Menu



Đài Tưởng Niệm

Thuyền Nhân

Việt Nam

Tiếp Theo...

* CẦU NGUYỆN VÀ TƯỞNG NIỆM NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM 2016 TẠI NAM CALI


* 40 NĂM QUỐC HẬN LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN, BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* 30 THÁNG TƯ, TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* BI SỬ THUYỀN NHÂN (Nguyễn Quốc Cường)


* BIỂN ĐÔNG LỤC BÌNH TRÔI


* CÁI GIÁ CỦA TỰ DO


* CÁNH BÈO BIỂN CẢ (Văn Qui)


* CÂU CHUYỆN CẢM ĐỘNG VỀ CON TÀU MANG SỐ MT065


* CẦU SIÊU BẠT ĐỘ TẠI ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM WESTMINSTER


* CHUYỆN KỂ HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG (Nhiều Tác Giả)


* CHỨNG TÍCH ĐỂ ĐỜI: ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Vi Anh)


* CHUYẾN VƯỢT BIÊN ĐẪM MÁU (Mai Phúc)


* CHUYẾN VƯỢT BIỂN HÃI HÙNG


* CON ĐƯỜNG TÌM TỰ DO (Trần Văn Khanh)


* CÒN NHỚ HAY QUÊN (Nguyễn Tam Giang)


* DẠ TIỆC VĂN NGHỆ "LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG" THÀNH CÔNG NGOÀI DỰ KIẾN CỦA BAN TỔ CHỨC


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN (Việt Hải)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TẠI QUẬN CAM (Vi Anh)


* ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM: BIỂU TƯỢNG THIÊNG LIÊNG CỦA NIỀM KHÁT VỌNG TỰ DO VÀ NHÂN QUYỀN


* ĐÊM DÀI VÔ TẬN (Lê Thị Bạch Loan)


* ĐI VỀ ĐÂU (Hoàng Thị Kim Chi)


* GALANG: BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM BỊ PHÁ BỎ


* GALANG MỘT THỜI - MỘT ĐỜI (Nguyễn Mạnh Trinh)


* GIÁNG NGỌC PHỎNG VẤN NHÀ THƠ THÁI TÚ HẠP VÀ NỮ SĨ ÁI CẦM VỀ LỄ KHÁNH THÀNH ĐTNTNVN


* GIỌT NƯỚC MẮT CHO NGƯỜI TÌM TỰ DO (Lê Đinh Hùng)


* HẢI ĐẢO BUỒN LÂU BI ĐÁT


*"HÀNH TRÌNH BIỂN ĐÔNG: TỰ DO, MỘT NHU CẦU THIẾT YẾU, ĐÁNG ĐỂ TA ĐI TÌM"


*HÀNH TRÌNH GIAN NAN TÌM TỰ DO  


* HÀNH TRÌNH TÌM CON NƠI BIỂN ĐÔNG


* HÌNH ẢNH MỚI NHẤT CHUẨN BỊ KHÁNH THÀNH VÀO THÁNG 04-2009


* HÒN ĐẢO BỊ LÃNG QUÊN (Meng Yew Choong)


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ VINH DANH ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* HỘI ĐỒNG THÀNH PHỐ WESTMINSTER THÔNG QUA NGHỊ QUYẾT “NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM”


* KHÁNH THÀNH ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI NAM CALI


* KHẮC TÊN TRÊN BIA TƯỞNG NIỆM (Việt Hải)


* LÀN SÓNG THUYỀN NHÂN MỚI


* LỄ ĐỘNG THỔ KHỞI CÔNG XÂY DỰNG ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM


* LỄ KHÁNH THÀNH TRỌNG THỂ ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VIỆT NAM TẠI QUẬN CAM


* LỄ TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN TỔ CHỨC TRANG NGHIÊM TẠI NGHĨA TRANG WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* LÒNG NHÂN ÁI (Tâm Hồng)


* LỜI NGUYỆN GIỮA BIỂN ĐÔNG (Thơ Thái Tú Hạp)


* MEMORIAL TO BOAT PEOPLE WHO DIED TO BE DEDICATED SATURDAY


* MỘT CÁI GIÁ CỦA TỰ DO (Trần Văn Hương)


* MƠ ƯỚC "MỘT NGÀY TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN" ĐÃ TRỞ THÀNH SỰ THẬT


* NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM NĂM THỨ 5


* "NGÀY THUYỀN NHÂN VIỆT NAM" TỔ CHỨC TRỌNG THỂ TẠI WESTMINSTER


* NGƯỜI PHỤ NỮ SỐNG SÓT SAU CHUYẾN VƯỢT BIỂN KINH HOÀNG


* NHỮNG CHUYỆN HÃI HÙNG CỦA THUYỀN NHÂN (Biệt Hải)


* NHỮNG NGƯỜI ĐÃ CHẾT ĐỀU CÓ THẬT (Ngô Dân Dụng)


* NHỮNG THÁNG NGÀY YÊU DẤU NƠI HOANG ĐẢO (Tuấn Huy)


* NỖI BẤT HẠNH ĐỜI TÔI (Thùy Yên) 


* NỖI KHỔ CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Thy Vũ Thảo Uyên)


* NƯỚC MẮT CỦA MỘT THUYỀN NHÂN (Nguyễn Mỹ Linh)


