sáng, âm thanh còn có cả nghệ thuật trình diễn của các ca sĩ, phần ý nghĩa cũng như sự dẫn dắt chương trình gây cảm xúc và thuyết phục của các MC. Nó đã  mang từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác cho người thưởng thức mà lôi cuốn được họ. Phần còn lại, lại chính là những người phê phán và chỉ trích, xin nhắc lại "...trong những ngày qua đây là đĩa nhạc bán chạy nhất trong làng băng đĩa lậu ở càc thành phố lớn tại Việt Nam..." những người chỉ trích này đâu ngờ rằng, chính lời cảnh báo trên, chính những phản ứng gay gắt cố tình nêu trên của họ đã vô tình làm quảng cáo không công cho hai đĩa nhạc mà họ cho là phản động.

Tuy nhiên cho dù cố tình vu khống, xuyên tạc bằng những lời lẽ xấc xượt, hống hách đe dọa nhưng sự thật vẫn là sự thật "ai nói gì thì nói đường ta ta cứ đi". Đĩa VCD Hành trình 30 Năm của Trung Tâm Asia vẫn có số bán kỷ lục trong làng băng đĩa lậu tại VN.

Bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng có mặt mạnh và mặt yếu dù là một tác phẩm được cho là hoàn hảo hay ngược lại của một số người. Cái yếu kém và bỉ ổi nhất của người phê phán là chỉ biết có chỉ trích để rồi xúc phạm, họ chỉ trích những phần mà họ cho là không phù hợp với đường lối văn nghệ "chính thống" hay nói cách khác là với đường lối chính trị độc tài của họ, cũng trong lúc ấy, ở mặt ngược lại thì họ lại ngậm miệng không phán lấy nửa lời. Những lời phê phán dẫn đến chỉ trích một chiều thường có hai cái lưỡi một cái lưỡi không xương và một cái lưỡi gỗ

Ở Nhạc Vàng 30 Năm - Tình Khúc Sau Cuộc Chiến có những đoạn rất cảm động, sau tháng tư 1975 nhạc sĩ Ngô thụy Miên đã ngậm ngùi nhớ lại:

Lang thang trên đường phố Sài Gòn nhìn những tác phẩm của mình tả tơi trên đường phố mà lòng quặn đau bởi định mệnh khắc nghiệt của nó. Là người sáng tác không gì đau lòng cho bằng. Nhưng buồn cho mình thì ít mà buồn cho nền văn học nước nhà thì nhiều.

Hay ở phần trình diễn của Phương Thảo và Ngọc Lễ qua nhạc phẩm "Xe Đạp Ơi" sau khi Phương Thảo trình bày về những gì cô đã trải qua ở quê hương, bởi cô là một trong số những thành phần phải gánh chịu bất công và kỳ thị nhất sau tháng 4 năm 1975 tại VN, đó là thân phận con lai... Nhưng bằng sự quyết tâm vượt ra khỏi đắng cay của thân phận và dùng giọng hát của mình để chinh phục hoàn cảnh và cuối cùng cô đã gặp lại người cha mà cô chưa hề biết mặt. Khán giả xem đây như là câu chuyện cổ tích thời đại với tựa đề là "Dady, I am looking for you".

Để trả lời câu hỏi, hồi tưởng lại những chặng đường đã qua cô có cảm tưởng như thế nào? Nghẹn ngào cô đáp, trải qua một cuộc sống vô cùng cơ cực đã rèn luyện cô có một sức chịu đựng cao và biết cảm thông với những thân phận bất hạnh trong đời...

Ngoài ra chương trình còn trình chiếu những cuộc phỏng vấn trực tiếp những nhạc sĩ, thi sĩ còn sống ở  trong nước hay thân nhân của những người nhạc sĩ đã qua đời do MC Trịnh Hội thực hiện, đã gây xúc động nhiều trái tim khán thính giả. Điển hình là trường hợp thuật lại cái chết của cố nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang, mà mẹ ông đã nghẹn ngào thuật lại qua nước mắt "Lúc ấy chỉ cần có 800 đồng (bằng 10 tô phở) để mua 1 mũi thuốc chống lại cơn xuyễn làm ngợp thở con tôi, ấy vậy mà cả nhà không có lấy 1 đồng..." Thật là vô lý, vô lý đến khó tin nhưng là sự thật. Đây là một sự thật vô lý xảy ra trong lòng chế độ đã được nhắc đến, còn biết bao nhiêu điều vô lý oan khiên khác mà người dân VN phải gánh chịu và chỉ biết ngậm hờn trong tức tưởi dưới chế độ này

Qua những tác phẩm văn nghệ được phát hành trong thời gian gần đây của trung tâm sản xuất đĩa nhạc Asia cho ta thấy được sự trưởng thành trong sinh hoạt văn nghệ của người Việt hải ngoại. Không cần phải đao to búa lớn, cũng không cần phải đằng đằng sát khí, kêu gọi lòng hận thù hay xếch mé cho hả dạ. Qua ngôn ngữ âm nhạc nếu biết khơi dậy lòng nhân ái, biết xây dựng được tình người, xây dựng được tình yêu quê hương trên lập trường dân tộc với tinh thần trách nhiệm và bằng những nhạc phẩm trữ tình, những lời dẫn dắt thuyết phục nâng cao trình độ dân trí, hướng dẫn và vận động dư luận quần chúng cho một tiến trình dân chủ hóa đất nước.

Thật ra, sinh hoạt văn hóa văn nghệ của người VN hải ngoại chúng ta, không cứ gì chỉ thuần về mặt nghệ thuật mà lãng quên một đất mẹ vẫn còn chịu nhiều oan khiên nghiệt ngã trong một chế độ độc tài đầy dẫy bất công và không mấy lương thiện. Cái quan trọng vẫn là biết tôn trọng sự thật, nhất là sự thật về lịch sử, vì trong một chế độ chính trị mà nói như Hà Sĩ Phu là "tổng khủng hoảng về nhân cách" nó đã làm bức tung mọi giềng mối đạo đức của xã hội, mọi phẩm giá của con người, có điều, ở đây chúng ta cũng phải biết phân biệt giữa tội ác và hận thù, hận thù thì có thể xóa bỏ, nhưng tội ác thì không được phép quên và cũng chính vì cái "không được phép quên" đó mà chúng ta không muốn bỗng chốc trở thành thủ phạm của ngày hôm nay khi mà ngày hôm qua chúng ta đã từng là nạn nhân.

30 năm với biết bao dâu bể thăng trầm, nổi trôi theo vận nước, âm nhạc VN vẫn còn đó, vẫn vươn vai lớn dậy, vẫn hiển hiện trong tâm khảm người thưởng ngoạn. Tất cả những điều này đã khẳng định được một điều là, dòng nhạc tình cảm VN vẫn tồn tại như quê hương tình tự VN yêu dấu ngàn đời của chúng ta. Không một thế lực nào và cũng không một mưu đồ nào có thể hủy diệt và ngăn cản được những lời ca, những tiếng hát, nhất là những lời ca những tiếng hát biết mở rộng vòng tay nhân ái, biết trải dài những bước chân ân tình VN đến với khắp mọi nơi trên quả đất này. Thật vậy, Không ai ngăn nổi lời ca... 

(Sông  Lô, Hanover 16.10.2006)