* SAIGON TIMES PHỎNG VẤN MỤC SƯ HÀ JIMMY CILLPAM 4 NĂM CÓ MẶT TRÊN TÀU AKUNA CỨU HƠN 5000 NGƯỜI VIỆT NAM VƯỢT BIỂN TÌM TỰ DO TRÊN BIỂN ĐÔNG


* TÀU SẮT BẾN TRE (Tú Minh)


* THẢM KỊCH BIỂN ĐÔNG (Vũ Duy Thái)


* THẢM SÁT TRÊN ĐẢO TRƯỜNG SA


* THỊ XÃ WESTMINSTER VINH DANH TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN


* THÔNG BÁO CỦA ỦY BAN THỰC HIỆN ĐÀI TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN VN


* THƠ LÀM KHI ĐỌC TIN THUYỀN NHÂN (Viên Linh)


* THUYỀN NHÂN: ẤN TÍCH LỊCH SỬ


* THUYỀN NHÂN VÀ BIỂN ĐỘNG


* THUYỀN NHÂN VÀ MỘT VÀI HÌNH ẢNH CỨU NGƯỜI VƯỢT BIỂN


* THUYỀN NHÂN VIỆT NAM VƯỢT BIÊN, TỬ NẠN, ĐẾN BỜ TỰ DO ĐÃ GIÚP NHÂN LOẠI NHÌN RÕ ĐƯỢC CHÂN TƯỚNG CỦA CỘNG SẢN (Lý Đại Nguyên)


* TRÔI GIẠT VỀ ĐÂU (Nguyễn Hoàng Hôn)


* TRỞ VỀ ĐẢO XƯA... (Nguyễn Công Chính)


* TỪ TẤM BIA TƯỞNG NIỆM THUYỀN NHÂN Ở GALANG NHÌN RA CON ĐƯỜNG HÒA GIẢI


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN VIỆT NAM ĐÃ CHÍNH THỨC ĐƯA VÀO WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỢNG ĐÀI THUYỀN NHÂN ĐÃ ĐƯỢC ĐẶT VÀO VỊ TRÍ AN VỊ TRONG KHUÔN VIÊN WESTMINSTER MEMORIAL PARK


* TƯỞNG NIỆM QUỐC HẬN 30-4-2012

* VĂN TẾ THUYỀN BỘ NHÂN ĐÃ BỎ MÌNH TRÊN ĐƯỜNG TÌM TỰ DO


* VƯỢT BIỂN (Thanh Thanh)


* VƯỢT BIỂN MỘT MÌNH (Nguyễn Trần Diệu Hương)


* XIN VỀ ĐÂY CHỨNG GIÁM, AN GIẤC NGÀN THU


* XÓA DẤU VẾT TỘI ÁC (Phạm Phú Minh)


 Saigon Times USA

 

 

ASIA-51: NHẠC VÀNG 30 NĂM

Những Tình Khúc Sau Cuộc Chiến

 

VIỆT HẢI

 

 

Sau sự thành công vượt bực của bộ DVD Asia-50 "Vinh Danh Nhật Trường Trần Thiện Thanh", Trung Tâm Asia thừa thắng tiến thêm bước mới nữa là cho ra Asia-51 "Nhạc Vàng 30 Năm, Những Tình Khúc Sau Cuộc Chiến". Mục tiêu là trình bày những bài ca khúc hát sau chiến tranh, khi mà Cộng Sản cố tình thủ tiêu dòng nhạc Vàng trong quốc nội. Nhạc Vàng lại ngoi lên sung mãn hơn bao giờ. Mà "Nhạc Vàng" là gì cơ chứ? Theo định nghĩa của những tay văn hóa bưng biền khi về thành trong men say chiến thắng phạng ngay là nhạc của thời Việt Nam Cộng Hòa có nhuốm chất "lãng mạn", có hơi hướm yêu thương thiên bẩm thì bị kết án là nhạc ủy mị, nhạc đồi trụy, đấy là Nhạc Vàng.

 

 

Với cái nhìn của tôi, như cái tên tiền định theo nghĩa đen, tức nghĩa rõ ràng nhạc Vàng là nhạc cao quý nhất vì là "Golden music" thì nó sẽ chẳng chết. Theo sách "Văn Hoá, Văn Nghệ... Nam Việt Nam 1954-1975" của  Trần Trọng Đăng Đàn, thì báo cáo của Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng tại kỳ họp thứ nhất của Quốc Hội, ngày 26 tháng 6, năm 1976 là: “Việc xây dựng nền Văn Hoá mới đuợc tiến hành trong cuộc đấu tranh quét sạch những tàn dư mà Mỹ đã gieo rắc ở miền Nam. Đó là thứ Văn Hoá nô dịch, lai căng, đồi trụy, cực kỳ phản động...” , nên trong khoảng 20 năm của VNCH tất cả văn hóa phẩm "nô dịch" và "đồi trụy" trong đó có nhạc Vàng cần được tiêu hủy. Thế là người ta cho thu gom các băng cassett, dĩa hát, các sách nhạc,... đem đốt hết. Lý do tôi phải mất dài dòng văn tự chỉ vì Asia-51 có chủ đích ôn lại cái quá khứ 30 năm, dài hơn số tuổi của VNCH mà những dòng nhạc Vàng tình ca, vốn mang bản chất con người đã phát triển mạnh tại hải ngoại và ngay cả trong quốc nội khi chính sách bế quan tỏa cảng đã thất bại. Khi bị Cộng Sản kiềm kẹp, người ta cất dấu nghe lén hay dấu kín trong tim. Đó là tính "phản động" và "nguy hiểm" của hệ quả nhạc Vàng.

***

Buổi thu hình cho Asia-51 đã được thực hiện tại thành phố Dallas Fortworth, tiểu bang Texas. Sau đó Trung Tâm Asia (TT Asia) có nhã ý một số văn nghệ sĩ, ký giả đến phòng họp Asia xem buổi chiếu Preview, nhờ vậy mà tôi đã ghi nhận những nét hay của DVD mà tôi còn nhớ cho bài viết này.

 

 

Những lời mở đầu của MC Nam Lộc giới thiệu mục tiêu của chủ đề (theme) show hát này: "Thay mặt TTAsia và toàn thể nghệ sĩ, xin trân trọng kính chào quý vị. Chúng tôi cũng rất hân hạnh lần đầu tiên được thực hiện chương trình đại nhạc hội thu hình tại Dallas, Texas, một thành phố với cộng đồng người Việt thật sinh động và khuôn mẫu, luôn luôn hỗ trợ các sinh hoạt văn hóa, nghệ thuật dân tộc. Trong niềm hân hoan đó chúng tôi kính mời quý vị cùng bước vào chương trình: "Nhạc Vàng 30 Năm - Những Tình Khúc Sau Cuộc Chiến"”.

Anh nhắc lại là ở miền Nam Việt Nam  trước năm 1975 thì danh từ Nhạc Vàng được dùng để nói về những ca khúc có nhiều người yêu thích nhất, nó cũng tương tự như chữ Golden Hits ở các quốc gia Âu Mỹ vậy. Tuy nhiên, sau mùa Xuân 1975 thì tình ca ở  Việt Nam xem như đã khuất dạng hoặc bị cấm hát, và danh từ Nhạc Vàng được người trong nước sử dụng để nói về những tình khúc dù sáng tác trước hay sau 1975 mà họ vẫn lén lút lắng nghe. Đồng thời cũng để phân biệt với nhạc đỏ, là những ca khúc được viết ra để ca ngợi chế độ hoặc cá nhân trong hàng ngũ lãnh đạo của đảng hay nhà nước... Trong khi đó thì những tình khúc được sáng tác tại hải ngoại cũng không những là nguồn rung động thuần túy của hạnh phúc tâm tư lứa đôi, mà còn được san sẻ cho tình yêu quê hương đất nước, cho tha nhân, cho gia đình và cho các chiến hữu.

Nam Lộc và nhạc sĩ Trần Quảng Nam giới thiệu một liên khúc có tên "Tình Ca Sau Cuộc Chiến" mở màn gồm 3 ca sĩ Lâm Nhật Tiến, Ngọc Hạ và Đặng Thế Luân trình bày, gồm các nhạc phẩm: Em Còn Nhớ Mùa Xuân của Ngô Thụy Miên, Người Di Tản Buồn của Nam Lộc, Lời Kinh Đêm của Việt Dzũng,  Mưa Sài Gòn Còn Buồn Không Anh của Nguyệt Ánh và Mười Năm Tình Cũ của Trần Quảng Nam. Phải nói là top hit Mười Năm Tình Cũ đã đánh dấu cho một giai đoạn chuyển đổi lớn, đã khuyến khích dòng nhạc vàng trở lại tại Việt Nam. Người ta nghe và hát bài này công khai ở nhiều tụ điểm, cũng như ở khắp nơi có người Việt cư ngụ trên thế giới. Cùng hiện diện với Trần Quảng Nam còn có phu nhân của anh, tức nữ nhạc sĩ  Tú Minh, tác giả của một top hit nhạc vàng "Hãy Cứ Là Tình Nhân". Kế đến Trần Quảng Nam va Nam Lộc giới thiệu một liên khúc gồm 2 bài Rừng Lá Thay Chưa, nhạc Huỳnh Anh, phổ thơ Hoàng Ngọc Ẩn. Và bài Xót Xa, sáng tác của Lam Phương qua hai tiế[ng hát quen thuộc Phương Dung và Tuấn Vũ.

 

 

Tôi nhớ trong bài viết của tôi về nhạc sĩ Ngô Thụy Miên với bài hát Em Còn Nhớ Mùa Xuân, thì sau 1975 anh bị kẹt lại tại  Sài Gòn, và người yêu của anh là chị Đoàn Thanh Vân đã di tản ra xứ ngoài, những phút giây nhung nhớ người yêu đã mang anh về dĩ vãng của mùa xuân yêu đương, dĩ vãng không nhạt phai cho tâm tư lắng đọng trong trí tưởng qua bài tình ca đầy lãng mạn “Em còn nhớ mùa xuân” này, trong một bài anh viết về mùa xuân yêu đương và ký ức cũ của Sài Gòn từ những nhà hàng hò hẹn sang phòng trà, những hộp đêm đến quán cơm Bà Cả Đọi như sau:

“Rồi đến là những mùa Xuân của tuổi trẻ, của những háo hức, đợi chờ, của những môi hôn vội vã, vòng tay quấn quít trao nhau trên đường phố thân thương, quán hàng quen thuộc. Em nhớ không, La Pagode, Givral của những sáng hẹn hò, Hoàng Gia, Pôle Nord của những chiều đưa đón, dạo phố tết Nguyễn Huệ, Lê Lợi tấp nập người qua, và những tối ghé quán Bà Cả Đọi, rồi Đêm Mầu Hồng. Cái không khí ấm áp tràn đầy tình thương của quê hương đó, làm sao có thể ngờ được chỉ trong vài tháng đã chỉ còn để lại một mùa Xuân, một mùa Xuân cuối cùng của những đổi thay, những mất mát, tan tác cho cả một thế hệ trẻ chúng ta..." 

 

“Em có bao giờ còn nhớ mùa Xuân

Nhớ tháng năm xưa của tuổi dại khờ

Nhớ tiếng dương cầm giọng hát trẻ thơ

Có thấy bơ vơ ngày tháng đợi chờ

Nơi ấy bây giờ còn có mùa Xuân

Có dáng nghiêng nghiêng nụ cười thật gần

Có mắt nai vàng ngời sáng tình xanh

Em có bao giờ thấu cho lòng anh..."

 

Rồi một video clip thật cảm động do nhóm của Trịnh Hội thu hình lời tâm sự của thân mẫu của nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang. Trịnh Hội thuật lại niềm đau của mẹ anh Nguyễn Trung Cang là nỗi thống khổ khi bà phải nói lại về những ngày cuối đời của anh Cang. Cái đau của một người mẹ không có tiền để mua cho con một ống thuốc chữa trị khi con bà bị lên cơn suyễn. Bà vẫn khóc vì sự ra đi oan nghiệt của anh vì không khả năng chạy thuốc để cứu anh, dù là sự kiện đã qua hơn 20 năm rồi. Nhạc phẩm Anh Vẫn Biết của cố nhạc sĩ Nguyễn Trung Cang, qua phần trình diễn của 7 tiếng hát của Asia 4 và Khải Tuấn, Minh Thông và Châu Tuấn.

Một liên khúc gồm 2 bài hát nổi tiếng của nhạc sĩ Anh Bằng, phổ từ thơ của hai thi sĩ nổi danh là Thái Can và Nguyễn Tất Nhiên. Việt Dzũng kể về hai người thi sĩ này. Thái Can là một thi sĩ thời tiền chiến, sinh năm 1910 tại Hà Tĩnh, Bắc phần. Năm 1941, ông học chữ Hán và làm thơ cổ, nên có nhiều người liệt thi sĩ Thái Can vào trường phái thơ cổ. Thế nhưng trong thơ của ông có rất nhiều nét mới, được đăng trên các báo thời đó và được nhiều người yêu mến. Sau này ông vào Nam, và tốt nghiệp Bác sĩ, mở phòng mạch tại Đà Nẵng. Tập thơ của ông được nhiều người biết đến là tập Những Nét Đan Thanh, và bài thơ nhiều người thuộc nhất là bài Anh Biết Em Đi, mà nhạc sĩ Anh Bằng đã phổ thành ca khúc Anh biết em đi chẳng trở về. Riêng về người thi sĩ đa tài nhưng lại vắn số Nguyễn Tất Nhiên, thì ông là một thi sĩ nổi tiếng khi còn là một sinh viên trẻ, với những bài thơ viết cho những cuộc tình của tuổi mộng mơ, nhưng mang những nét phá cách ngỗ ngáo của tuổi trẻ. Những bài thơ của ông được nhạc sĩ Phạm Duy phổ thành ca khúc và ngay lập tức được giới trẻ đặc biệt yêu mến, những bài hát như Em hiền như Ma Soeur, Thà như giọt mưa, Vì tôi là linh mục,… đã đưa tên tuổi ông lên đến đỉnh cao danh vọng. Ông cùng với gia đình sang Hoa Kỳ tỵ nạn, nhưng lại lâm vào cảnh u uất và qua đời rất tội nghiệp một mình lẻ loi trong một ngôi chùa ở miền nam California, đúng như lời thơ ông đã viết: Người từ trăm năm về như dao nhọn, ta chết âm thầm máu chưa kịp đổ... Về nhạc sĩ Anh Bằng thì ông là một nhạc sĩ sáng tác nhiều nhất từ trong nước ra đến hải ngoại, ông viết đủ mọi thể loại, từ những bài tình ca quê hương, cho đến những ca khúc đấu tranh, và đặc biệt là sau này ông chú trọng nhiều đến việc phổ những bài thơ tuyệt tác thành những ca khúc.

Khán gỉa đã được thưởng thức những bài hát như Chuyện Hoa Sim phổ thơ Hữu Loan, Chuyện Giàn Thiên Lý phổ thơ Yên Thao, Khúc Thụy Du phổ thơ Du Tử Lê,… , và sau đó một liên khúc gồm hai nhạc phẩm Trúc Đào, và Anh Biết Em Đi Chẳng Trở Về, qua phần trình bày của nam ca sĩ Vũ Khanh.

 

 

Một tiết mục khá lý thú trong Asia-51 là đề cập đế cố ca sĩ tài hoa Ngọc Lan và TT Mây Productions của anh Trần Thăng. Ngọc Lan là giọng hát được nhiều người thương mến, lưu luyến, để rồi luyến tiếc. Để vinh danh và làm sống lại hình ảnh và tiếng hát Ngọc Lan thì Asia và Mây Productions dự định phối hợp cho ra một DVD đặc biệt về Ngọc Lan sau này. MC Nam Lộc và anh Giám đốc Mây Productions cho biết như vậy. Mây Productions hiện tại thủ đắc bản quyền nhiều tác phẩm về ca sĩ Ngọc Lan nhất. Người ta vẫn nhớ ca khúc Mưa Trên Biển Vắng, do nhạc sĩ Nhật Ngân soạn lời Việt trong lần xuất hiện đầu tiên trên sân khấu Hollywood Night, trong show Asia-51 này được đồng diễn rất độc đáo do kỹ thuật ráp nối giữa hai tiếng hát Ngọc Lan và Lâm Thúy Vân, người nữ ca sĩ có giọng ca xuất sắc đã thành danh ngay từ lần đầu tiên xuất hiện trong chương trình Asia Đêm Saigon.

Ở trong nước hiện nay đã có phong trào phản kháng của các văn nghệ sĩ, không phải là mới đây mà là từ cả mấy chục năm về trước từ thời Nhân Văn Giai Phẩm, rồi đến phong trào Trăm Hoa Đua Nở, trong văn chương và cả trong âm nhạc... Những gương mặt nổi bật như Phan Khôi, Phùng Cung, Nguyễn Hữu Đang, Văn Cao, Hữu Loan, Nguyễn Sáng, Sĩ Ngọc, Chu Ngọc, Hoàng Tích Linh, Đặng Đình Hưng, Phùng Quán, Trần Dần,... và Hoàng Cầm. Nhà văn Phan Nhật Nam và Việt Dzũng đề cập đến đề tài phong trào Nhân Văn Giai Phẩm, phong trào Trăm Hoa Đua Nở sau những năm 1954 khi Cộng Sản lên nắm quyền tại miền bắc.

Nhà văn Phan Nhật Nam kể lại: "Phong trào do Nhân Văn-Giai Phẩm đã khởi dựng ở Miền Bắc năm 1956. Vụ án văn hóa chống chế độ độc tài đảng trị Hà Nội lớn nhất cách đây đúng nửa thế kỷ mà hiện nay đang tiếp diễn cùng khắp cả nước dưới nhiều hình thức, với tinh thần quyết liệt hơn, với nhiều thành phần tham dự hơn. Vì xã hội miền Bắc vẫn giữ nguyên tình trạng bất công, áp bức dưới một chế độ còn tệ hại hơn cả tình thế dưới chế độ thực dân của người Pháp. Tình hình tương tự hiện nay của Việt Nam sau 30 tháng 4, 1975. Sau 1954 chỉ một nửa nước là nạn nhân; sau 1975, cả nước lâm cảnh cùng khốn, đoạ đày. Những tạp chí, sách, báo của phong trào Nhân Văn Giai Phẩm viết năm 1956 đã gây nên tai họa cho bản thân những người cầm bút trong suốt mấy mươi năm, là một biểu hiện của ngọn lửa bất khuất của tầng lớp văn nghệ sĩ Việt Nam nói chung và người Miền Bắc nói riêng. Riêng nhóm Nhân Văn Giai Phẩm đã khởi động, và lập nên thành tích đối kháng lừng lẫy với những kiện tướng Phan Khôi, Hữu Loan, và Hoàng Cầm".

Theo tôi, khi nói về thơ quê hương của thi sĩ Hoàng Cầm, người ta hẳn còn nhớ đến những bài thơ tuyệt diệu, đầy tình tự quê hương của ông như Lá Diêu Bông, Bên Kia Sông Đuống, Quả Vườn Ổi, Cây Tam Cúc, Chùa Hương, Về Với Ta,...

 

Ta con bê vàng lạc dáng chiều xanh

Đi mãi tìm sim chẳng chín

Ta lên đồi thông nằm miếu Hai Cô

Gặm cỏ mưa phùn

(Về với ta)

 

Cỗ bài tam cúc mép cong cong

Rút trộm rơm nhà đi trải ổ

Chị gọi đôi cây

Trầu cay má đỏ

Kết xe hồng đưa chị đến quê em.

 

Trong ký ức miên man của thơ Hoàng Cầm khi ta càng đi sâu vào sự mô tả bằng chữ nghĩa, thì ta càng gần gủi với những miền quê xa xăm của quê hương hơn, ví dụ ông nói về Kinh Bắc, rồi những cánh chuồn chuồn khiêng nắng, đám cưới chuột tưng bừng rộn rã, các buổi hội hè thi ăn mía thổi cơm, thi đánh đu, hát đúm, Hội Gióng, Hội Vân Hà đến trai đời nhà Trần, gái Hậu Lê, Mưa Thuận Thành, và còn nhiều lắm những ký ức bừng dậy trong mộng tưởng. Thơ ông huyền diệu, ẩn chứa nét đẹp đẽ trong những làn sóng nước lăn tăn nô đùa từ ánh mắt nhớ về sông Thương, sông Cầu hay sông Đuống.

 

Cúi lạy mẹ con trở về Kinh Bắc

Chiều xưa giẻ quạt voi lồng

Thân cau cụt vẫy đuôi mèo trắng mốc

Chuồn chuồn khiêng nắng sang sông.

 

Thơ Hoàng Cầm trải dài theo cuộc đời đầy đặc những tác phẩm của ông như:  Hận Nam Quan (kịch thơ, 1944, 1942),  Kiều Loan (kịch thơ, 1945), 99 tình khúc (tập thơ tình, 1955); Những niềm tin (thơ dịch, 1965); Men đá vàng (truyện thơ, 1989); Tương lai (kịch thơ, 1995); Bên kia sông Đuống (tập thơ , 1993); Về Kinh Bắc (tập thơ, 1994);...và rồi những tác phẩm văn như Hận ngày xanh (phóng tác theo Lamartine, 1940); Bông sen trắng (phóng tác theo Andersen, 1940); Thoi mộng (truyện tiểu thuyết, 1941), Cây đèn thần (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm, 1941); và Tỉnh giấc mơ vua (phóng tác theo Nghìn lẻ một đêm, 1942).

Lược qua về tiểu sử thì thi sĩ Hoàng Cầm có tên thật là Bùi Tằng Việt, sinh ngày 22 tháng 2 năm 1922, tại xã Phúc Tằng, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang; quê gốc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh; Xuất thân trong gia đình nhà nho lâu đời và  cụ thân sinh của ông thi không đỗ, về dạy chữ Hán và làm thuốc bắc ở Bắc Giang. Tên ông được đặt ghép từ địa danh quê hương: Phúc Tằng và Việt Yên. Thuở nhỏ, ông học tiểu học và trung học đều ở Bắc Giang và Bắc Ninh; đến năm 1938, sau đó ông ra Hà Nội học trường Thăng Long. Năm 1940, ông đỗ tú tài toàn phần và bước vào nghề văn, viết lách dịch sách. Vì có kiến thức về dược thảo thuốc bắc, ông lấy bút danh là tên một vị thuốc rất đắng là Hoàng Cầm. Về khía cạnh văn chương như đã nói ở phần trên, ông nổi tiếng với vở kịch thơ Hận Nam Quan, bài thơ Bên Kia Sông Đuống, nhất là vở kịch thơ Kiều Loan và bài thơ Lá Diêu Bông.

MC Trịnh Hội giới thiệu một đoạn video clip đặc biệt vừa được thực hiện với tác giả của nhạc phẩm Sao Em Nở Vội Lấy Chồng, và tác giả của bài thơ Lá Diêu Bông. Trịnh Hội đến thăm thi sĩ Hoàng Cầm, khi đề cập về tình hình đất nước, ông có những suy nghĩ rất lạc quan và tin tưởng mãnh liệt là xứ sở Việt Nam sẽ khá hơn trong tương lai nếu tất cả chúng ta đều mạnh dạn làm điều gì ích lợi cho dân tộc thì cứ làm. Tôi nghe như ngụ ý rằng  hãy đứng lên với người trong hay ngoài xứ. Sau video clip là đến bài thơ bất hủ Lá Diêu Bông của thi sĩ Hoàng Cầm, qua dòng nhạc của Trần Tiến, là nhạc phẩm Sao Em Nỡ Vội Lấy Chồng qua tiếng hát của nữ ca sĩ Thanh Tuyền trong tiết mục về nhà thơ Hoàng Cầm.

Một trong những nhạc sĩ góp phần đắc lực vào phong trào tạo ra nhạc Vàng từ những năm đầu 80's là Đức Huy. Nhạc sĩ Đức Huy sáng tác nhiều bài tình ca nổi tiếng như: Đường Xa Ướt Mưa, Để Quên Con Tim, Người Tình Trăm Năm, Bay Đi Cánh Chim Biển, Mùa Thu Ru Em, Yêu Em Dài Lâu, Và Tôi Cũng Yêu Em, Và Con Tim Đã Vui Trở Lại,... và Đừng Xa Em Đêm Nay. Năm 1982 anh cho ra một băng cassette mang tựa đề Yêu Em Dài Lâu. Vào những năm 94, 95 sự xuất hiện của nhạc phẩm Đừng Xa Em Đêm Nay với giọng hát trữ tình của Thảo My đã trở thành một thứ âm thanh quen thuộc, và được yêu chuộng vì tính chất lãng mạn của nhạc phẩm, cũng như chất giọng truyền cảm đó đã làm cho bài hát dễ thăng hoa. Có lẽ cũng vì dòng nhạc tình ca của Đức Huy quá đặc biệt nên đã được nồng nhiệt đón nhận không những chỉ tại hải ngoại mà còn lan rộng rãi cả ở trong nước nữa. Khi lên các website trong xứ chấm điểm thì nhiều bài ca của Đức Huy được xếp hạng cao, mà trong đó có Đừng Xa Em Đêm Nay. Nhưng sau sự thành công nổi bật đó lại báo hiệu một định mệnh và duyên số đối với người hát cũng người sáng tác.

Theo tạp chí People có bài viết về một cô bé Việt Nam. Chuyện ban đầu thương tâm, nhưng đọan cuối cho thấy nỗi hạnh phúc của tình phụ tử. Vào chiều 29/4/1975, cô bé 7 tuổi Phương Thảo sống thị xã Sa Đéc nhỏ bé của mình lại nhốn nháo một cách khác thường trong hoang mang. Sáng ngày 30 khi thức dậy, cô nghe thấy hai chữ "giải phóng". Hai chữ ấy đã mang đến những thay đổi lớn lao trong cuộc đời cô gái Việt lai Mỹ, thuở nhỏ cô đơn, lạc lỏng giữa chúng bạn với cái tên "Mỹ lai". Ngày 30/4/1975 thì cô bé lại được ông bà ngoại dẫn đi trốn bên nhà dì, đợi khi tình hình ổn định mới quay về. Những cô nhỏ bạn hồi ấy đã trốn ba mẹ đi coi Việt cộng, về kể lại: "Thấy Việt cộng đội nón tai bèo là trùm mền".

Vượt qua tất cả những năm tháng khó khăn gánh vác gia đình cùng mẹ và người em khác cha, cô gái ấy đã trở thành một ca sĩ nổi tiếng, Phương Thảo. Và nhờ giọng hát nổi tiếng này, Phương Thảo tìm lại được người cha ở bên kia bờ đại dương, sau 28 năm xa cách. Ngoài ra, Phương Thảo cũng đã từng xuất hiện trên chương trình rất nổi tiếng 20/20 với Barbara Walters của đài ABC qua câu chuyện "Tìm Cha" (Looking For Daddy) mà Asia-51 cho trình chiếu video clip.

Tôi cũng xem trong một bài báo phỏng vấn, Phương Thảo tâm sự về những ngày xa xưa:

"Thuở nhỏ, Thảo đã không sống gần mẹ, chỉ sống với ông bà, đã phải luôn luôn quay đi khi trông thấy những đứa bé như mình được ba mẹ dắt đi trên đường, bị chọc hoài là "Mỹ lai". Có lẽ vì thế mà Thảo luôn sống thu mình lại trong một cảm giác cô đơn, đi ra đường thì lưạ những chỗ ít người mà đi..."

Phương Thảo kể tiếp về người cha Mỹ như sau:

"Năm 1967 ông từng làm cố vấn ở huyện Hoà Long, tỉnh Sa Đéc, đến năm 1968 về nước, lập gia đình nhưng lại không có con. Cuộc tìm kiếm thực ra ban đầu rất mong manh. Hồi đó là năm 1990, ông Thomas Bass, một nhà báo Mỹ đang thực hiện đề tài về những đứa con lai tại Việt Nam, qua giới thiệu có tìm gặp Thảo. Ông đã lục tìm hồ sơ ở khắp 20 tiểu bang, đến năm 1993, có một cú điện thoại báo cho Thảo biết đã tìm thấy ba. Điều đầu tiên ba viết trong lá thư gửi về là ông bị sốc lớn khi biết mình có một đứa con và lại là đứa con ở Việt Nam. Ông kể những ý thích của mình: yêu súc vật, yêu thiên nhiên, tính hài hước..., tất cả đều giống Thảo. Chỉ có điều ông ngạc nhiên là bên nhà ông không ai có giọng hát cả. Năm 1996 về lại Việt Nam, một trong những từ tiếng Việt đầu tiên ông nói là "nước mắm", ông về thăm lại Sa Đéc và kinh ngạc về sự thay đổi ở đây. Ông không chịu ở khách sạn mà muốn về nhà ở cùng vợ chồng Thảo. Niềm vui nhất của Thảo khi tìm thấy ba là để bé Na Na cũng có ông bà ngoại như những đứa trẻ khác, không như Thảo ngày xưa.".

Sau sự hạnh phúc tìm lại người cha, Phương Thảo đề cập đến hạnh phúc hôn nhân của mình:

"Thảo hát từ khi còn nhỏ. Trong những lúc cô độc nhất, vất vả nhất, đấy chính là chỗ dưạ tinh thần lớn nhất và gần như duy nhất. Nhờ ca hát mà Thảo tìm được cha mình, tìm được tình yêu và hạnh phúc ngày hôm nay...  Năm 1989, anh Ngọc Lễ gặp Thảo khi ấy, anh là trưởng ban nhạc tại phòng trà Cửu Long. "Ai cho em tình yêu" là bài hát đầu tiên anh Lễ viết cho Thảo dự thi Giọng hát hay Thành phố và đoạt giải Ba . Nhưng mỗi người lúc ấy đều đã và sắp có một cuộc sống gia đình riêng. Và rồi tất cả đều tan vỡ. Cuộc hôn nhân đầu tiên khiến Thảo sa sút tinh thần cực độ, còn sự nghiệp thì dậm chân tại chỗ. Năm 1993, hai người gặp lại nhau và ngay lập tức đã nghĩ rằng không thể xa rời. Tình yêu đã khiến chúng tôi nhìn thấy con đường đi riêng cho mình, anh Lễ thì cố gắng viết hay cho người yêu hát, còn Thảo cũng không nôn nóng, phải tập cho thành công mới thôi...  Trải qua những đổ vỡ, Thảo càng qúy những gì mình đang có. Từ nhỏ, Thảo đã mơ một cuộc sống gia đình có cha, mẹ, con cái và cả hai đều cố gắng cho con mình có những gì mình không có. Chúng tôi là hai người giống nhau, đều yêu cuộc sống gia đình và tự làm các việc trong gia đình."

 

 

Đó là câu chuyện về người con gái mang hai dòng máu, may mắn sau cùng tìm được cha mình và được gặp người phối ngẫu, cùng đồng nghiệp và chửng chạc về quan niệm hôn nhân. Điểm đặc biệt là Ngọc Lễ sáng tác nhạc và Phương Thảo ca nhạc Ngọc Lễ. Asia-51 trình chiếu bài nhạc Xe Đạp của Ngọc Lễ, qua ba giọng ca Phương Thảo, Ngọc Lễ và Thùy Hương.

Nói về thi sĩ làm thơ tặng vợ mình, chúng ta không thể quên bài thơ bất tử của nhà thơ Vị Xuyên Trần Tế Xương (1870-1907), qua bài Thương Vợ:

 

Quanh năm buôn bán ở mom sông

Nuôi đủ năm con với một chồng.

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

Eo xèo mặt nước buổi đò đông.

Một duyên hai nợ, âu đành phận

Năm nắng mười mưa, dám quản công.

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc!

Có chồng hờ hững cũng như không !

 

Thi sĩ Tú Xương ví von cái công lao nhọc nhằn của vợ mình như thân cò ốm yếu gồng gánh cả trách nhiệm lo cho gia đình. Từ đó văn chương Việt Nam dùng hình ảnh con cò tiêu biểu cho người đàn bà Việt Nam, vốn thủy chung và lo lắng gánh vác việc nhà. Sau biến cố thang 4, 1975 người ta mục kích hàng triệu con cò thăm nuôi tù nhân Việt Nam Cộng Hòa, bị giam hãm trong những trại tù trong vùng rừng sâu hẻo lánh. Tôi lắng nghe sự giới thiệu về về bài ca kế tiếp, Con Cò, nhạc Nguyệt Ánh, qua tiếng hát Băng Tâm.

MC Nam Lộc nói: " Trong văn chương Việt Nam thì Con Cò là một hình bóng quen thuộc, rất gần gũi và đi vào đời sống con người một cách sâu đậm nhất. Qua văn học dân gian thì Cò lại còn tượng trưng cho hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam với tấm lòng thủy chung và hy sinh cao đẹp. Đó cũng là lý do mà sau biến cố 1975, nhiều bài hát đã được các nhạc sĩ sáng tác để ca ngợi cũng như để nói lên thân phận nhọc nhằn của những người đàn bà Việt Nam sau cuộc chiến. Đặc biệt là những người Vợ Tù Cải Tạo, họ đã phải dầm dãi nắng mưa, để tần tảo nuôi con và vất vả thăm chồng. Nỗi chua xót và cay đắng này đã được một số các chứng nhân ghi lại thành những bút ký hầu lưu truyền cho hậu thế về một khúc quanh bi thảm của lịch sử Việt Nam."

Thật vậy, tôi nghĩ những người Vợ Tù Cải Tạo cần được vinh danh vì công lao vô bờ bến của họ khi nuôi con ở nhà, mà còn phải thăm nuôi chồng bị tù đày.

 Chương trình Asia-51 DVD dài lắm, có nhiều bài hát trong chủ đề "Nhạc Vàng 30 Năm, Những Tình Khúc Sau Cuộc Chiến". Tôi chỉ viết lại một số những bài hát tiêu biểu mà tôi nhớ sau khi xem phần Preview xong mà thôi. Asia-51 đã ôn lại một số những tình khúc điển hình cho 30 năm âm nhạc của quê hương Việt Nam kể từ sau tháng Tư 1975. 30 năm với bao đổi thay biến hóa, bao nỗi trăn trở thăng trầm, và bao điều mất mát tàn phai. Nhưng âm nhạc Việt Nam vẫn còn đó, vẫn tồn tại trong trí nhớ và hằn sâu trong tim của những người thưởng ngoạn yêu dấu lấy nó, như Nam Lộc nói,  không có một sức mạnh nào hoặc một chế độ nào có thể hủy diệt được sự kiện đó. Như dòng lịch sử của quê hương Việt Nam yêu dấu của chúng ta, dù đã trải qua bao lần bị giặc ngoại xâm, bao lần bị thôn tính đô hộ, bao lần thay đổi chế độ, nhưng quê hương ta vẫn sừng sửng còn lại đó. Dân tộc Việt Nam vẫn tồn tại, và con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình vẫn còn đó, vẫn là con người vốn mang trái tim nhân bản. Và giòng nhạc Vàng vẫn trải dài thêm cho thấy rằng không ai có thể ngăn cản những bài tình ca mở rộng, như những vòng tay ân tình, như những bước chân của người Việt Nam đang trải rộng khắp mặt địa cầu. Như một sáng tác của nhạc sĩ Trúc Hồ cảm nhận qua chuyến đi thăm viếng thủ đô Tiệp Khắc vào năm 2000 bắt đầu cho một thiên niên kỷ mới. Trúc Hồ cô đơn lang thang trên xứ lạ quê người, nhưng rồi anh xao xuyến khi nhìn dân Tiệp Khắc ăn mừng tự do sau cuộc cách mạng Đông Âu thành công, chợt thương cho đất nước Việt Nam vẫn còn chờ đợi ngày mai tươi sáng... và rồi từ đó nhạc phẩm Con Đường Việt Nam của anh ra đời để đón chào ngày vận hội mới, để "Nhớ khi tuổi thơ dại,...  Tiếng khuya mẹ ru hời,...Thành tiếng quê hương đậm đà,...Từ những con đường Việt Nam", và như ước mơ  "Đã bao năm rồi đó, Thôi không còn nữa".

 

 

Đó là nhạc phẩm Con Đường Việt Nam, nhạc Trúc Hồ, lời Anh Bằng, bài hợp ca bởi toàn bộ các ca sĩ góp mặt trong Asia-51 trước khi kết thúc chương trình. Những âm vang chan hòa trong hí viện có sân khấu hoành tráng, ánh đèn muôn màu lộng lẫy của Dallas Fortworth. Vâng, ta mơ một ngày mai như thủ đô Praha (Prague) của Tiệp Khắc chan hòa niềm vui để tất cả chúng ta cùng nắm tay nhau trở về những con đường quê hương Việt Nam, khi quê hương an bình tự do thật sự... "Đã bao năm rồi đó, Thôi không còn nữa". 

Một DVD xuất sắc như ý tưởng mà tôi vừa xem xong

 

Việt Hải Los Angeles